1

6 phương pháp phẫu thuật trị thoái hóa khớp gối - Bệnh viện Bạch Mai

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp. Bên cạnh phương pháp điều trị nội khoa hiện nay có một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng để điều trị căn bệnh này.

Phẫu thuật nội soi làm sạch

Chỉ định

Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp được chỉ định cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát có triệu chứng lâm sàng gồm:

  • Đau, hạn chế vận động gối
  • Điều trị nội khoa ít thuyên giảm
  • Thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 và 3
  • Thoái hóa khớp gối có dị vật khớp gối (chuột khớp gối), có dấu hiệu kẹt khớp trên lâm sàng
  • Thoái hóa khớp gối kèm theo viêm dày bao hoạt dịch.

Chống chỉ định

  • Không thực hiện kỹ thuật nội soi làm sạch cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 (khớp đã biến dạng, hẹp khe khớp hoàn toàn)
  • Bệnh nhân thoái hóa gối giai đoạn 2 hoặc 3 trên nền viêm đa khớp dạng thấp
  • Có những bệnh lý mạn tính kèm theo không cho phép phẫu thuật như bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân cũng như tại gối
  • Bệnh nhân có rối loạn đông máu và các bệnh lý khác.

Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn

Phẫu thuật kích thích tủy xương qua nội soi khớp gối được áp dụng cho những thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương ở người trẻ, có vùng khuyết sụn nhỏ hoặc vừa.

Hiện nay, phương pháp này được áp dụng phối hợp với ghép tế bào gốc tự thân để điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát giai đoạn 2 và 3 cho kết quả tốt hơn: lớp sụn mới tạo thành có bản chất gần giống sụn trong (hyaline cartilage), như sụn khớp bình thường.

Ghép tế bào sụn tự thân

Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, có tổn thương sụn mới do chấn thương, một vị trí đơn độc và diện tích vùng khuyết sụn nhỏ và vừa.

Phương pháp này có ưu điểm:

  • Phục hồi được lớp sụn mới có bản chất là sụn trong
  • Có tính đàn hồi
  • Tính bền vững cao
  • Giống sụn bình thường.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật, đặc biệt thì ghép tế bào sụn phải mở khớp gối.
  • Mặt khác tế bào sụn phải nuôi cấy trong môi trường đặc biệt với giá thành cao, làm tăng chi phí điều trị.
  • Ngay sau ghép, mảnh ghép dễ bị bong khỏi vị trí ghép, dẫn đến thất bại.
  • Quá trình sau ghép có thể xuất hiện tăng sinh quá mức của tổ chức sụn mới gây cản trở cơ học, gây dính, hạn chế biên độ vận động của khớp.

Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại

Nếu ghép mảnh sụn đơn thuần sẽ không tạo được sự liền sụn tại vị trí giáp ranh giữa mảnh ghép và nơi nhận (sụn không có mạch nuôi). Để khắc phục nhược điểm đó, ghép xương sụn (mảnh ghép bao gồm phần xương liền sụn) để tạo được sự liền xương tại vị trí ghép, nhờ đó sụn ghép sống, bám chặt và vẫn đảm bảo được chức năng của sụn.

Phương pháp này được áp dụng cho những tổn thương sụn có diện tích nhỏ và vừa (1-4cm2), đơn ổ, thường áp dụng cho thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương.

Ưu điểm: 

  • Tạo ra được lớp sụn mới với bản chất là sụn trong thay thế được vùng khuyết sụn.
  • Phần sụn mới về lâu dài bám dính tốt do có sự liền xương - xương.

Nhược điểm: 

  • Tạo tổn thương mới tại vị trí lấy sụn đối với ghép tự thân.
  • Nếu ghép đồng loại, liên quan đến vấn đề xử lý mảnh ghép và thải ghép.
  • Trong thời gian chưa liền xương, mảnh ghép dễ rơi vào khớp tạo dị vật khớp, gây kẹt khớp khi bệnh nhân vận động.

Đục xương sửa trục

Mục đích của đục xương sửa trục là làm thay đổi trục cơ học hay trục chịu lực của chân, chuyển trọng tâm chịu lực của khớp gối từ khoang thoái hóa sang khoang lành theo trục sinh lý, làm giảm tải lên bề mặt khớp thoái hóa, giúp bệnh nhân giảm đau, làm chậm lại quá trình thoái khớp.

Đục xương sửa trục thường được chỉ định trong:

  • Điều trị những thoái hóa khớp gối sớm
  • Một khoang (khoang trong hoặc khoang ngoài của khớp)
  • Thường gặp ở bệnh nhân có biến dạng chân kiểu vẹo trong (chân chữ O) hay vẹo ngoài (chân chữ X - hai bên, chữ K - một bên).

Nhược điểm của kỹ thuật này:

Dễ gặp tai biến liệt thần kinh mác chung do tác động đến đầu trên xương mác. Ngoài ra, sự thay đổi trục chi, mất xương cũng gây thách thức cho vấn đề thay khớp về sau.

Thay khớp

Phẫu thuật thay khớp được chỉ định:

Khi thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3 và 4 và không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Nhược điểm

  • Thay khớp là một phẫu thuật lớn, tiềm ẩn những rủi ro, chi phí cao, không phải tất cả bệnh nhân có chỉ định thay khớp đều đáp ứng được.
  • Tuổi thọ của khớp nhân tạo chỉ có thời hạn nhất định (chủ yếu 10-15 năm) nên ở những bệnh nhân thuộc nhóm trẻ tuổi (<55 tuổi) phải đứng trước nguy cơ thay lại khớp nhiều lần trong đời, nhất là tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng.

Vì vậy, chỉ định phẫu thuật thay khớp gối phải xét trên nhiều khía cạnh, như mức độ thoái hóa, tuổi, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1147 Lượt xem
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật 02:34
Điều trị thoái hóa khớp gối không cần phẫu thuật
Phải chịu đựng căn bệnh thoái hóa khớp gối hơn 30 năm, cụ Rôm, 80 tuổi, gần như không còn hy vọng gì về việc có thể đi lạiCho đến khi được...
 3 năm trước
 789 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 800 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 695 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 860 Lượt xem
Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

DEXA là phương pháp đo mật độ khoáng xương có độ chính xác cao giúp phát hiện tình trạng giảm mật độ xương. Mật độ xương thấp hơn mức bình thường của những người cùng độ tuổi có nghĩa là bạn có nguy cơ bị loãng xương và gãy xương.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây