1

Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

Khi cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện, người bệnh cần sớm được chẩn đoán là do nhồi máu cơ tim cấp hay hội chứng mạch vành cấp gây ra. Hiện nay, các dấu ấn tim là xét nghiệm quan trọng cho phép chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp.

1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trong một khoảng thời gian ngắn, hội chứng mạch vành cấp có thể xảy ra dưới hai dạng là cơn nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định.

  • Cơn đau thắt ngực không ổn định: Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định chủ yếu là do các mảng xơ vữa trong lòng mạch bị bong tróc, làm tắc nghẽn động mạch vành và dẫn đến lượng máu nuôi tim bị giảm, làm thiếu oxy và chất dinh dưỡng nuôi tim, khiến cơ tim hoạt động không hiệu quả. Trong khi cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra khi cơ thể đang ngủ hoặc nghỉ ngơi thì cơn đau thắt ngực ổn định chỉ xuất hiện khi cơ thể gắng sức.
  • Nhồi máu cơ tim cấp: Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi cơ tim bị hoại tử, có hai dạng là nhồi máu cơ tim cấp có tăng sóng ST và không tăng sóng ST trên điện tâm đồ. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đo điện tâm đồ và các dấu ấn tim có thể chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim cấp không tăng sóng ST trên điện tâm đồ (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng) gặp khó khăn trong chẩn đoán hơn. Hiện nay, các dấu ấn tim đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phát hiện sớm cơn nhồi máu cơ tim cấp do xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

2. Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

 

2.1 Các dấu ấn tim

Trên lâm sàng, các dấu ấn tim được dùng để chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp gồm có:

  • Các troponin: Các troponin gồm có troponin C, troponin I và troponin T, là phức hợp protein có trong cơ tim và cơ vân. Trong đó, ở cơ tim có nhiều troponin T và troponin I (TnT và TnI). Khi tế bào tim bị tổn thương sẽ giải phóng TnT và TnI vào trong máu, vì vậy chúng là các dấu ấn tim quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện cơ tim bị tổn thương. Tuy nhiên, hiện nay hsTnT và hsTnI được sử dụng nhiều hơn vì có độ nhạy cao hơn. Giá trị trung bình của hsTnT là 17pg/mL (từ 14-19 pg/mL), trong đó đối với nam là 18,6 pg/mL (từ 17-25pg/mL) và nữ là 12 pg/mL; giá trị trung bình của hsTnI ở nam là 2,5 pg/mL (từ 1,9-3,4 pg/mL), nữ là 1,7 pg/mL (từ 1,4-3,4 pg/mL).
  • CK-MB: CK (viết tắt của creatine kinase) là enzym có nhiều trong cơ, đóng vai trò co cơ. CK-MB là một trong ba isoenzyme có ở tim khi kết hợp 2 tiểu đơn vị M và B với nhau (ngoài ra còn có CK-MM và CK-BB). Khi có dấu hiệu hoại tử, cơ tim sẽ giải phóng CK-MB vào trong máu, vì vậy CK-MB cũng được xem là một trong những dấu ấn tim giúp phát hiện cơ tim bị tổn thương. Giá trị CK-MB ở người bình thường nằm trong khoảng 0,6-6,3 ng/mL.
  • Myoglobin: Myoglobin là một protein ở cơ xương và tim, không tồn tại ở mô cơ. Khi cơ tim bị tổn thương, myoglobin nhanh chóng được giải phóng, vì vậy myoglobin được xem là một trong những dấu ấn tim quan trọng trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp. Có thể kết hợp hoặc thay thế myoglobin với/bằng troponin T hoặc troponin I vì myoglobin cũng có ở cơ vân. Giá trị bình thường của myoglobin là từ 0-85 ng/mL.
  • H-FABP: H-FABP (Heart-type fatty acid-binding protein) là một loại protein gắn axit béo của tim có nhiều ở cơ tim nhưng ít có ở cơ vân. Khi có tổn thương cơ tim xảy ra, cơ tim giải phóng H-FABP vào máu và do đó H-FABP cũng là một dấu ấn tim được dùng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. H-FABP đặc biệt quan trọng khi các dấu ấn tim khác là TnT, TnI không tăng. Giá trị bình thường của H-FABP là <5,6 ng/mL.
Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp
Đường biểu diễn đường cong ROC của các dấu ấn trong vòng 24 giờ đầu sau khởi phát

 

2.2 Đặc điểm của các dấu ấn tim

  • Các troponin (troponin I và troponin T): Các troponin tăng chậm và có độ đặc hiệu cao, bắt đầu tăng lên trong máu từ 3 - 6 giờ, tăng cao nhất từ 14 - 18 giờ (troponin I) và 10 - 48 giờ (troponin T), trở về mức bình thường trong khoảng 5 - 10 ngày (troponin I) và 10 - 15 ngày (troponin T).
  • CK-MB: Dấu ấn tim CK-MB tăng chậm và có độ đặc hiệu cao, bắt đầu tăng lên trong máu từ 3 - 8 giờ, tăng cao nhất từ 9 - 24 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 48 - 72 giờ.
  • Myoglobin: Myoglobin tăng sớm và có độ đặc hiệu thấp, bắt đầu tăng lên trong máu từ 1 - 3 giờ, tăng cao nhất từ 5 - 8 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 16 - 24 giờ.
  • H-FABP: H-FABP tăng sớm bắt đầu sau 30 phút, tăng cao nhất từ 6 - 12 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 24 giờ.

 

2.3 Các dấu ấn tim được chỉ định trong những trường hợp nào?

Các dấu ấn tim được chỉ định thực hiện khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp như sau:

  • Đau ngực: Các cơn đau ngực thường xuất hiện một cách đột ngột với mức độ dữ dội khác nhau tùy vào từng người. Sau khi xuất hiện ở ngực, cơn đau có thể từ từ lan dần lên hai vai, cánh tay, vùng cổ và hàm. Tuy nhiên, không phải hầu hết trường hợp đau thắt ngực là nhồi máu cơ tim cấp.
  • Các triệu chứng khác: Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn cảm thấy khó thở, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, đầy bụng, có cảm giác muốn đại tiện, ...

3. Vai trò của các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

Hiện nay, các dấu ấn tim đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp vì:

  • Người bệnh hầu như không có triệu chứng điển hình của hội chứng mạch vành cấp, trừ các cơn đau ngực do hội chứng gây ra.
  • Phương pháp điện tâm đồ không có giá trị chẩn đoán sớm do độ nhạy thấp, đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân không chẩn đoán được mặc dù đã thực hiện điện tâm đồ. Bên cạnh đó, cơn nhồi máu cơ tim cấp có tăng sóng ST có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ. Tuy nhiên, đối với nhồi máu cơ tim cấp không tăng sóng ST, hay cơn đau thắt ngực không ổn định phải thực hiện dấu ấn tim mới xác định được, bởi các giá trị này tăng lên rõ rệt với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đau ngực kèm theo khó thở gây khó khăn trong chẩn đoán. Vì vậy, dấu ấn tim là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp.
Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp
Hội chứng nhồi máu cơ tim cấp không tăng sóng ST trên kết quả điện tâm đồ

Các dấu ấn tim gồm các troponin, CK-MB, myoglobin và H-FABP là những chỉ điểm sinh học quan trọng cho phép chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp, một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất hiện nay liên quan đến bệnh lý tim mạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Tin liên quan
Chẩn đoán mức cholesterol cao

Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây