1

Tiểu Đường Trong Thai Nghén - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Vì sao khi mang thai có thể sinh ra tiểu đường ?

  • Tụy tạng có những đảo nhỏ gọi là đảo Langerhans có những tế bào tiết ra hormone gọi là Insuline. Chính insuline giúp cho cơ thể tiêu hóa đường bằng cách tăng tính thấm qua màng tế bào để đường nuôi dưỡng tế bào.
  • Nhờ đó đường huyết của chúng ta luôn luôn được ổn định. Khi có thai, cơ thể tạo ra những hormone khác nhau làm cho insuline khó tác dụng hơn và sinh ra hiện tượng gọi là " đề kháng Insuline "
  • Khi tụy không sản xuất đủ insuline để giữ ổn định đường máu thì thai phụ bị tiểu đường. Nhưng tiểu đường thai nghén thường không gây ra triệu chứng. Do đó để biết có bị tiểu đường hay không thì phải xét nghiệm đường máu để phát hiện bệnh.
  • Thường người ta thử đường máu vào tuần lễ thứ 24 và 28 của thai kỳ. Có thể thai phụ sẽ rất ngạc nhiên khi biết lượng đường huyết của mình bị tăng cao. Chính đường huyết tăng cao sẽ gây ra rắc rối cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Triệu chứng của tiểu đường

Nếu thai phụ có triệu chứng thì có thể là đã bị tiểu đường loại khác rồi mà thai phụ vẫn không hề hay biết. Các triệu chứng có thể gồm:

  • Khát nước nhiều
  • Đi tiểu nhiều
  • Đói nhiều
  • Hoa mắt

Tuy nhiều người có thai thường hay tiểu nhiều, thèm ăn nên chưa chắc đã là do tiểu đường. Và nếu có triệu chứng như vừa kể thì dù sao cũng nên đến bác sĩ để xét nghiệm đường huyết kiểm tra lại.

Chẩn đoán tiểu đường thai nghén như thế nào ?

  • Tất cả thai phụ nên xét nghiệm đường máu trong những tuần lễ thứ 24 và 28. Còn nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ bị tiểu đường thì nên xét nghiệm sớm hơn.
  • Thường người ta làm 2 xét nghiệm đường huyết: xét nghiệm thứ nhất được làm sau khi thai phụ uống một cốc nước ngọt 1 giờ và xét nghiệm thứ 2 sau 3 giờ. Nếu lượng đường huyết vẫn ở một mức nào đó cao hơn bình thường thì có thể xem như thai phụm đang bị tiểu đường thai nghén.

Nếu có tiểu đường thai nghén thì điều trị như thế nào ?

  • Thai phụ có thể tự kiểm soát lượng đường huyết của mình bằng cách điều chỉnh thức ăn và tập thể dục. Sự lựa chọn này sẽ giúp tránh được tiểu đường thai nghén trong những lần có thai tiếp theo và tránh được sự chuyển tiếp sang dạng tiểu đường týp 2, một loại tiểu đường vĩnh viễn.
  • Thai phụ có thể tự đo lượng đường máu của mình và báo cho bác sĩ đều đặn để theo dõi điều trị. Thai phụ cũng có thể tự chích insuline để điều chỉnh lượng đường huyết.
  • Insuline thai phụ chích là loại insuline tổng hợp nhân tạo, nó hòa cùng insuline tự nhiên do tụy tiết ra để điều chỉnh lượng đường huyết được ổn định.

Nguyên nhân nào gây nên tiểu đường thai nghén ?

  • Trong khi có thai, trong lòng tử cung, ngoài thai nhi còn có một tổ chức để chuyển tiếp máu (tức là thức ăn và nước) từ mẹ qua con để nuôi sống thai nhi, đó là bánh nhau.
  • Trong máu có nhiều hormone. Trong đó có những hormone làm cho tác dụng của insuline bị cản trở, vì thế cơ thể người mẹ phải sản xuất thêm nhiều insulin để bù đắp. Nhưng nếu cơ quan tiết insuline, tức là tụy, không làm việc để sản xuất đủ lượng insuline cần thiết giúp giữ ổn định đường máu thì tiểu đường thai nghén phát sinh.
  • Khi người mẹ bị tiểu đường thì không có nghĩa là con cũng sẽ bị tiểu đường. Thai phụ bị tiểu đường nhưng vẫn sinh con vẫn khỏe mạnh nếu thai phụ giữ được lượng đường huyết trong giới hạn an toàn.

Hiếm khi mẹ và con có vấn đề với đường huyết cao

Một số rắc rối gồm:

  • Cao huyết áp
  • Con quá to. Nếu một thai nhi nhận quá nhiều đường, đường sẽ biến thành chất béo và làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường. Nếu trẻ to quá sé khó sinh ở đường âm đạo và vì thế phải cần đến mổ đẻ lấy thai.
  • Sau khi sinh, lượng insuline thừa có thể làm cho bé bị hạ dường huyết. Nếu đường huyết quá thấp thì phải cho thêm trẻ sơ sinh đường. Trẻ cũng có thể bị hạ calci máu, tăng cao bilirubin và tăng lượng hồng cầu.
  • Tuy nhiên, tiểu đường thai nghén sẽ tự hết sau khi sinh. Nhưng một khi đã bị tiểu đường thai nghén thì lần có thai tiếp theo, thai phụ dễ bị chuyển thành tiểu đường týp 2. Tỷ lệ chuyển đổi trên là 50%.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguy cơ bị tiểu đường thai nghén ?

Khi có thai, thai phụ cần để ý các yết tố sau vì chúng là những yếu tố dẫn đến tiểu đường thai nghén :

  • Nếu thai phụ ở tuổi 25 hay lớn hơn khi mang thai.
  • Nếu đã bị tiểu đường thai nghén lần trước đó
  • Nếu đã một lần sinh bé nặng hơn 4000g
  • Chính bản thân thai phụ khi được sinh ra nặng hơn 4000g
  • Thai phụ có cha mẹ hay anh em bị tiểu đường týp2
  • Thai phụ bị béo phì (nếu chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) >= 30
  • Thai phụ bị đa nang buồng trứng
  • Nếu thai phụ dùng corticoids.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1714 lượt xem

Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?

Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  682 lượt xem

Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?

Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  715 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?

Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem

Lần đầu bị tiểu đường thai kỳ, lần sau có sao không?

Lúc mang thai bé đầu lòng (nay đã 5 tuổi), em bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sanh 1-2 năm, em đi kiểm tra lại đường huyết thì bình thường. Giờ, em vừa đi khám tiền sản, đường lúc đói là 5.8 và HbA1c là 5.0. Với mức đường như trên, em có thể mang thai được không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1173 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? 11:56
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
 Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai
 3 năm trước
 785 Lượt xem
MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ? MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ? 09:08
MẸ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NÊN ĂN GÌ?
 Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
SINH THƯỜNG GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ SINH THƯỜNG GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ 07:32
SINH THƯỜNG GỢI Ý THỰC ĐƠN CHO MẸ BẦU TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ 07:11
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
 Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường gặp biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường, nhiễm trùng,...
 3 năm trước
 671 Lượt xem
Chỉ số tiểu đường thai kỳ thế nào là bình thường và Cách theo dõi Chỉ số tiểu đường thai kỳ thế nào là bình thường và Cách theo dõi 07:02
Chỉ số tiểu đường thai kỳ thế nào là bình thường và Cách theo dõi
Để biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không, mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số glucose trong máu
 3 năm trước
 768 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây