1

CHÚ Ý NHỮNG BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP SAU KHI TIÊM THỦY ĐẬU

Bố Mẹ HIỂU để BẢO VỆ sức khỏe cho con yêu.

✴️ Khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho con, Bố Mẹ thường có rất nhiều những thắc mắc cần được giải đáp, để giúp Quý phụ huynh nắm rõ những thông tin Y khoa chính xác nhất xung quanh căn bệnh thủy đậu và vắc xin phòng ngừa, hãy lắng nghe giải đáp của các chuyên gia tiêm chủng tại VNVC:

⁉️ Vắc xin thủy đậu có bao nhiêu loại, bé bao nhiêu tháng thì có thể tiêm thủy đậu được?

? Hiện nay VNVC đang có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho cả trẻ em và người lớn là: Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc) được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt có vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng thủy đậu sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Cả 3 loại vắc xin này đều có hiệu quả phòng bệnh thủy đậu CAO - AN TOÀN cho trẻ em và người lớn.

⁉️ Thời gian để vắc xin thủy đậu phát huy hiệu quả phòng bệnh là bao lâu sau khi tiêm?

? Theo nghiên cứu, sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin phòng thủy đậu cần khoảng từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Chính vì lý do đó, bé vẫn có thể mắc thủy đậu trong vòng 2 tuần sau khi tiêm nếu như tiếp xúc với mầm bệnh. Bố Mẹ nên chủ động đưa con đi tiêm phòng trước mùa dịch 1 tháng, tiêm càng sớm càng tốt để có thể bảo vệ sức khỏe tối ưu cho con.

⁉️ Vì sao sau khi tiêm vắc xin phòng thủy đậu không lâu, con tôi lại nổi những nốt trên da giống như bị thủy đậu?

? Khả năng phòng thủy đậu sau khi tiêm 2 liều vắc xin lên đến 97%, trên thế giới cũng có ghi nhận những trường hợp bị phát ban dạng thủy đậu sau tiêm vắc xin. Nếu bé có những dấu hiệu tương tự như bị thủy đậu sau tiêm thì có thể giải thích do 1 trong 3 trường hợp sau:

⏩ TH1: Do bé bị phản ứng phụ sau tiêm vắc xin, bé có thể sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo phát ban dạng nốt phỏng trong vòng 1 - 4 tuần sau khi tiêm, triệu chứng thường nhẹ và sau đó sẽ tự khỏi.

⏩ TH2: Bé đã nhiễm bệnh trước đó và đang trong giai đoạn ủ bệnh (bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình từ 14-16 ngày), không có triệu chứng để phát hiện. Thế nên ngay sau tiêm chủng, vắc xin vẫn chưa đủ thời gian phát huy tác dụng thì cũng là lúc bé chuyển giai đoạn khởi phát bệnh với những dấu hiệu rõ rệt. Những Bố Mẹ nào gặp trường hợp tương tự nên tìm hiểu kỹ để tránh hoang mang, lo lắng nhé.

⏩ TH3: Thực tế cũng đã ghi nhận một số trường hợp vẫn bị bệnh thủy đậu lại mặc dù trước đó đã được chủng ngừa. Người ta gọi là hiện tượng “Breakthrough” (nhiễm lại) có thể xảy ra ở trẻ sau tiêm vắc xin thủy đậu (đặc biệt ở những người chỉ được tiêm 1 liều). Điều này đang gây thắc mắc và lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhất là vào thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Hiện tượng tái nhiễm có thể do yếu tố dịch tễ (vùng lưu hành dịch cao sẽ có tỷ lệ tái nhiễm cao hơn); trẻ được tiêm 1 mũi vắc xin nên có thể hiệu quả mới chỉ đạt 80-85%;

Do đó, hiện nay, liều thứ hai của vắc xin thủy đậu được khuyến cáo cho tất cả trẻ em, để tăng khả năng bảo vệ những người không có miễn dịch/miễn dịch thấp ở mũi tiêm đầu tiên và tăng cường nồng độ miễn dịch do vắc xin tạo ra đã bị giảm theo thời gian.

⁉️ Cách chăm sóc sức khỏe bé sau khi tiêm phòng thủy đậu?

? 100% Khách hàng tại VNVC đều được theo dõi và kiểm tra sức khỏe sau tiêm 30 phút tại Trung tâm, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để xử lý những phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Bố Mẹ lưu ý theo dõi sức khỏe con 24 - 48h sau tiêm, nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể gọi ngay đến số Hotline VNVC 028 7300 6595 hoặc inbox Fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được kết nối với các bác sĩ tư vấn tận tình nhé.

TIÊM VẮC XIN - VÀ HIỂU ĐÚNG VỀ VẮC XIN THỦY ĐẬU ĐỂ BẢO VỆ CHO CHÍNH MÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

VNVC TỰ HÀO là đơn vị tiêm chủng UY TÍN với nguồn vắc xin dồi dào chất lượng nhất, nhận được sự yêu mến và chọn lựa của hàng triệu gia đình Việt.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  933 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  850 lượt xem

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  995 lượt xem

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  902 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! 01:42
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
 “Nếu mẹ bầu không may nhiễm Sởi hay Rubella thì cực kỳ nguy hiểm, vì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai trong 3 tháng đầu, gây ra những...
 3 năm trước
 517 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 577 Lượt xem
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM. 02:07
MIỀN BẮC RÉT ĐẬM, THƯƠNG NGƯỜI LỚN TUỔI LOAY HOAY TRONG CÁI LẠNH TIẾT TRỜI LẠNH BUỐT. TIÊM VẮC XIN CÚM BẢO VỆ ÔNG BÀ, CHA MẸ TRƯỚC NGUY CƠ NHIỄM VIRUS CÚM.
Không khí lạnh bủa vây miền Bắc và miền Trung, Cúm Mùa có cơ hội tấn công mạnh mẽ và gây ra những hậu quả trầm trọng ở người lớn tuổi.
 3 năm trước
 518 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 615 Lượt xem
CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT! CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT! 01:48
CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH HÔ HẤP CẦN TIÊM VẮC XIN CÚM CÀNG SỚM CÀNG TỐT!
Rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày tại miền Bắc khiến nhiều người già, trẻ nhỏ nhập viện vì viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh hô hấp, cúm… Các...
 3 năm trước
 434 Lượt xem
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG 01:33
KHÔNG CHỈ LÀ NHỮNG VẾT SẸO, THỦY ĐẬU CÓ THỂ GÂY RA NHỮNG THẢM HỌA KHÔN LƯỜNG
Nằm trong top các bệnh truyền nhiễm phổ biến, thủy đậu trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng chưa bao giờ chấm dứt. Tại Việt Nam chưa có chủng ngừa mở rộng...
 3 năm trước
 580 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây