Áp dụng phương pháp phẫu thuật vi phẫu trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Ca bệnh thoát vị đĩa đệm
Một người bệnh vừa được áp dụng phương pháp phẫu thuật vi phẫu thành công tại bệnh viện Hoàn Mỹ là chị M.H.D (sinh năm 1976, ngụ tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) chia sẻ, ca phẫu thuật của chị diễn ra khá nhẹ nhàng. Sau phẫu thuật, chị không cảm thấy đau và đã có thể sinh hoạt bình thường chỉ sau 1 ngày phẫu thuật.
Theo lời người bệnh, khoảng 10 năm trước, chị D. bắt đầu bị đau nhức lưng, không đi thẳng lưng được. Sau khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chị có điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Bệnh có thuyên giảm một thời gian nhưng sau đó lại tái phát. Sau hai lần tái phát, cơn đau bắt đầu lan tới chân và việc đi lại của chị bị hạn chế rất nhiều. Hai tháng trước khi phẫu thuật chị hầu như chỉ có thể nằm.
Ngày 18/04/2019, chị nhập viện tại bệnh viện Hoàn Mỹ để bắt đầu điều trị. Ngay trong chiều cùng ngày, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu, lấy nhân đệm bị vỡ chèn lên dây thần kinh ra, giải phóng dây thần kinh. Sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và người bệnh đã xuất viện vào ngày 22/4, sau 4 ngày nằm viện theo dõi.
Theo BS.CKI Trần Bình Liêu – Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh – Cơ Xương Khớp đồng thời là bác sĩ điều trị cho người bệnh D. - bên cạnh tính thẩm mỹ, đây còn là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, ít đau và rút ngắn thời gian hồi phục của người bệnh.
Thay vì phải chờ 3-4 ngày mới có thể hoạt động lại và nằm viện khoảng 1 tuần như khi áp dụng phương pháp phẫu thuật truyền thống, người bệnh có thể hoạt động lại ngay sau phẫu thuật chỉ 24 giờ và xuất viện sau 3 đến 4 ngày.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Vỡ xương sọ xảy ra khi có một lực tác động mạnh khiến xương sọ (hộp sọ) bị nứt, lún hoặc vỡ. Một số trường hợp vỡ xương sọ tự lành mà không cần can thiệp điều trị nhưng nếu tổn thương đến não hoặc cần phẫu thuật thì quá trình hồi phục có thể mất vài tuần cho đến vài tháng.
Loãng xương là tình trạng mật độ xương suy giảm do tốc độ phân hủy xương nhanh hơn tốc độ tái tạo xương mới. Phương pháp điều trị thường là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Mục đích chính của việc điều trị là ngăn ngừa mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương.
Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.
Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.