Nhau bám thấp, liệu có thành nhau tiền đạo không?
Các bác sĩ sản khoa cho rằng, chỉ sau khi thai được 28 tuần mới chẩn đoán và xác định được là có nhau tiền đạo hay không. Vậy nên, sau 4 tuần nữa, bạn cần đi Bv khám lại để biết thực sự có phải là mình bị nhau tiền đạo hay không nhé. Nhìn chung, sau khi thai được 28 tuần, bạn không nên đi làm xa bằng xe máy nữa vì lúc này có thể sẽ ra huyết và dễ sinh non đó nha.
Thai 36 tuần bị nhau tiền đạo, liệu có phải mổ sớm?
Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?
- 1 trả lời
- 1594 lượt xem
Thai bao nhiêu tuần mới biết có bị nhau tiền đạo hay không?
Mang thai 21 tuần, vợ em đi siêu âm, kết quả: Một phần bánh nhau bám sát trong lỗ tử cung. Bác sĩ nói hiện vợ em bị nhau bám thấp, dễ chuyển thành nhau tiền đạo và nhiều khả năng phải sinh mổ. Vậy, khi thai được mấy tháng thì mới xá định được việc này? Bao giừ thì em phải đưa vợ vào viện mổ hay phải đợi đến lúc bị ra máu mới đi ạ?
- 1 trả lời
- 725 lượt xem
Nhau bám thấp, có sinh thường được không?
Em năm nay 34 tuổi, lần đầu em sinh mổ do không biết rặn. Giờ, em đã mang thai lần thứ hai được 38 tuần, đi siêu âm, bs bảo em bị nhau bám thấp 25mm. Vậy, liệu em có khả năng sinh thường được không ạ?
- 1 trả lời
- 754 lượt xem
Nhau bám thấp có thể sinh thường được không?
Thai em được 34 tuần, đi siêu âm, kết quả như sau: Ngôi thai đầu, thai # 34 tuần. Tim thai: 150; ĐKLĐ: 86mm; Chu vi đầu: 326 mm; CDXĐ: 63 mm; ĐKNB: 100 mm; CVB: 315 mm; nặng 2682gr. Lượng ối: bình thường. Vị trí nhau bám: mặt sau nhóm 3, bờ dưới bánh nhau cách lỗ trong tử cung #19mm, độ trưởng thành 2. Bs cho em hỏi: cân nặng và độ trưởng thành của em với kq trên của bé có gì bất thường không ạ? Và, nhau bám thấp như trên, thì em có thể sinh thường, được không ạ?
- 1 trả lời
- 446 lượt xem
Thai 20 tuần nhau bám mặt sau nhóm 2 có phải là bình thường không?
Khi thai 15 tuần, tử cung bị ra máu nên em phải cấp cứu bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán nhau bám mép qua lỗ trong cổ từ cung và cho thuốc về đặt. Tuần sau tái khám, nhau vẫn bám thấp. Nay thai đã 20 tuần đi khám thì bác sĩ ghi nhau bám mặt sau nhóm 2. Như vậy là nhau em đã bình thường chưa và liệu có bị tuột thấp lại không? Bây giờ, em có thể sinh hoạt lại bình thường chưa hay vẫn phải kiêng đi lại nhiều, nằm một chỗ ạ?
- 1 trả lời
- 8197 lượt xem
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Nhau cài răng lược thường không có triệu chứng. Do đó, đôi khi bạn thậm chí không biết cho đến khi sinh con.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ bị chảy máu âm đạo, từ một lượng nhỏ đến phun ra rõ ràng và đột ngột. Tuy nhiên, đôi khi máu nằm trong tử cung đằng sau nhau thai, do đó bạn có thể không thấy tình trạng chảy máu.
“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!