BIẾN CHỨNG CƠ XƯƠNG KHỚP DO TIỂU ĐƯỜNG LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH?
Tiểu đường (đái tháo đường - ĐTĐ) thúc đẩy các bệnh lý cơ xương khớp xuất hiện sớm, nặng hơn, dễ gây biến chứng.
Bệnh thường tiến triển âm thầm, điều trị khó khăn nếu phát hiện muộn.
BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP DO BIẾN CHỨNG ĐTĐ
Loãng xương: Mật độ xương ở người ĐTĐ thấp hơn 20-30% so với người bình thường, nhất là người ĐTĐ type 1.
Hội chứng bàn tay cứng: Da tay bị dày lên, xơ cứng gần giống như bệnh xơ cứng bì, bắt đầu từ ngón út rồi lan dần về phía ngón cái, làm hạn chế vận động bàn ngón tay.
Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH) hay bệnh Forestier: Loạn sản, canxi hóa dây chằng cột sống kết hợp với hình thành các gai xương.
Hội chứng ngón tay lò xo (ngón tay cò súng): Ngón tay bị co cứng, gập lại như động tác bóp cò súng, không thể tự duỗi thẳng ngón tay.
Hội chứng bàn chân chim (bệnh Dupuytren): Các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, khiến các ngón tay hay cả bàn tay bị co rút, cong quặp lại như bàn chân chim.
Hội chứng đông cứng khớp vai: Khoảng 20% người tiểu đường gặp phải biến chứng này: Khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu.
Bàn chân Charcot: Ban đầu chỉ có dấu hiệu là những vùng da sưng đỏ bất thường trên da bàn chân kèm cảm giác tê bì, ngứa ran. Nhưng lâu dần bàn chân sẽ biến dạng. Lòng bàn chân cong thành hình võng, ngón chân quặp về bên trong.
Hội chứng vai tay: Đau dọc từ vai xuống bàn tay và các ngón tay, gây đau dữ dội kèm theo triệu chứng bàn tay đỏ tím, sưng phù và teo cơ ở giai đoạn muộn.
Hội chứng ống cổ tay, cổ chân: Gây tê nhức, đau đớn ở bàn tay hoặc bàn chân, đặc biệt khi vận động, gấp duỗi cổ tay, cổ chân liên tục.
Bệnh teo cơ do ĐTĐ: Gặp ở cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2 kiểm soát đường máu kém. Hay gặp teo cơ đùi.
Nhồi máu cơ do ĐTĐ: Biến chứng này ít gặp.
Các triệu chứng của bệnh lý cơ xương khớp do ĐTĐ có thể nghiêm trọng hơn khi thời tiết lạnh, ảnh hưởng nghiệm trọng tới cuộc sống của người bệnh.
PHÒNG TRÁNH BIẾN CHỨNG CƠ XƯƠNG KHỚP DO ĐTĐ
- Theo dõi đường huyết thường xuyên;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ;
- Từ bỏ thói quen ăn ngọt, thức khuya, uống rượu/bia, hút thuốc,...
- Không làm việc quá sức, stress;
- Chăm chỉ vận động thể chất;
- Tập luyện bài tập tốt cho bàn tay và chân;
- Tuân thủ chế độ ăn kiêng hợp lý;
>> Nếu thấy có các biểu hiện bất thường như tê bì, khó co duỗi các ngón, sưng đau, đổi màu da..., người bị ĐTĐ cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
===================
BVĐK MEDLATEC khám đầy đủ các chuyên khoa Thận tiết niệu, Cơ xương khớp, Chẩn đoán hình ảnh,... là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín của cộng đồng.
• Đồng hành cùng người bệnh là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, tận tâm;
• Kết quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác nhờ trang thiết bị y tế hiện đại;
• Chi phí hợp lý, minh bạch, thanh toán BHYT và bảo lãnh viện phí;
• Đặc biệt, dịch vụ lấy mẫu XÉT NGHIỆM TẠI NHÀ TIỆN ÍCH giúp người dân an tâm sức khỏe mà không mất công đi lại và chờ đợi nơi đông người.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 hoặc COMMENT/INBOX tại đây.
=====+=====+=====
Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
• Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
• Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
• Cơ sở 3: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
• Cơ sở 4: 119 Nguyễn Tất Thành, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Bệnh loãng xương hiện chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loại khoáng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe xương, một trong số đó là fluor (fluoride). Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu liệu bổ sung fluor có giúp điều trị hay phòng ngừa bệnh loãng xương hay không.
Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Xương trong cơ thể chúng ta liên tục bị phân hủy và xương mới được tạo ra để thay thế. Loãng xương xảy ra khi xương bị phân hủy nhanh hơn tốc độ tạo xương mới, điều này dần dần khiến xương trở nên xốp, yếu đi và dễ bị gãy hơn.
Bệnh tiểu đường và loãng xương có thể xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và chứng loãng xương có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.