1

Bạn biết gì về Nhau thai bám thấp? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhau thai nằm không đúng vị trí là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai, sinh non. Bạn biết gì về hiện tượng này?

Nhau bám thấp là gì?

  • Không phải cứ ra huyết là dấu hiệu của nhau bám thấp. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra huyết khi đi vệ sinh, thai phụ cần báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt là ra huyết khi thai được 20 tuần tuổi trở lên.
  • Thông thường, nhau phải bám ở đáy tử cung (phía trên phần thân tử cung) nhưng ở đây một phần hay toàn thể bánh nhau lại bám thấp xuống vòng eo tử cung (cổ tử cung), che một phần lỗ tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. 

Những nguy cơ cho mẹ và thai nhi

  • Cổ tử cung được đóng lại suốt thai kỳ vào chỉ mở ra khi đến giai đoạn chuyển dạ.
  • Trong trường hợp của nhau tiền đạo, khi cổ tử cung mở cũng là lúc bánh nhau bị lộ ra ngoài nên sẽ có hiện tượng chảy máu ồ ạt trước khi thai ra ngoài, gây choáng vì mất máu, thậm chí tử vong ở thai phụ. Vì vậy khi xác định nhau bám thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. 
  • Thai nhi trong trường hợp này dễ bị sảy hoặc có nguy cơ sinh thiếu tháng khá cao, tỷ lệ lên đến 40%.
  • Do đó, tại bệnh viện, những thai phụ có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi đặc biệt, được hẹn nhập viện sớm trước khi có cơn đau chuyển dạ.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Máu ra trong trường hợp nhau bám thấp thường có màu đỏ tươi, không kèm đau bụng, lần sau nhiều hơn lần trước.
  • Khi phát hiện những triệu chứng ấy, bạn hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa gần nhất để siêu âm xác định vị trí chính xác của nhau thai. Tuy nhiên, nếu được xác định là nhau bám thấp bạn cũng đừng quá lo lắng.
  • Theo thời gian, vị trí bánh nhau có thể thay đổi. Vì vậy, bạn nên siêu âm thêm vài lần để xem vị trí bánh nhau có thay đổi hay không. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám ngay khi đau bụng hay ra huyết.
  • Khi xuất huyết do nhau bám thấp, thai phụ phải nghỉ ngơi tuyệt đối để chờ sự can thiệp của bác sĩ, lấy thai ra khi thai có đủ khả năng sống ngoài bụng mẹ. Thai phụ nên đi khám thai định kỳ 1 lần/tháng, hạn chế các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều và tránh quan hệ vợ chồng.
  • Thai phụ cũng không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nhau thai thấp khi mang thai 11 tuần là sao ạ?

Mang thai 11 tuần, đi khám, bs chẩn đoán là em đang bị nhau thai thấp. Một vài tuần nữa, khi em bé cứng cáp lên một chút, chắc nhau thai sẽ lên cao hơn. Nhưng em vẫn thấy lo lắm. Mong được bs tư vấn giúp?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1090 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  502 lượt xem

Mang thai 13 tuần, cổ tử cung bị hở, nhau bám thấp?

Em thấy ra huyết trắng có lẫn sợi máu nên đi khám, bs nói cổ tử cung (CTC) em bị hở và ngắn nữa nên cho đi siêu âm, kết quả: vị trí nhau bám mặt sau nhóm 3. Bờ dưới bánh nhau tràn qua lỗ trong cổ tử cung 1 đoạn # 32mm. Chiều dài kênh CTC # 38mm. Kết luận: nhau thai bám thấp. Trường hợp của em có nguy hiểm không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  978 lượt xem

Thai bao nhiêu tuần mới biết có bị nhau tiền đạo hay không?

Mang thai 21 tuần, vợ em đi siêu âm, kết quả: Một phần bánh nhau bám sát trong lỗ tử cung. Bác sĩ nói hiện vợ em bị nhau bám thấp, dễ chuyển thành nhau tiền đạo và nhiều khả năng phải sinh mổ. Vậy, khi thai được mấy tháng thì mới xá định được việc này? Bao giừ thì em phải đưa vợ vào viện mổ hay phải đợi đến lúc bị ra máu mới đi ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  609 lượt xem

Làm sao biết được thai nhi vẫn ổn?

- Bác sĩ ơi, tôi mang thai lần đầu nên chưa có kinh nghiệm gì. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm sao để bà bầu biết được đứa con trong bụng mình vẫn ổn được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  562 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 946 Lượt xem
Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào? Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào? 06:56
Nhau bám thấp: Mẹ bầu và thai nhi phải đối mặt với nguy cơ nào?
Nhau bám thấp là hiện tượng mà bánh nhau không bám ở đáy tử cung, mà bám ở đoạn dưới nơi gần cổ tử cung nên sẽ dễ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc và...
 3 năm trước
 1046 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 466 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 780 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây