1

Cách rèn trẻ sơ sinh tự ngủ ngon

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra việc trẻ sơ sinh thường có những giấc ngủ ngắn không sâu ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người mẹ, vì vậy việc rèn trẻ sơ sinh tự ngủ là thực sự cần thiết.

1. Khi nào nên rèn trẻ tự ngủ?

Giai đoạn 3-4 tháng đầu đời chính là thời điểm thuận lợi để giúp trẻ hình thành nếp ngủ ngoan, khi trẻ có thể tự ngủ mà không cần sự giúp đỡ thì cũng sẽ làm giảm sự khó khăn khi dỗ trẻ ngủ lại hoặc đánh thức trẻ dậy

Hầu hết trẻ từ lúc mới sinh đến khi lên hai thì đều ngủ nhiều hơn thức. Trẻ ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày nhưng thường ngắt quãng bởi những lần thức dậy để bú, nguyên nhân chủ yếu là do dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn, sau mỗi 2-3 giờ trẻ cần được bú no và chìm lại vào giấc ngủ.

Đối với trẻ đủ tháng, khỏe mạnh nhưng ngủ nhiều hơn 3 giờ một giấc cũng không phải là điều cần lo lắng đánh thức trẻ dậy. Ngược lại, nếu trẻ thức giấc thường xuyên thì cũng chỉ là giai đoạn tạm thời vì từ 3 tháng tuổi dạ dày trẻ đã lớn hơn và chứa được nhiều thức ăn hơn đồng nghĩa với việc giấc ngủ của trẻ cũng sẽ dài hơn.

Cách rèn trẻ sơ sinh tự ngủ ngon
Do dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không chứa được nhiều thức ăn, sau mỗi 2-3 giờ trẻ cần được bú no và chìm lại vào giấc ngủ

2. Như thế nào là một trẻ tự ngủ độc lập?

Trẻ được đánh giá là tự ngủ độc lập khi có những yếu tố sau:

  • Trẻ có thể ngủ liền mạch từ 6-8 tiếng suốt đêm
  • Có thể tự ngủ tiếp sau khi thức dậy lúc nửa đêm mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ
  • Khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi thì có tới 60% trẻ có thể tự ngủ độc lập
  • Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có thể thực hiện một số điều để giúp trẻ có thói quen ngủ độc lập khi trẻ đã thực sự sẵn sàng.

3. Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc khi đi ngủ

 

Trẻ em rất nhạy cảm và thường có những giai đoạn rất hay quấy khóc khi đi ngủ. Việc hiểu được các nguyên nhân thường gặp cho việc này sẽ giúp cha mẹ có các phương pháp giúp trẻ vượt qua và có một giấc ngủ ngon hơn. Các nguyên nhân thường gặp gồm có:

  • Độc lập: một biểu hiện của sự độc lập đang dần hình thành trong trẻ là khi trẻ khóc và không muốn đi ngủ. Phụ huynh cần dỗ trẻ bằng cách cho trẻ quyền lựa chọn như ôm gấu bông, búp bê đi ngủ, tùy vào sở thích của trẻ mà cho trẻ cơ hội chứng tỏ “tầm quan trọng” của mình
  • Sợ hãi: Một số trẻ có nỗi sợ với bóng tối nên đêm tới thường hay quấy khóc, khóc giữa đêm khi tỉnh giấc. Lúc này việc ôm và vỗ về sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ, dần dần khiến cho trẻ cảm nhận được sự ấm áp và an toàn và nỗi sợ bóng tối biến mất
  • Mệt mỏi: Việc ngủ quá nhiều hoặc không đủ vào ban ngày sẽ khiến trẻ mệt mỏi, hiếu động quá mức vào ban đêm, có thể bé cần vận động nhiều hơn vào ban ngày để có một giấc ngủ ngon hơn vào buổi tối
  • Trẻ có vấn đề về sức khỏe: Những vấn đề thường gặp là mọc răng, đói hoặc khát, trẻ sắp ốm hoặc bị dị ứng/ côn trùng đốt. Tất cả những nguyên nhân này cần sự kiểm tra và giúp đỡ của phụ huynh để giúp trẻ giải quyết các vấn đề sức khỏe nhằm có một giấc ngủ ngon hơn.

4. Cách rèn trẻ tự ngủ ngon

Có 3 phương pháp mẹ có thể áp dụng với trẻ 3-4 tháng tuổi để tạo môi trường rèn luyện thói quen ngủ độc lập của trẻ:

  • Làm rõ sự khác biệt giữa ngày và đêm
  • Đặt trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức
  • Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ.

4.1 Làm rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm

Trẻ sơ sinh chưa thể phân định rõ ràng sự khác nhau giữa ngày và đêm khiến trẻ hay thức giấc ban đêm và có thể ngủ suốt vào ban ngày. Mẹ có thể giúp trẻ tự điều chỉnh giấc ngủ vào ban đêm sẽ nhiều hơn vào ban ngày bằng những cách sau:

  • Giữ căn phòng mà trẻ ngủ thật ít ánh sáng vào ban đêm (không cần thiết là hoàn toàn tối). Chỉ bật ánh sáng dịu nhẹ nếu trẻ cần được chăm sóc
  • Đáp ứng nhu cầu của trẻ nhanh chóng khi trẻ khóc như vỗ về hoặc cho bú khi có thể
  • Ban ngày, mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ sau khi ăn còn buổi đêm chỉ vỗ về nhẹ nhàng và dành việc chơi đùa cho ban ngày.
Cách rèn trẻ sơ sinh tự ngủ ngon
Ban ngày, mẹ cần chơi đùa và trò chuyện với trẻ

 

4.2 Đặt trẻ xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức

Trong 3-4 tháng đầu đời cần áp dụng phương pháp này để giúp trẻ hình thành thói quen không chờ mẹ vỗ về vào ban đêm. Các thói quen khi ngủ cũng làm tăng cảm giác buồn ngủ và giúp trẻ ngủ lại dễ dàng khi bất chợt tỉnh giấc nửa đêm vì vậy mẹ cần lựa chọn những phương pháp phù hợp và dễ thực hiện với bản thân như vỗ về, hát ru để tập cho trẻ thói quen khi ngủ. Việc để trẻ ngủ trên tay khi đung đưa sẽ khiến trẻ hình thành thói quen chỉ chịu ngủ khi được bế và đung đưa, cha mẹ cần cân nhắc việc tạo cho trẻ thói quen này vì trẻ cũng sẽ khó ngủ lại được nếu không được bồng ru khi thức dậy vào ban đêm.

4.3 Bắt đầu chu trình ăn, chơi, ngủ

Khi mọi việc tiến triển thuận lợi, hãy thực hiện mọi việc theo trình tự giống nhau mỗi ngày: cho ăn-chơi-cho ngủ. Một chu trình nhất quán như vậy sẽ giúp trẻ lập trình được giấc ngủ của mình

Ngoài ra, một số thói quen sai lầm cũng khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm

Không hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ ngày: một số cha mẹ ngăn con ngủ vào ban ngày vì mong muốn trẻ ngủ nhiều hơn vào ban đêm nhưng điều này thực tế là không hiệu quả vì sẽ khiến trẻ mệt và khó đi vào giấc ngủ hơn

Ăn đêm: Từ 6 tháng trở đi, hầu hết trẻ đều không cần bữa ăn đêm để bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên vẫn có trẻ cần bữa ăn này. Nếu cha mẹ cảm thấy thoải mái với việc cho con ăn đêm ngoài 6 tháng thì vẫn có thể duy trì bú đêm cho trẻ để duy trì nguồn sữa mẹ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  785 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  991 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5669 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  838 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  841 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 698 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 978 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 971 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 634 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 981 Lượt xem
Tin liên quan
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục
Các khuyết tật tim bẩm sinh và cách khắc phục

Các khuyết tật tim bẩm sinh sẽ làm thay đổi dòng chảy thông thường của máu qua tim. Có nhiều dạng khuyết tật tim bẩm sinh, bao gồm từ các khiếm khuyết đơn giản không có triệu chứng đến các khiếm khuyết phức tạp với các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh
5 cách đơn giản để điều trị viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây