1

6 loại thực phẩm giúp đẩy lùi, ngăn ngừa loãng xương - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

 Giàu canxi, vitamin D, protein và các chất chống ôxy hoá, một số thực phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh loãng xương và giảm mật độ xương sau tuổi 50.

1. Ngũ cốc:  

  • Với hàm lượng protein từ 8-14%, đạm thực vật trong ngũ cốc có khả năng chống lại sự “thăm hỏi” của bệnh loãng xương - giảm mật độ xương (cứ 4 phụ nữ sau tuổi 50 lại có một người bị loãng xương còn ở đàn ông tỉ lệ là 1/8).
  • Hãy xen kẽ vào thói quen ăn uống hàng ngày (bánh mì, bột mì, gạo…) bằng mầm lúa mì, rau quả sấy khô. Lưu ý: 100g mầm lúa mì mang đến 26g đạm, còn một nắm lúa mạch mang đến 14g đạm.

2. Sản phẩm từ sữa: 

  • Thực phẩm hàng đầu giúp bạn phòng tránh chứng loãng xương chính là các sản phẩm từ sữa! Vì chúng mang canxi đến cho xương – thành phần chính cẩu thành nên xương.
  • Sau tuổi 50, cơ thể chúng ta cần khoảng 1,2g canxi mỗi ngày, dàn đều ra trong ngày với mỗi lần tối đa 0,5g.
  • Để đảm bảo nhu cầu canxi sau tuổi 50, cần tiêu thụ lượng sản phẩm từ sữa tương đương với 0,75lít sữa/ ngày.
  • Ví dụ: 1 cốc sữa buổi sáng - 1 hũ sữa chua buổi trưa - 1 cốc sữa vào 5h chiều - 30 đến 50g phô mai vào bữa tối.

3. Cá hồi: 

  • Với hàm lượng vitamin D dồi dào (khoảng 12 đến 20 microgram trong 100g cá) tham gia tích cực vào sự tái tạo mật độ xương, cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp bạn phòng tránh bệnh loãng xương.
  • Bắt đầu từ tuổi 50, lượng vitamin D cần thiết cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 10 microgram.
  • Hãy tiêu thụ cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể.
  • Ngoài ra, phơi nắng cũng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng nhỏ vitamin D qua da.

4. Giá đỗ: 

  • Hấp thu thức ăn làm từ đậu nành giúp giảm quá trình loãng xương ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, khi các thay đổi trong nội tiết tố của cơ thể có thể làm xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương.
  • Lý do là trong đậu nành có chứa phyto-oestrogen (hóc môn oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon.
  • Trung bình, 100g giá đỗ chứa 35mg isoflavon….Tuy nhiên, chống chỉ định tiêu thụ quá 1mg isoflavon trên 1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày (Ví dụ, tối đa 60mg cho một phụ nữ nặng 60kg).

5. Chè xanh:

  •  Với hàm lượng flavonoi (chất chống ôxy hoá) phong phú trong lá chè, chè xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.
  • Thực vậy, theo các nghiên cứu khoa học, những người uống chè xanh trên 10 năm có mật độ xương dồi dào hơn những người khác.
  • Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước chè/ngày vì trong chè có nhiều théin - một chất gây kích thích.
  • Ở một số người, uống quá nhiều nước chè còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hoá.

6. Bắp cải:

  •  Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Chính nhờ loại rau này, người dân đảo Okinawa ( Nhật Bản ) nằm trong nhóm những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.
  • 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày nên nạp vào cơ thể là 0,03 đến 1mg.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 829 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 709 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 2 năm trước
 841 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
Tin liên quan
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Loãng xương có ngăn ngừa được không?
Loãng xương có ngăn ngừa được không?

Loãng xương là một căn bệnh mãn tính khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh loãng xương - chẳng hạn như tuổi tác và tiền sử gia đình – là không thể kiểm soát. Nhưng cũng có một số yếu tố có thể thay đổi để phòng ngừa loãng xương. Ví dụ, những người ngồi nhiều và ít vận động có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn. Tích cực hoạt động thể chất và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Cần bổ sung bao nhiêu canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương?
Cần bổ sung bao nhiêu canxi và vitamin D để ngăn ngừa loãng xương?

Canxi và vitamin D rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương. Nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây