Trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vaccin sởi bổ sung - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Trước đây, sau mũi tiêm đầu tiên khi 9 tháng tuổi, đến 6 tuổi trẻ sẽ được tiêm nhắc lại một mũi tiêm phòng sởi. Tuy nhiên, thời gian tới, sau mũi tiêm đầu tiên lúc 9 tháng, bé sẽ được tiêm nhắc lần 2 khi được 18 tháng tuổi.
Việc thay đổi lịch tiêm đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương họp bàn và lên kế hoạch từ 1/7/2010. Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung cho trẻ 1-5 tuổi trên toàn quốc nhằm mục đích tăng tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng.
Theo đó, trẻ sẽ tiêm vaccin sởi lần đầu khi trẻ 9 tháng tuổi, tiêm lần 2 khi trẻ 18 tháng tuổi (không phải đợi đến 6 tuổi mới tiêm nhắc lại như trước đây).
Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, trước đây, khi thực hiện theo lịch tiêm chủng cũ trẻ được tiêm mũi sởi lần đầu khi 9-11 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại khi được 6 tuổi, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc sởi trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên trong các năm 2005, 2006, 2008 vẫn tiếp tục ghi nhận các vụ dịch lớn và trung bình.
Riêng năm 2009 đã xảy ra vụ dịch sởi quy mô lớn với trên 7.000 ca mắc. Dịch xảy ra ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc và ở hầu hết các lứa tuổi, trong đó nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ từ 1-5 tuổi. Tình hình dịch sởi trên cho thấy cần tổ chức chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung kịp thời để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, song song với việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng vaccin sởi mũi 1 và 2 trong tiêm chủng thường xuyên cao.
Được biết, trong năm 2010, với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung (miễn phí) cho trẻ từ 1-5 tuổi trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là sau sau chiến dịch năm 2010, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn quốc sẽ không mắc bệnh sởi, tiến tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.
Riêng tại Hà Nội, dù việc tiêm vaccin sởi cho trẻ em và bổ sung mũi thứ 2 cho trẻ 6 tuổi thực hiện rất tốt, nhưng hàng năm vẫn có nhiều ca mắc sởi, số ca mắc mới chủ yếu ở lứa tuổi 1-5 (dù hầu hết trẻ em trong nhóm này đã được tiêm chủng). Vì thế, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Hà Nội sẽ triển khai tiêm bổ sung nhắc lại vaccin sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi và trẻ em 6 tuổi.
Dự kiến sẽ có khoảng 95% trẻ em từ 1-5 tuổi và trẻ 6 tuổi sẽ được tiêm bổ sung nhắc lại vaccin sởi trong chiến dịch này. Cụ thể, trẻ em từ 1-5 tuổi (trẻ sinh từ ngày 30/9/2005 đến 30/9/2009 sẽ được tiêm bổ sung tại các trạm y tế từ ngày 27-30/10.
Còn trẻ em 6 tuổi (sinh từ ngày 01/1/2004 đến 31/12/2004 sẽ được tiêm mũi vaccin sởi nhắc lại tại các trường tiểu học vào ngày 26/10. Đợt tiêm cuối cùng sẽ được tổ chức tại các trường học và tại các trạm y tế 1-6/11.
Lưu ý: Người dân cũng cần lưu ý, những trẻ tiêm vaccin sởi hoặc sởi-quai bị-rubela trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch không thuộc đối tượng được tiêm chủng đợt này.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?
- 1 trả lời
- 1391 lượt xem
Có thể tiêm 1 lúc 1 mũi phế cầu và 6in1 cho trẻ hơn 4 tháng tuổi được không?
Bé nhà em đang được 4 tháng 10 ngày tuổi. Cho em hỏi là hiện giờ em có thể tiêm chích ngừa cho bé một lúc 2 mũi phế cầu và 6trong1 được không ạ?
- 1 trả lời
- 4239 lượt xem
Trẻ nửa tháng tuổi rất hay vặn mình tới mức không ngủ được thì có nên cho bổ sung vitamin D không?
Em mới sinh bé được 15 ngày. Em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng đã gần 1 tuần nay bé nhà em hay bi giật mình, vặn mình và rất khó đi vào giấc ngủ. Bé vặn mình liên tục dù đang bế trên tay, vặn mình đến mức không ngủ được ạ. Bé cũng thường quấy khóc cả ngày lẫn đêm. con em sinh được nửa tháng nay tầm gần 1 tuần nay cháu rất khó đi vào giấc ngủ mà có ngủ thì hay bị giật mình và vặn mình dù có bế ở trên tay. Cháu liên tục vặn mình tới mức không ngủ được. Bé không được tắm nắng thường xuyên nên em có nên mua vitamin D về bổ sung cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 511 lượt xem
Sinh non ở tuần 35-36, trẻ 2 tháng tuổi có đi tiêm vắc xin 6in1 được không?
Em sinh bé trai khi được 35-36 tuần, bé nặng 2,4kg. Giờ bé đã được 2 tháng và nặng 5,4kg. Bé đã được uống vắc xin rota rồi, nhưng vì bé sinh non nên em băn khoăn không biết khi nào thì cho bé đi tiêm vắc xin 6in1 được ạ?
- 1 trả lời
- 1753 lượt xem
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 987 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.