CHỈ SỐ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ BAO NHIÊU LÀ NGUY HIỂM?
Trong lần khám thai đầu tiên
Mẹ bầu có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.
– Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L, thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
– Đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
– Khi đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
Vào tuần 24-28 của thai kỳ
Nếu mẹ bầu có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện: Đầu tiên, các mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó uống một lượng khoảng 75g glucose trong vòng 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1-2 tiếng kể từ khi uống.
– Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L: thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
– Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:
+ Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
+ Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
+ Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L
Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường
-------------------
***Khoa sản Bệnh viện Hồng Ngọc cơ sở Mỹ Đình sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2021.
Quý khách hàng có thể inbox hoặc gọi đến số Hotline: 0888 467 966 - 0932 232 015 để được giải đáp mọi thắc mắc.
Địa chỉ: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
-------------------
KHOA SẢN - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
> Địa chỉ: Tầng 13, số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
> Hotline: 0888 467 966 - 0932 232 015
> Group chia sẻ kinh nghiệm sinh con tại Hồng Ngọc:
Có phải phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn?
- Bác sĩ ơi, phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn, đúng không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi nhé, cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 812 lượt xem
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 1709 lượt xem
Cần lưu ý gì khi bị tiểu đường thai kì?
Đi tầm soát tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 27 bằng test dung nạp 75g đường, em thấy có kết quả: Glucose lúc đói: 94,61 mg/dl; sau 1 giờ: 162, 64mg/dl; sau 2 giờ: 143,43 mg/dl. Có đúng là em bị tiểu đường thai kỳ không? Vậy, em phải lưu ý những gì?
- 1 trả lời
- 678 lượt xem
Tiểu đường thai kì cần chế độ ăn thế nào?
Mang thai 28 tuần, bs bảo em bị tiểu đường. Em đi xét nghiệm thì có kết quả: Đường huyết lúc đói: 5,4mmol/L. Sau uống 1 giờ: 11,5mmol/L. Sau uống 2 giờ: 9,6mmol/L. Em phải có chế độ ăn tiết chế thế nào để kiểm soát được đường huyết ạ?
- 1 trả lời
- 714 lượt xem
Tiểu đường thai kỳ có lặp lại khi mẹ mang bầu lần tiếp theo?
Em đang có một bé gái 6 tuổi, hiện đã qua 2 lần sinh mổ. Bé thứ 2 được 25 tuần thì em bị tiểu đường, phải chích insulin sáng chiều và đến tuần 36 thì bé mất. Em có tiền sử bị tiểu đường như vậy, lần này nếu mang thai liệu có bị tiểu đường và sinh mổ lần nữa có sao không?
- 1 trả lời
- 742 lượt xem
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!
Chìa khóa để kiểm soát tình trạng là theo dõi mức đường trong máu của bạn. Điều này giúp kiểm soát bệnh và đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang hiệu quả.