1

Các bài tập tay cho người tai biến

Các bài tập tay cho người bị tai biến sẽ giúp họ học lại cách sử dụng các kỹ năng vận động ở tay. Việc trị liệu bằng cách lặp đi lặp lại cử động vùng bị liệt hay co cứng ở cánh tay và bàn tay sẽ giúp người bệnh hình thành quá trình giao tiếp mới giữa bộ não và vùng bị đột quỵ. Do đó, những bệnh nhân bị đột quỵ, các chuyên gia y tế sẽ cho họ lặp lại các bài tập thể dục với bàn tay và cánh tay với mục đích khiến cho não quen lại với các cử động.

1. Khả năng phục hồi chức năng sau tai biến

 

Bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay bởi bệnh thường để lại những hậu quả nặng nề và các biến chứng nguy hiểm. Việc phục hồi chức năng sau tai biến còn tùy vào mức độ của bệnh, trường hợp bệnh nhân còn trẻ và bị tai biến nhẹ, chỉ bị yếu liệt một nửa cơ thể thì có khả năng phục hồi cao.

Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, tuổi cao sức yếu thì khả năng sống sót sau tai biến rất thấp, nếu sống sót thì khả năng phục hồi sẽ rất thấp dù tập vật lý trị liệu hoặc điều trị tốt. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động đến sự phục hồi chức năng của người bị tai biến đó chính là tuổi tác (tuổi càng cao thì cơ hội phục hồi càng thấp); tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh tật (cơ thể khỏe mạnh kèm theo bệnh nhẹ thì khả năng khỏi cao hơn) và yếu tố tâm lý (người bệnh luôn lạc quan, kiên trì thì khả năng đẩy lùi bệnh tật cao hơn so với những người bệnh luôn chán nản).

2. Các bài tập tay cho người tai biến

 

Để phục hồi chức năng sau tai biến thì các bài tập tay là 1 phần không thể thiếu trong chế độ luyện tập cho người bệnh. Các báo cáo khẳng định rằng, tai biến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật suốt đời. Do đó bài tập tay cho người tai biến rất cần thiết để mở ra con đường giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng nếu tay là phần bị yếu hoặc co cứng.

2.1 Bài tập duỗi cánh tay sau tai biến

Duỗi là động tác rất quan trọng để làm giảm co cứng cơ. Bài tập duỗi tay nên được sử dụng như bài tập cơ bản, nếu luyện tập kỹ càng thì bệnh nhân sẽ có thể kiểm soát cả tình trạng co cứng nghiêm trọng. Đối với bài tập tay cho người tai biến này, bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh cách duỗi tay để cơ được ép tối đa và giãn ra nhiều nhất. Việc ép tối đa và giãn ra nhiều nhất bao gồm dùng cánh tay còn lại sinh lực để nâng cánh tay bị liệt lên, bài tập này còn gọi tránh co ngắn cơ, cứng khớp và thụ động. Dưới đây sẽ là các hướng dẫn chung cơ bản:

  • Bước 1: Người bệnh di chuyển cánh tay thực hiện hết phạm vi của chuyển động ít nhất 3 lần/1 ngày
  • Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng duỗi các cơ căng ra cho đến khi người bệnh cảm thấy hơi khó chịu
  • Bước 3:Giữ nguyên trong vòng ít nhất trong vòng 60 giây.

Mặc dù các bài tập giãn cơ rất có ích trong việc phòng ngừa co rút và các vấn đề khác, tuy nhiên nó sẽ không trực tiếp điều trị tổn thương cơ bản như khả năng vận động của cánh tay.

2.2. Bài tập phục hồi chức năng cánh tay sau tai biến

Việc sử dụng cánh tay nhằm mục đích hoàn thành bài tập nhiều lần sẽ đem đến hiệu quả phục hồi sau đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hành động tác này đều đặn hàng ngày để phục hồi chức năng sau tai biến.

Một phương pháp được khuyến khích đó là sử dụng cánh tay liệt (vận động cưỡng ép bên tay liệt). Bài tập này bao gồm hạn chế sử dụng bàn tay khỏe mạnh mà thay vào đó cố gắng thực hiện các hoạt động nhiều lần bằng tay liệt. Sau đây là những phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ mà bệnh nhân có thể luyện tập hàng ngày:

  • Đặt các ngón tay quanh tay cầm của tủ lạnh hoặc trên tay cầm ngăn kéo. Luyện tập mở và đóng cửa tủ lạnh.
  • Cầm túi xách nhựa bằng bàn tay bị yếu hoặc co cứng cơ và xách đi qua đi lại trong phòng. Cho thêm một vật nhẹ vào túi để tăng sức chịu đựng của tay.
  • Bài tập nâng những đồ vật nhẹ dựa vào người bằng phần trên và dưới cánh tay
  • Bài tập để tuýp kem đánh răng trong bàn tay bị yếu hoặc co cứng cơ và cố gắng nặn kem, cầm bàn chải bằng tay khỏe mạnh
  • Bài tập bật và tắt công tắc bằng tay yếu.
Các bài tập tay cho người tai biến
Để phục hồi chức năng sau tai biến thì các bài tập tay là 1 phần không thể thiếu trong chế độ luyện tập cho người bệnh

 

2.3. Bài tập luyện tăng độ khỏe cho tay sau tai biến

Việc luyện tập tăng độ khỏe tay sau tai biến sẽ cải thiện được tình trạng co rút cơ. Nghiên cứu cho biết, các bệnh nhân tai biến với tổn thương từ nhẹ đến trung bình có thể luyện tập tăng thể lực tay và cánh tay với tạ nhỏ hoặc tập với dây đàn hồi tập thể hình, tạ kéo mà không hề bị co cứng cơ hay đau đớn.

2.4. Bài tập cho ngón tay sau tai biến

  • Nắm bóng: Việc sử dụng bóng tập tay phục hồi chức năng sau tai biến rất hữu hiệu cho người bệnh. Người bệnh giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay. Bóp bóng, giữ và sau đó thư giãn. Lặp lại mười lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Tập ngón tay cái: Người bệnh đặt bóng giữa ngón cái uốn cong và 2 ngón tay mở rộng của cùng một bàn tay. Sau đó người bệnh mở rộng và duỗi thẳng ngón tay cái để lăn bóng. Lặp lại mười lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Tóm bóng: Với bài bóng tập tay phục hồi chức năng này, người bệnh giữ bóng giữa ngón tay cái và ngón giữa. Sau đó ép nhau, giữ rồi thư giãn. Lặp lại 10 lần cho hai tay với động tác này.
  • Lăn bóng: Người bệnh đặt quả bóng trong lòng bàn tay, sau đó đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Lặp lại 10 lần cho hai bộ với động tác này.
  • Kẹp ngón tay: Đặt bóng giữa hai ngón tay bất kỳ. Bóp hai ngón tay lại với nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại 10 lần, cho hai tay.
  • Mở rộng tay: Người bệnh đặt bóng trên bàn, đầu ngón tay đặt lên quả bóng và lăn quả bóng ra ngoài bàn. Lặp lại 10 lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Vận động ngón tay như cắt kéo: Người bệnh cho hai ngón tay vào một đoạn nhựa dẻo tròn, sau đó cố gắng kéo dãn ra 2 ngón tay. Lặp lại 10 lần cho hai tay với động tác này.
  • Tập cho ngón tay cái: Đặt một miếng nhựa dẻo trong lòng bàn tay, sau đó đẩy qua lại bằng ngón tay cái về phía ngón út. Lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Mở rộng ngón cái: Uốn cong ngón tay cái và vòng nhựa dẻo như hình. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay cái thẳng đứng. Lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Tập lực cho ngón cái: Với bài tập này, người bệnh bóp nhựa dẻo giữa ngón cái và bên ngón trỏ. Lặp lại 10 lần cho 2 tay đối với động tác này.
  • Tập các đầu ngón tay: Người bệnh đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay , sau đó ấn ngón tay thành hình móc, nên cố gắng chỉ uốn cong 2 khớp phía trên cùng. Lặp lại 10 lần, cho 2 tay đối với động tác này.
  • Tập các khớp ngón tay: Với động tác này, người bệnh đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay, sau đó nắm tay chặt. Tương tự lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Tập mở rộng từng ngón tay: Người bệnh cần uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay hết mức có thể. Lặp lại 10 lần, cho mỗi ngón tay trong 2 tay với động tác này.
  • Tập giãn các ngón tay: Cần lấy một miếng nhựa dẻo tạo giống hình bánh dày. Sau đó cố gắng kéo dãn hết mức có thể. Lặp lại 10 lần, cho 2 tay với động tác này.
Các bài tập tay cho người tai biến
Việc luyện tập chức năng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người bị tai biến với khả năng phục hồi cao

3. Một số điều cần lưu ý khi phục hồi chức năng sau tai biến

 

Dưới đây là một số lưu ý khi phục hồi chức năng sau tai biến cần quan tâm. Cụ thể:

  • Loại bỏ nguy cơ gây tai biến: Cụ thể, khi cảm thấy sức khỏe của xấu đi, có nguy cơ mắc một số bệnh là tiền thân của tai biến như huyết áp, tim mạch... thì người bệnh cần đi đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Việc phục hồi chức năng sau tai biến cần kiên trì và thường xuyên: Việc phục hồi sức khỏe và chức năng là một hành trình dài. Do đó, người bệnh cần kiên trì, chịu khó và quyết tâm cao độ. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình nên hỗ trợ và động viên thường xuyên thì khả năng phục hồi sẽ cao.
  • Vị trí đặt giường bệnh: Để nhanh chóng khỏi bệnh thì nên kê giường bệnh của bệnh nhân ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Để phòng bệnh lở loét da, có thể vị trí phù hợp, thuận tiện cho cả người chăm sóc. Có thể sử dụng giường tre hoặc đệm hơi.
  • Quan sát bệnh nhân khi luyện tập: Người thân nên ở bên cạnh chú ý, quan sát nhằm mục đích hỗ trợ, động viên kịp thời khi người bệnh luyện tập. Tuy nhiên, nếu được người bệnh nên tự giác và chủ động tập luyện nhiều hơn, khi cần thiết thì mới nên nhờ sự giúp đỡ.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến nhanh chóng. Dinh dưỡng của người bị tai biến nên được chế biến mềm, nhừ để dễ hấp thu và tiêu hóa; lựa chọn nguồn thực phẩm xanh sạch an toàn; tránh xa đồ ăn thức uống đã lên men, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích,...

Tóm lại, việc luyện tập chức năng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người bị tai biến với khả năng phục hồi cao. Các bài tập trị liệu sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân trên nhiều phương diện như tâm lý, hình thành khả năng chịu đựng và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Do đó những người bị đột quỵ nên kiên trì và thường xuyên trị liệu kết hợp với các liệu pháp chữa trị khác để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI 02:24
GHÉP TIM CHO NGƯỜI SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI
 
 3 năm trước
 637 Lượt xem
Tin liên quan
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây