6 tháng - mốc quan trọng cho giai đoạn ăn dặm của trẻ sơ sinh
1. Vai trò của sữa mẹ với sự phát triển của trẻ
Sữa mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là từ 10 -15 ngày sau sinh nên bác sĩ khuyên các mẹ hãy cho con bú ngay từ khi lọt lòng.
- Sữa mẹ chứa 50% calo chất béo, 45% calo chất bột đường và 5% calo chất đạm (protein). Phần lớn chất bột đường trong sữa mẹ là đường lactose, có tác dụng giúp cho trẻ hấp thụ canxi tốt nhất.
- Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu trẻ sẽ được tăng cường kháng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da, hen suyễn, béo phì...
- Sữa mẹ giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật...
- Đối với trẻ sinh thiếu tháng, được nuôi bằng sữa mẹ sẽ phát triển hơn những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài.
Với bà mẹ, việc cho con bú sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bà mẹ như giảm cân sau sinh, tử cung thu hồi nhanh, giảm chảy máu sau sinh.
2. Thời điểm quyết định nên cho trẻ ăn dặm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.
Từ khuyến cáo trên, những chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ 6 tháng tháng ăn dặm và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal / ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.
Cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm nên cho trẻ ăn từ từ, ít một rồi tăng dần lên 200ml mỗi bữa, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Mỗi lần chỉ cho một loại thức ăn mới. Loại thức ăn nào khi bắt đầu cho bé ăn cũng cho ăn ít một sau đó ăn tăng dần. Không nên bắt ép trẻ ăn đủ số lượng nhiều từ ban đầu và không nên lo lắng khi trẻ chưa chịu ăn. Khi cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm nên cho trẻ tập ăn sữa chua, hoa quả. Mỗi ngày có thể cho trẻ uống 20ml nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền
3. Vì sao phải ăn dặm đúng thời điểm?
Ăn bổ sung quá sớm hay quá muộn là sai lầm khá phổ biến trong việc chăm sóc trẻ ở nước ta hiện nay, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói. Vì vậy nhiều trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí cũng không ít trường hợp còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Điều này đã ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.
Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay, trên thị trường một số loại thực phẩm trẻ em được công bố là phù hợp cho trẻ từ bốn tháng tuổi, hay trẻ ăn dặm 5 tháng nhưng tốt nhất các mẹ nên đợi đến sáu tháng trước khi cho bé ăn dặm, vì những lý do sau:
- Cho bé ăn dặm sớm có thể có nghĩa con sẽ bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là con có thể không nhận được tất cả năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp bé phát triển.
- Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và hoàn thiện. Đến sáu tháng tuổi, bé sẽ dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
- Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau sáu tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong sáu tháng đầu tiên. Do vậy, trước thời điểm này, các mẹ không cần phải cho con dặm để giúp con phát triển hoặc tăng trưởng toàn diện.
Ngược lại, cho trẻ ăn bổ sung quá muộn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, bé thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém. Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho bé, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng lên của trẻ, nên cần phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài việc bú sữa mẹ, cần cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm thêm từ 1 – 2 bữa bột trong một ngày.
Cho con ăn dặm không chỉ đúng cách, mà còn phải đúng thời điểm, để đảm bảo bé hấp thu tốt nhất. Mẹ nên lập kế hoạch cho con ăn dặm khoa học, kiên nhẫn và tuân theo lộ trình phát triển khi bé đã sẵn sàng. Nếu các mẹ vẫn cảm thấy chưa yên tâm, hoặc bé tỏ ra đói, hãy nói chuyện với điều dưỡng viên hoặc bác sĩ gia đình. Điều này đặc biệt quan trọng con bạn sinh non, vì bé có thể sẽ cần cai sữa vào một thời điểm khác muộn hơn.
4. Dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm
Giai đoạn 6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng cho việc quyết định tập cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm, chính là giai đoạn giúp trẻ dần làm quen với những 'thức ăn mới lạ' rất cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên để xác định xem trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm đã thực sự sẵn sàng chưa, phụ huynh cần dựa vào những biểu hiện sau đây của trẻ sẽ giúp cho việc ăn dặm của trẻ thuận lợi hơn:
- Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.
- Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng cho trẻ.
- Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho trẻ ăn.
- Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa những món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
- Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (lúc trẻ còn nhỏ khi cho bất cứ vật gì vào miệng trẻ cũng đẩy ra, trừ núm vú).
- Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà gia đình hay cha mẹ cho ăn.
Đôi khi, bé có thể làm những việc khiến mẹ nghĩ rằng bé đã hoàn toàn sẵn sàng ăn dặm trong khi thực tế không phải như vậy. Những dấu hiệu dưới đây là hoàn toàn bình thường cho sự phát triển của trẻ, không phải là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho ăn dặm:
- Ngậm nắm tay
- Đòi ăn thêm sữa
- Thức dậy trong đêm (ngay cả khi bé đã ngủ say giấc trước đó).
Nếu con bạn thường ngủ không yên giấc vào ban đêm, ba mẹ thường cho bé ăn bổ sung với hy vọng rằng điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ăn dặm sẽ giúp con bạn ngủ ngon hơn. Nếu con thức dậy vào ban đêm, nhưng không có dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng như nêu trên, các mẹ hãy cho bé bú thêm sữa.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 1813 lượt xem
Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 2505 lượt xem
Tại sao trẻ 6 tháng tuổi không bắt ti mẹ và chỉ bú trong lúc ngủ?
Bé nhà em 6 tháng tuổi. Em sinh bé được 3,1kg nhưng hiện tại bé chỉ được 5,6kg. Không hiểu vì sao bé nhà em như kiểu sợ vú mẹ, không chịu ngậm ti dù đã đói từ 4 đến 5 tiếng. Em toàn phải cho bé bú khi đã ngủ say. Khoảng 3 tiếng em cho bé bú một lần, nhưng bé không chịu, phải sau 4 đến 5 tiếng bé mới chịu bú và chỉ bú một bên vú. Mỗi bên vú cả em khi căng đầy chỉ khoảng 60ml hoặc ít hơn. Càng lớn, cho bé bú lại càng khó khăn. Hiện tại bé đã biết lật nên mỗi lần bú là bé lắc và trở người liên tục. Bé không bú bình và em có cho bé uống sữa công thức bằng muỗng nhưng bé cũng không hợp tác. Bác sĩ cho em hỏi không biết bé có bị bệnh gì trong người không mà lại không bắt ti mẹ như vậy? Và với tình trạng suy dinh dưỡng của bé thì em cần làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 1585 lượt xem
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?
Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?
- 1 trả lời
- 984 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.