1

Nhau cài răng lược (Placenta accreta)

Nhau cài răng lược thường không có triệu chứng. Do đó, đôi khi bạn thậm chí không biết cho đến khi sinh con.
Nhau cài răng lược (Placenta accreta) Nhau cài răng lược (Placenta accreta)

Nhau cài răng lược là gì?

Nhau cài răng lược là một biến chứng mang thai có nguy cơ cao xảy ra khi nhau bám quá sâu vào thành tử cung. Thông thường, vài phút sau khi em bé được sinh ra, nhau sẽ tách ra từ thành tử cung và cũng được đẩy ra. Nhưng nếu bị tình trạng nhau cài răng lược, thai phụ có thể bị chảy máu nghiêm trọng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nghi ngờ bạn bị nhau cài răng lược, bạn có thể sẽ cần sinh mổ, sau đó phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Nhau cài răng lược đã trở nên phổ biến hơn khi tỉ lệ sinh mổ ngày càng tăng trong hơn 50 năm qua. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 530 ca sinh ở Mỹ mỗi năm.

Một tình trạng tương tự nhưng ít gặp hơn bao gồm placenta increta, trong đó nhau thai bám sâu vào cơ của tử cung và placenta percreta – trong đó nhau phát triển xuyên qua thành tử cung và đôi khi lấn vào gần các cơ quan lân cận.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược thường không có triệu chứng. Do đó, đôi khi bạn thậm chí không biết cho đến khi sinh con. Trong các trường hợp khác, nhà cung cấp có thể phát hiện ra dấu hiệu của bệnh qua siêu âm. Và chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là một dấu hiệu cảnh báo.

Nếu bạn bị chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt thứ ba, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ y tế. Nếu chảy máu nặng, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đến phòng cấp cứu.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhau cài răng lược thì họ có thể siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem nhau thai dính vào thành tử cung như nào. Những xét nghiệm này không gây đau đớn và hoàn toàn an toàn đối với bạn và bé.

Bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra sự gia tăng alpha-fetoprotein. Số lượng này có xu hướng tăng nếu bạn bị nhau cài răng lược.

Cách điều trị nhau cài răng lược

Nếu nghi ngờ bạn bị tình trạng này, bác sĩ có thể muốn lên kế hoạch cho bạn đẻ mổ, sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung mà nhau thai vẫn còn bám liền vào. Việc này sẽ ngăn chặn được tình trạng chảy máu đe dọa đến tính mạng.

Trong một số ít trường hợp, một số kỹ thuật nhất định có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng chảy máu và cho phép bạn giữ được tử cung. Nếu bạn đang hy vọng sinh con nữa, hãy trao đổi với nhà cung cấp về các lựa chọn của mình.

Nhau cài răng lược có thể buộc bạn phải chuyển dạ sớm. Vì vậy, ca sinh mổ của bạn có thể phải được lên kế hoạch sớm nhất là 34 tuần để tránh tình trạng chuyển dạ khẩn cấp, bất ngờ không được xắp xếp trước.

Bạn sẽ cần sinh ở bệnh viện có bộ phận chăm sóc đặc biệt và được trang bị để điều trị tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Nhóm chăm sóc sức khoẻ có thể bao gồm một chuyên gia y tế chuyên về thai phụ và thai nhi (MFM), một bác sĩ phẫu thuật sản khoa, một bác sĩ phẫu thuật khung xương chậu và một bác sĩ gây tê, cũng như một bác sỹ sơ sinh để chăm sóc đứa trẻ non tháng của bạn.

Nếu tử cung bị cắt bỏ, bạn sẽ không thể mang thai một lần nữa. Nếu muốn có thêm con, bạn có thể quyết định chấp nhận hoặc sử dụng mang thai hộ.

Nhau cài răng lược không phát hiện được

Đôi khi bác sĩ của bạn không phát hiện ra tình trạng nhau cài răng lược cho đến khi bạn sinh và đó cũng là lúc đẩy nhau thai ra. Nếu nhau không tách khỏi thành tử cung và bạn bị chảy máu dữ dội thì nhau cài răng lược có thể là nguyên nhân dẫn đến. Tình trạng này có thể đe dọa mạng sống. Bạn có thể sẽ cần truyền máu nhiều lần và cắt bỏ tử cung để kiểm soát chảy máu.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau cài răng lược

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ:

  • Trước đó đã phẫu thuật sinh mổ hoặc có một quy trình phẫu thuật tử cung khác. Nguy cơ bị rau cài răng lược sẽ tăng lên với mỗi lần phẫu thuật tử cung, bao gồm cả phẫu phẫu thuật cắt bỏ u xơ. (Đây là lý do không nên sinh mổ vì những lý do phi y tế.)
  • Vị trí nhau thai bám vào. Nguy cơ của bạn sẽ cao hơn nếu nhau thai phủ một phần hoặc toàn bộ lên cổ tử cung (nhau tiền đạo) hoặc bám vào phần dưới của tử cung.
  • Số con đã được sinh. Nguy cơ nhau cài răng lược sẽ tăng lên với mỗi lần bạn sinh con
  • Một số vấn đề tử cung nhất định khác. Nguy cơ bị rau cài răng lược sẽ cao hơn nếu bạn có các u xơ tử cung hoặc sẹp trong mô dẫn tới tử cung.
  • Hút thuốc lá. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhau thai.
  • Độ tuổi của bạn. Nhau cài răng lược phổ biến hơn ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: nhau cai rang luoc
Tin liên quan
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Thủy ngân có trong chất trám răng có hại cho thai nhi không?
Thủy ngân có trong chất trám răng có hại cho thai nhi không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, thủy ngân có trong chất trám răng có hại cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Sơ lược về quá trình mang thai: Tổng quan về 9 tháng thai kỳ
Sơ lược về quá trình mang thai: Tổng quan về 9 tháng thai kỳ

Chúc mừng bạn đã có thai! Không nghi ngờ gì về điều đó: Bạn vừa bước qua một ngưỡng cửa vào thế giới khác. Bây giờ bạn đang mang thai, bạn có cả đống những thứ mới mẻ cần tìm hiểu và chuẩn bị cho nhiều sự thay đổi. Dưới đây là tổng quan về những gì sẽ xảy ra.

8 chiến lược thông minh dành cho du khách mang thai
8 chiến lược thông minh dành cho du khách mang thai

Những du khách đang mang thai cần làm gì để có tinh thần thoải mái và có được sức khỏe tốt nhất? Sau đây là 8 chiến lược thông minh dành cho các du khách đang mang trong mình những thiên thần nhỏ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  577 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên đi làm sạch răng khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  565 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Thai 20 tuần nhau bám mặt sau nhóm 2 có phải là bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  8228 lượt xem

Khi thai 15 tuần, tử cung bị ra máu nên em phải cấp cứu bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán nhau bám mép qua lỗ trong cổ từ cung và cho thuốc về đặt. Tuần sau tái khám, nhau vẫn bám thấp. Nay thai đã 20 tuần đi khám thì bác sĩ ghi nhau bám mặt sau nhóm 2. Như vậy là nhau em đã bình thường chưa và liệu có bị tuột thấp lại không? Bây giờ, em có thể sinh hoạt lại bình thường chưa hay vẫn phải kiêng đi lại nhiều, nằm một chỗ ạ?

Thai 16 tuần bị dây rốn bám mép bánh nhau có nguy cơ gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2608 lượt xem

Hiện thai em đã được 16 tuần rồi. Đi siêu âm bác sĩ bảo thai phát triển bình thường nhưng dây rốn thì bám mép bánh nhau. Như thế, khi thai lớn sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp oxi, máu cũng như dinh dưỡng cho thai nhi đúng không ạ?

Thai 35 tuần, cơn gò tử cung 2 lần/10 phút có bị suy thai hay nhau bong non?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1960 lượt xem

Mang bầu được 35 tuần. Nhưng tần suất cơn gò tử cung của em khá nhiều, khoảng 2 cơn trong 10 phút. Vì cơn gò nhiều như vậy, em đã vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám, nhưng bác sĩ không chỉ định nhập viện vì cổ tử cung còn đóng. Bác sĩ cho em hỏi cường độ gò nhiều như vậy liệu có bị suy thai hay nhau bong non,.. không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây