CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TỐT CHO NGƯỜI BỆNH XƯƠNG KHỚP
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn uống đúng cách giúp người mắc bệnh xương khớp giảm thiểu các triệu chứng đau nhức và sưng tấy, thậm chí là cải thiện tốt chức năng của hệ vận động. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích, có thể bạn chưa biết:
NGƯỜI BỆNH XƯƠNG KHỚP NÊN ĂN:
- Cá giàu omega 3: Cá mòi, cá thu, cá hồi, cá ngừ;
- Dầu oliu, dầu bơ, dầu cây rum;
- Sữa tươi, sữa chua, phô mai;
- Bông cải xanh, rau bina, cải ngọt;
- Trái cây có múi hoặc màu đỏ/tím;
- Ngũ cốc nguyên hạt;
- Trà xanh;
- Tỏi, hành tây.
NGƯỜI BỆNH XƯƠNG KHỚP NÊN HẠN CHẾ:
- Thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối;
- Chất béo bão hòa, thường có trong đồ ăn nhanh;
- Các loại thịt màu đỏ: Thịt bò, cừu, ngựa;
- Bánh mì, khoai tây chiên, gạo trắng;
- Rượu, bia, đồ uống có gas.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý cùng luyện tập thể dục đều đặn, người bệnh nên đi khám để kiểm tra và điều trị dứt điểm cơn đau, đặc biệt là phòng biến chứng gây tàn phế không mong muốn.
=====+====+======
BVĐK MEDLATEC KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP
Bệnh viện hội tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực cơ xương khớp như: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng với hơn 35 năm kinh nghiệm, ThS.BSNT Trịnh Thị Nga, ThS.BS Mạc Thùy Chi,...
Trang bị đầy đủ, hiện đại: Hệ thống máy xét nghiệm tự động đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, máy đo loãng xương DEXA scan, máy CT 128 dãy, X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI),…
Dịch vụ đa dạng, chất lượng cao:
• Khám, tư vấn và điều trị: Bệnh khớp tự miễn, thoái hóa khớp, khớp nhiễm khuẩn, các rối loạn về xương hoặc sụn,…
• Điều trị loãng xương bằng thuốc Aclasta;
• Điều trị các bệnh lý tự miễn cơ xương khớp bằng thuốc sinh học;
• Thực hiện các thủ thuật: Tiêm khớp, hút dịch khớp, tiêm các điểm bám gân, tiêm ngoài màng cứng, tiêm chất nhờn tại khớp,...
MEDLATEC phục vụ tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, Lễ/ Tết.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được tư vấn dịch vụ.
=====+=====+=====
Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
• Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
• Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
• Cơ sở 3: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
• Cơ sở 4: 119 Nguyễn Tất Thành, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Tuy rằng không thể đảo ngược bệnh loãng xương nhưng có nhiều cách để cải thiện mật độ khoáng xương và giảm nguy cơ gãy xương khi bị loãng xương. Bên cạnh đó còn có các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu. Một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.
Tập yoga là một cách hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng loãng xương. Duy trì thói quen tập yoga đều đặn có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ và xương, giảm nguy cơ té ngã và chấn thương.