1

Chỉ định của nong và đặt stent động mạch vành

Bệnh động mạch vành là bệnh do sự tích tụ chất “mỡ” (cholesterol) tạo ra mảng xơ vữa gây hẹp hoặc tắc nghẽn một hay nhiều động mạch. Tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành sẽ dẫn tới nhồi máu cơ tim. Lúc này chỉ định nong và đặt stent mạch vành sẽ giúp điều trị hẹp hay tắc nghẽn.

1. Các trường hợp nào có chỉ định của nong và đặt stent động mạch vành?

Can thiệp động mạch vành qua ống thông là phương pháp sử dụng ống thông nhỏ (catheter) đi trong lòng mạch máu đến mạch vành của tim, luồn dây dẫn theo đường ống thông này qua nơi tổn thương rồi đưa bóng hoặc stent lên để nong chỗ hẹp, tắc của động mạch giúp thông lòng mạch, cuối cùng là đặt stent để lưu thông lòng mạch. Bên cạnh việc can thiệp động mạch vành cũng có thể thực hiện đồng thời các thủ thuật đặc biệt khác như hút huyết khối, khoan phá mảng xơ vữa.

Theo đó, các trường hợp có chỉ định nong động mạch vànhđặt stent động mạch vành gồm có:

  • Bệnh nhân đau thắt ngực ổn định nhưng không khống chế được dù đã được điều trị nội khoa tối ưu
  • Đau thắt ngực ổn định có bằng chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim và tổn thương ở động mạch vành cấp máu cho một vùng lớn cơ tim
  • Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên mà phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân cao
  • Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
  • Bệnh nhân có triệu chứng của tái hẹp mạch vành hoặc tắc stent sau can thiệp động mạch vành qua da

2. Chống chỉ định của nong và đặt stent động mạch vành

Ngoài các trường hợp được bác sĩ chỉ định nong và đặt stent động mạch vành thì các trường hợp sau đây sẽ chống chỉ định với kỹ thuật này:

  • Bệnh nhân có tổn thương nặng, lan tỏa; nhiều thân mạch vành tổn thương; tổn thương đoạn xa không thích hợp cho can thiệp
  • Tổn thương mạch vành có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu động mạch vành đó có khả năng bị tắc lại trong quá trình can thiệp
  • Bệnh nhân có cơ địa dễ chảy máu nặng (tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu)
  • Bệnh nhân không tuân thủ điều trị trước và sau thủ thuật can thiệp
  • Bệnh nhân tái hẹp nhiều vị trí sau khi can thiệp

Tuy là một phương pháp can thiệp mới, đem lại nhiều cơ hội điều trị bệnh nhưng khi thực hiện thủ thuật nong và đặt stent động mạch vành, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: bầm tím chảy máu tại vị trí chọc kim, động mạch vành hẹp và tắc nghẽn lại ngay sau can thiệp thành công, tắc mạch ở cánh tay sau khi làm thủ thuật động mạch quay (dưới cổ tay). Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị rối loạn nhịp tim kéo dài, nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra còn một có một số biến chứng rất hiếm gặp (dưới 1%) như:

  • Stent đột ngột tắc trong tháng đầu tiên gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim
  • Phản ứng dị ứng với chất cản quang
  • Phản ứng với các thuốc chống đông
  • Suy chức năng thận do tác dụng phụ của chất cản quang
  • Đột quỵ
  • Vỡ mạch máu
  • Tràn máu màng tim

Vì những tác dụng phụ, biến chứng trên, người bệnh cần chọn các cơ sở y tế uy tín, có cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm có thể xử trí và cấp cứu nhanh, chính xác trong các trường hợp khẩn cấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?
Nguồn protein nào tốt nhất cho tim mạch?

Khoa học đã chứng minh protein tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng việc chọn được nguồn protein tốt nhất lại không phải điều dễ dàng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây