1

Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cửu Long Chào Đón Ba Em Bé Sinh Ba

Vào lúc 0h ngày 27/06/2019, 3 em bé sinh ba đã chào đời thành công tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Sản phụ N.T.T.N (Cầu Ngang - Trà Vinh) có dấu hiệu chuyển dạ nhưng do mang tam thai ở tuần thứ 35, ngôi không thuận và có dấu hiệu suy thai nên phải tiến hành mổ lấy thai cấp cứu. Ekip mổ cùng với bác sĩ và điều dưỡng khoa Sản - Nhi đã phối hợp đón ba bé chào đời với cân nặng lần lượt là 1.6kg, 1.7kg và 1.6kg.

Theo bộ y tế, tỷ lệ mang tam thai khá hiếm khoảng 1/4.000, mang tam thai tự nhiên càng khá hiếm khoảng 1/60.000 đến 1/200 triệu ca. BS.CKI Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Trưởng khoa Sản bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long chia sẻ,  khi mang tam thai thì công tác dưỡng thai rất khó khăn vì nguy cơ sanh non và trẻ nhẹ cân, suy hô hấp rất cao, vì vậy việc dưỡng thai cần rất cẩn thận, trong quá trình khám thai sẽ cần phải tiêm thuốc cho mẹ để kích thích trưởng thành phổi cho bé giúp giảm tỷ lệ suy hô hấp sau sanh. Trong khi sinh thì cần dự phòng băng huyết sau sinh cũng như chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự và trang thiết bị để chào đón các bé chào đời.

Do non tháng và rất nhẹ cân, cả ba bé đều có dấu hiệu suy hô hấp nên được chuyển ngay đến phòng hồi sức tích cực sơ sinh - khoa Nhi bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Tại đây các bé được ủ ấm ngay và hỗ trợ hô hấp bằng thở máy áp lực dương liên tục không xâm lấn (NCPAP), kiểm soát thân nhiệt để tránh hạ nhiệt độ, hạn chế tối đa thủ thuật xâm lấn và nuôi ăn đường tĩnh mạch.

Do sanh non ở 35 tuần, các bé có biểu hiện nhiều cơn ngưng thở, phản xạ bú yếu, hô hấp co lõm ngực nhiều, phải điều chỉnh nồng độ oxy cho mỗi bé ở mức tối thiểu để đảm bảo nồng độ oxy trong máu và hạn chế tác dụng không mong muốn về bệnh lý võng mạc sau này của các bé. Bên cạnh đó các bé được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường hoàn toàn vô trùng, các thủ thuật đều tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bé nhằm hạn chế lây nhiễm chéo.

Trong những ngày đầu các bé được nuôi ăn qua sonde dạ dày bằng sữa mẹ hoàn toàn. Sau 1 tuần điều trị tích cực, ba bé bắt đầu tự bú và thở đều, thân nhiệt dần ổn định. Đến ngày tuổi thứ 9, các bé được đưa ra phòng ngoài cho mẹ và gia đình chăm sóc, sức khỏe ba bé dần tiến triển tốt, tăng cân và được xuất viện ngày 09/07/2019 với cân nặng lần lượt là 1.8kg, 1.750kg và 1.7kg.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  892 lượt xem

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1299 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1113 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  916 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  865 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 621 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 860 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 610 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 629 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12112 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây