Bệnh Loãng Xương - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương

Trong giai đoạn sớm của sự mất xương, thông thường không có triệu chứng đau khoặc các dấu chứng khác. Nhưng mỗi khi xương đã bị yếu do loãng xương, bạn sẽ có những dấu chứng của loãng xương, gồm:

  • Đau lưng, có thể nặng nếu có gãy hoặc lún xẹp cột sống.
  • Giảm chiều cao vĩnh viễn kèm theo tư thế gù.
  • Gãy cột sống, xương chậu, cổ tay hoặc các xương khác.

Nguyên nhân của bệnh loãng xương

Chiều dài của xương phụ thuộc kích thước và mật độ của chúng; mật độ xương phụ thuộc một phần vào calcium, phospho và các loại muối khoáng khác của xương. Khi xương của bạn có muối khoáng ít hơn bình thường, chúng sẽ yếu đi và thật sự mất cấu trúc hỗ trợ bên trong.

Làm gì để giữ xương khoẻ mạnh

Ba yếu tố cần thiết giúp cho bạn giữ xương khoẻ mạnh trong suốt cuộc đời bạn:

  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Cung cấp đủ số lượng calcium
  • Cung cấp đủ số lượng vitamin D, yếu tố cần thiết để hấp thụ calcium.

Yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương

Một số yếu tố có thể cho là làm tăng sự phát triển loãng xương, gồm:

  • Giới tính. Gãy xương do loãng xương ở phụ nữ cao gấp khoảng 2 lần so với nam giới bởi vì khối xương (bone mass) của phụ nữ thấp hơn và tuổi thọ lâu hơn, ở giai đoạn mãn kinh, có sự hạ thấp đột ngột nồng độ estrogen thúc đẩy sự mất xương. Ở phụ nữ mãnh khảnh, khung xương nhỏ là những người thuộc diện có nguy cơ. Nam giới có nồng độ kích thích tố nam testosterol thấp cũng thuộc diện tăng nguy cơ. Nguy cơ loãng xương ở nam giới cao nhất là từ tuổi 75 trở đi.
  • Tuổi tác. Càng lớn tuổi nguy cơ càng cao. Xương của bạn yếu đi theo tuổi tác của bạn.
  • Chủng tộc. Nguy cơ loãng xương lớn nhất nếu bạn có nguồn gốc da trắng hoạc Đông Nam Á.
  • Tiền sử gia đình. Loãng xương có sự ảnh hưởng của tiền sử gia đình. Nếu bạn có cha mẹ hoặc anh em ruột bị loãng xương thì bạn có nguy có loãng xương cao hơn, đặc biệt nếu tiền sử gia đình bạn có người bị gãy xương.
  • Khung xương. Những người quá gầy ốm hoặc có khung xương của cơ thể nhỏ thường dẫn đến nguy cơ cao bởi vì khối xương (bone mass) nhỏ.
  • Sử dụng thuốc lá. Thật sự hiểu biết về vai trò của thuốc lá trong việc gây loãng xương chưa được rõ ràng, nhưng các nhà khoa học biết rằng sử dụng thuốc lá góp phần vào việc làm yếu xương.
  • Tình trạng estrogen của phụ nữ. Bạn có nguy cơ thấp hơn nếu bạn có thời kỳ mãn kinh trễ hoặc bạn bắt đầu có kinh sớm hơn độ tuổi trung bình. Nhưng nguy cơ loãng xương của bạn tăng lên nếu sự thể hiện estrogen bi thiều hụt như chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mãn kinh trước tuổi 45.
  • Ăn uống thất thường. Bạn có chứng ăn kém hoặc ăn quá nhiều (anorexia nervosa or bulimia) thì có nguy cơ cao hơn về mật độ xương ở phần thấp của lưng và hông.
  • Sử dụng corticosteroid. Sử dụng corticosteroid lâu dài như prednisone, cortisone, dexamethasone, prednisolone sẽ gây hại xương. Chỉ định sử dụng các loại thuốc này thông thường để điều trị các bệnh mãn tính như hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến. Nếu bạn cần phải sử dụng corticosteroid lâu dài, bác sĩ của bạn nên giám sát mật độ xương của bạn và tư vấn sử dụng thuốc khác để giúp phòng ngừa sự mất xương.
  • Nội tiết tố tuyến giáp. Quá nhiều hormon tuyến giáp cũng có thể gây mất xương. Điều này có thể xảy ra do cường giáp (hyperthyroidism) hoặc do sử dụng thuốc hormon tuyến giáp quá nhiều để điều trị bệnh nhược giáp (hypothyroidism).
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc ( selective serotonin reuptake inhibitors - SSRIs). Nghiên cứu khoa học năm 2007 chứng minh rằng mật độ khoáng xương thấp trong số những người hiện đang sử dụng thuốc SSRIs so với những người tham gia nhóm chứng không sử dụng SSRIs. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này không có nghĩa là SSRIs gây nên mất xương hoặc loãng xương. Cần thêm nhiều nghiên cứu khác để có sự hiểu biết đầy đủ về sự liên quan giữa việc sử dụng SSRIs và mật độ xương thấp. Chứng cớ hiện tại không cho rằng bạn nên ngưng sử dụng SSRIs vì lo lắng mất xương.
  • Các thuốc khác. Sử dụng lâu dài thuốc chống đông máu heparin, thuốc điều trị ung thu methotrexat, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng acid dạ dày chứa aluminum cũng gây mất xương.
  • Ung thu vú. Phụ nữ sau mãn kinh có ung thư vú sẽ tăng nguy cơ về loãng xương, đặc biệt nếu họ được hoá trị liệu hoặc các chất ức chế nhân thơm có tác dụng kìm hãm estrogen như anastrozole, letrozole. Điều này thì không đúng đối với phụ nữ được điều trị với tamoxifen mà nó có thể làm giảm nguy cơ gãy xương.
  • Cung cấp calcium thấp. Sự thiếu hụt lâu dài calcium đóng vai trò lớn trong việc phát triển loãng xương. sự cung cấp calcium thấp góp phần làm nghèo mật độ xương, sự mất xương sớm xảy ra và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Các hoàn cảnh bệnh tật làm giảm sự hấp thu calcium. Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (gastrectomy) có thể anh hưởng đến sự hấp thu calcium của cơ thể. Bệnh Crohn’s, thiếu vitamin D, chứng chán ăn (anorexia), bệnh Cushing’s.
  • Lối sống ít vận động (sedentary lifestyle). Sức khoẻ của xương bắt đầu từ thơ ấu. Trẻ em hoạt động phong phú và cần nhu cầu đầy đủ về số lượng calcium chứa trong thức ăn để cho mật độ xương tốt nhất. Bất kỳ loại hình thể dục nào đều hửu ích, nhưng hình như nhảy là hửu ích đặc biệt cho sức khoẻ của xương. Tập thể dục thường xuyên là quan trọng, bạn có thể gia tăng mật độ xương của bạn ở bất kỷ tuổi tác nào.
  • Sử dụng quá nhiều caffeinated soda. Sự liên kết giữa loãng xương và cà phê soda (caffeinated soda) không rõ ràng, nhưng caffeine có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu calcium và tác dụng lợi tiểu của nó làm tăng sự mất muối kháng. Ngoài ra, phosphoric acid trong soda cũng góp phần vào sự mất xương bằng cách thay đổi cân bằng acit trong máu của bạn. Nếu bạn uống cà phê soda (caffeinated soda), bạn vẫn có đủ calcium và vitamin D nếu bạn bổ sung từ các nguồn thức ăn hoặc thuốc bổ trợ khác.
  • Nghiện rượu. Đối với nam giới, nghiện rượu là một nguy cơ hàng đầu về loãng xương. Sử dụng rượu quá mức làm giảm sự thành lập xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu calcium của cơ thể.
  • Ức chế. Những người trãi qua ức chế thần kinh nghêm trọng có tăng tỷ lệ mất xương.

Khi nào đến bác sĩ để tư vấn chuyên môn

Phát hiện sớm loãng xương là quan trọng. Xem xét các yếu tố nguy cơ của bạn rồi thảo luận chiến lược phòng ngừa với bác sĩ. Nếu bạn là phụ nữ thì làm việc này tốt nhất trước khi mãn kinh.

Sàng lọc và chẩn đoán

Sự mất xương ở mức độ trung bình, chưa đủ nặng thì chưa gọi là loãng xương, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Bác sĩ có thể phát hiện giai đọan sự mất xương ở giai đoạn trung bình và các dấu hiệu sớm của loãng xương bằng cách sử dụng các máy móc khác nhau để đo mật độ xương.

Đo mật độ xương bằng phương pháp Dual Energy X-ray Absorptiometry (DEXA)

Phương pháp sàng lọc tốt nhất là DEXA (Dual energy X-ray absortiometry). Đây là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Nó đo mật độ xương cột sống, chậu, cổ tay, là những nơi dể bị ảnh hưởng của loãng xương nhất, và nó cũng là phương pháp để theo dõi sự biến đổi của xương một cách chính xác về lâu dài sau này.

Các phương pháp đo mật độ xương một cách chính xác khác:

  • Siêu âm.
  • Chụp CT Scanner (Quantitative computerized tomography scanning).

Bạn có nên đo mật độ xương không?

Nếu bạn là phụ nữ, Hiệp hội Loãng xương Quốc gia Hoa Kỳ (The National Osteoporosis Foundation USA) khuyên rằng, bạn nên đo mật độ xương nếu bạn không sử dụng estrogen và có các yếu tố sau:

  • Trên 65 tuổi mặc dù không có các yếu tố nguy cơ.
  • Ở thời kỳ sau mãn kinh và có ít nhất một yếu tố nguy cơ về loãng xương, bao gồm có gãy một xương.
  • Có cột sống không bình thường.
  • Đang sử dụng thuốc như prednisone
  • Mắc bệnh tiểu đường type I, bệnh về gan, thận, tuyến giáp hoặc có tiền sử gia đình bị gãy xương.
  • Mãn kinh xảy ra sớm.

Đối với nam giới, nói chung, bác sĩ không khuyên bạn sàng lọc loãng xương, bởi vì bệnh xảy ra ít hơn phụ nữ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 997 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 862 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 796 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 916 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 1044 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 834 Lượt xem
Tin liên quan
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương
Mối liên hệ giữa hormone estrogen và bệnh loãng xương

Estrogen là hormone có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Khi nồng độ estrogen giảm, chẳng hạn như sau khi mãn kinh, nguy cơ loãng xương và gãy xương sẽ tăng lên. Mặc sự sụt giảm estrogen này là không thể tránh khỏi nhưng có những cách để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương
Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Tụt nướu, lực nắm tay yếu và đau cổ hoặc lưng là các triệu chứng của bệnh loãng xương. Bạn nên đi khám khi gặp các triệu chứng này. Đo mật độ xương sẽ giúp đánh giá tình trạng xương và cho biết bạn có bị loãng xương hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây