1

Đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng chụp FDG PET/CT

Việc đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng phương pháp FDG PET/CT giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá được vùng có tim giảm tưới máu nhưng còn có thể phục hồi được nếu can thiệp tái tưới máu, hạn chế tình trạng suy chức năng tim ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ cơ tim mạn tính.

1. Nguyên lý hoạt động của chụp FDG PET/CT trong tim mạch

 

Ghi hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) giúp ghi lại những hình ảnh của quá trình bệnh lý thông qua dược chất phóng xạ được đánh dấu. Mọi đồng vị phóng xạ mà có khả năng phát ra positron đều có thể dùng làm chất đánh dấu trong chụp hình PET.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sự kết hợp giữa PET và CT trong cùng một hệ thống PET/CT cho phép khai thác tối ưu các lợi thế của PET là cho phép xác định hoạt tính chuyển hóa của tổ chức kết hợp với hình ảnh CT với các thông tin xác định vị trí, biến đổi về hình thái, cấu trúc của tổn thương.

Nguyên lý ứng dụng FDG-PET/CT trong đánh giá khả năng sống còn của cơ tim như sau:

  • Glucose trong máu được tế bào cơ tim sử dụng chủ yếu sau bữa ăn hoặc ở trạng thái khi thiếu máu cơ tim. Mức độ sử dụng glucose thể hiện được khả năng chuyển hóa và sự sống của tế bào cơ tim.
  • FDG được tiêm vào cơ thể và được tế bào cơ tim hấp thụ vào bên trong tế bào. Trong tế bào cơ tim, FDG bị phosphoryl hóa trở thành FDG-6 phosphat và bị giữ lại đây, phân rã bức xạ positron. Các positron này gặp các electron lân cận sẽ kết hợp và xảy ra tình trạng hủy cặp, tạo ra 2 photon, được ghi nhận và tạo hình ảnh PET.
  • Hình ảnh chụp CT và PET được trình bày riêng biệt, sau đó được kết hợp để đối chiếu kết quả.

Nhận định kết quả:

  • Những vùng cơ tim giảm đồng thời cả tưới máu và bắt giữ FDG nghĩa là tương xứng giữa tưới máu và chuyển hóa được cho là vùng tổn thương không hồi phục.
  • Những vùng còn bắt giữ FDG hoặc tăng bắt giữ FDG nhưng lại giảm tưới máu nghĩa là không tương xứng giữa tưới máu và chuyển hóa được cho là vùng thiếu máu cơ tim nhưng cơ tim vẫn còn khả năng sống nếu được tái tưới máu. Vùng này nếu được can thiệp tưới máu có thể phục hồi.
  • Những vùng còn bắt giữ FDG và khả năng tưới máu bình thường là những vùng cơ tim không bị tổn thương.
Đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng chụp FDG PET/CT
Mọi đồng vị phóng xạ mà có khả năng phát ra positron đều có thể dùng làm chất đánh dấu trong chụp hình PET

2. Đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng chụp FDG PET/CT

 

Bệnh lý mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những người mắc bệnh tim mạch. Trước đây, nguyên nhân giảm chức năng thất trái ở những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành thường được cho là tổn thương không có khả năng hồi phục do hậu quả sau khi bị nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tình trạng rối loạn chức năng tâm thu kéo dài do thiếu máu cơ tim cấp tính hoặc mãn tính dẫn đến những biến đổi chức năng co bóp của cơ tim nhưng vẫn có khả năng hồi phục sau khi tái tưới máu.

Tình trạng giảm khả năng co bóp cơ tim ở những bệnh nhân suy tim do bệnh động mạch vành, kể cả sau nhồi máu cơ tim thường do tình trạng cơ tim choáng váng, cơ tim đông miên và/hoặc sẹo cơ tim sau nhồi máu cơ tim.

  • Cơ tim choáng váng là tình trạng rối loạn chức năng co bóp có khả năng hồi phục của cơ tim, xảy ra sau khi lưu lượng dòng máu động mạch vành hồi phục sau cơn thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính. Tình trạng giảm co bóp cơ tim ở tình trạng này sau thiếu máu có thể được hồi phục hoàn toàn nếu không có thiếu máu tái phát và có thời gian đủ để cho phép cơ tim hồi phục.
  • Cơ tim đông miên là tình trạng rối loạn chức năng thất trái kéo dài do giảm lưu lượng máu mạn tính nhưng vẫn còn khả năng hồi phục. Tình trạng giảm co bóp mạn tính là do cơ chế bảo vệ, tế bào cơ tim giảm nhu cầu oxy để duy trì khả năng sống. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ này của cơ tim gây nên giảm chức năng co bóp dẫn đến giảm toàn bộ chức năng thất trái.

Do cơ tim hoàn toàn có thể phục hồi nếu được can thiệp, nên việc đánh giá chức năng sống của cơ tim rất quan trọng, việc đánh giá này có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng theo các nghiên cứu cho thấy FDG-PET/CT là phương pháp có độ nhạy cao nhất trong chẩn đoán vùng cơ tim còn khả năng sống sót.

Đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng chụp FDG PET/CT
Bệnh lý mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những người mắc bệnh tim mạch

 

Chỉ định FDG- PET/CT đánh giá cơ tim sống sau nhồi máu cơ tim:

  • Đánh giá khả năng sống cơ tim ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim có suy chức năng tâm thu với tỷ lệ EF <40%;
  • Xác định những bệnh nhân thích hợp để can thiệp tái tưới máu động mạch vành khi một phần cơ tim mất co bóp hoặc cơ tim đông miên ảnh hưởng tới chức năng tâm thu thất trái;
  • Phân biệt tổ chức cơ tim giảm chức năng nhưng còn khả năng sống sau tái tưới máu với sẹo nhồi máu cơ tim để quyết định điều trị ở bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hay giảm chức năng thất trái.

Chống chỉ định:

  • Vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi nên phụ nữ có thai cần thông báo nếu có chỉ định chụp;
  • Một số bệnh nhân dị ứng với insulin hoặc có tình trạng rối loạn kali máu nặng cần phải cân nhắc khi tiến hành.

Một số lưu ý khi chụp FDG PET/CT:

  • Bệnh nhân cần phải nhịn ăn trước 4-6 giờ;
  • Không sử dụng tiêm hay truyền dịch thuốc có đường trong vòng 6 giờ trước khi chụp;
  • Đo kiểm tra đường máu trước khi tiêm FDG, nếu đường huyết cao cần dùng insulin để ổn định trước khi tiêm.

Nhận biết được khả năng sống của cơ tim giúp bệnh nhân được điều trị can thiệp tái tưới máu cơ tim sớm từ đó giảm tình trạng suy chức năng thất trái do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Đánh giá khả năng sống của cơ tim bằng chụp FDG PET/CT
Chỉ định FDG- PET/CT đánh giá cơ tim sống sau nhồi máu cơ tim

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây