1

Bệnh da do nấm sợi - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

  • Bệnh da do nấm sợi (dermatophytosis) rất thường gặp, nhất là ở các nước có  khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển.  
  • Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường có triệu chứng cơ  năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị hay điều trị không đúng, thương tổn nấm  có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.  

2. NGUYÊN NHÂN 

- Có 3 loài nấm sợi thường gặp gây bệnh ở người: Trichophyton,  Epidermophyton, Microsporum. Các chủng nấm sợi có thể lây nhiễm từ đất  (geophilic organisms), từ động vật (zoophilic) hoặc từ người bệnh (anthropophilic).  Các loại nấm này cần có keratin để phát triển, do vậy không thể gây bệnh ở niêm  mạc. 

- Điều kiện thuận lợi: 

  • Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, sống tập thể, ngủ chung và dùng chung quần áo. 
  • Khí hậu nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi làm thay đổi pH của da. 
  • Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng. 
  • Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc  ức chế miễn dịch. 

3. CHẨN ĐOÁN 

a) Lâm sàng  

- Nấm ở bàn chân 

+ Thường hay gặp ở những người đi giầy nhiều nhất là các vận động viên điều  kinh do vậy bệnh còn được gọi là “bàn chân vận động viên điều kinh” (Athlete's  foot).  

+ Nguyên nhân: chủ yếu do Trichophyton rubrum và Trichophyton  mentagrophytes. Một số trường hợp có thể do Epidermophyton floccosum. 

+ Lâm sàng nấm ở bàn chân có 3 hình thái 

  •  Hình thái bong vảy: lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều, có thể bong vảy  từng đám nhỏ hoặc lan tràn toàn bộ lòng bàn chân. Thường ở 1 bên sau lan sang 2  bên, ngứa ít.
  •  Hình thái viêm kẽ: thường ở kẽ ngón 3-4 bàn chân. Bệnh rất hay gặp ở  những vận động viên điền kinh do đi giày nhiều. Tổn thương đỏ, nứt trên có nhiều  bợ trắng, chảy nước. Người bệnh có thể đau và ngứa nhiều. 
  •  Hình thái tổ đỉa: mụn nước nằm sâu dưới da, khó vỡ, các mụn nước vỡ để  lại bề mặt lỗ chỗ, ngứa nhiều và đau. 
  •  Hình thái viêm móng: móng có những đám trắng, đường trắng từ bờ tự do  hoặc bờ bên, dần móng dầy lên, màu vàng bẩn, dễ mủn. 

- Nấm bẹn 

+ Thường do Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum gây nên.

+ Lâm sàng 

  •  Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần lan ra thành mảng hình tròn  hoặc bầu dục, bề mặt đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các  mảng liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu. 
  •  Ngứa 

+ Cần phân biệt nấm bẹn với: 

  •  Erythrasma: bệnh do nhiễm khuẩn khu trú ở vùng bẹn, thành dát đỏ hoặc  nâu, có bờ rõ nhưng không có mụn nước và vảy. Dưới ánh sáng đèn Wood, thương  tổn có màu đỏ gạch. 
  •  Viêm kẽ do Candida: dát đỏ, bờ rõ, ngoài bờ có bong vảy rất mỏng như lột  vỏ khoai tây, bề mặt đỏ tươi và láng bóng, có các thương tổn vệ tinh. 

- Nấm vùng mặt 

  • Do T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis gây nên. 
  • Lâm sàng: thường là dát đỏ, kích thước 1-5 cm, bờ hơi nổi cao đôi khi không  rõ, bong vảy, ngứa. 

- Nấm thân mình  

  • Dịch tễ: bệnh có thể lây nhiễm từ bất kỳ nguồn nào.  
  • Căn nguyên: bất kỳ loại nấm sợi nào cũng có thể gây bệnh ở thân mình.  Hay gặp nhất là T. rubrum, T. mentagrophytes, M. canis và T. tonsurans. 
  • Tổn thương là mụn nước,thành đám tạo thành hình tròn hay hình nhiều  cung. Tổn thương có xu hướng lành giữa, lan ra xung quanh, ngứa nhiều. Nhiễm  nấm có thể khu trú hay lan toả toàn thân tuỳ thuộc vào đặc điểm vi nấm hay vật  chủ.. 

- Nấm vùng râu

+ Ít gặp, thường ở nông dân tiếp xúc với súc vật.  

+ Lâm sàng: có 2 hình thái lâm sàng  

  • Hình thái nông: do Violaceum, T. rubrum gây nên. Sợi râu gãy và bong vảy  hoặc tồn tại nhưng khô, không bong, khi nhổ lên chân vẫn bình thường. 
  • Hình thái sâu: do T. mentagrophytes gây nên. Tiến triển chậm, các u nhỏ  liên kết với nhau tạo thành mảng thâm nhiễm và ăn sâu xuống hình thành các áp xe.  Da trên bề mặt viêm tấy, sợi râu rụng hoặc không có, mủ chảy ra qua lỗ chân râu. 

b) Xét nghiệm cận lâm sàng 

  • Soi tươi tìm sợi nấm: xét phát hiện các sợi nấm chia đốt trên nền tế bào  sừng. 
  • Nuôi cấy trên các môi trường để định loại chủng nấm dựa vào đặc điểm  khuẩn lạc của từng loại nấm. 

c) Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. 

4. ĐIỀU TRỊ 

a) Nguyên tắc điều trị 

  • Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. 
  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân. 

b) Điều trị cụ thể 

- Vệ sinh cá nhân, tránh mặc quần áo ẩm ướt. 

- Là quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất  là quần áo lót. 

- Tránh tiếp xúc với các nguồn lây như chó, mèo. 

- Không dùng chung quần áo, chăn màn với người mắc bệnh. 

- Tránh tắm xà phòng. 

- Dùng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ đơn thuần hoặc kết hợp thuốc bôi với  thuốc uống đường toàn thân tùy thuộc vào mức độ thương tổn.  

* Thuốc bôi tại chỗ: các loại kem chống nấm 

  • Ciclopiroxolamin 1% 
  • Ketoconazol 2% 
  • Terbinafin 1% 
  • Clotrimazol 1%

Bôi ngày 1-2 lần, thời gian bôi thuốc ít nhất từ 3 - 4 tuần.  

* Thuốc kháng nấm toàn thân 

- Khi thương tổn lan rộng hoặc dai dẳng bôi lâu không khỏi. 

- Nên kiểm tra chức năng gan trước và trong quá trình điều trị 

- Liều lượng và thời gian uống thuốc tùy thuộc từng bệnh.  

- Các thuốc kháng nấm toàn thân thông dụng: 

  • Griseofulvin viên 500mg: trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Người lớn  1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần. 
  • Hoặc terbinafin 250mg/viên/ngày x 10-14 ngày, uống trước bữa ăn. Chống  chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 16 tháng, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.  
  • Hoặc itraconazol 100mg/viên x 2 viên/ngày x 3-4 tuần, uống sau bữa ăn.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 

a) Tiến triển 

  • Bệnh tiến triển lành tính, khỏi hoàn toàn nếu áp dụng các biện pháp điều trị  đúng cách. Các trường hợp tái phát thường do điều trị không triệt để.  
  • Trong một số trường hợp, tổn thương có thể lan rộng toàn thân do sử dụng  các thuốc corticoid tại chỗ hoặc toàn thân hoặc ở những người bệnh suy giảm miễn  dịch. 

b) Biến chứng 

Biến chứng chủ yếu của nấm da là bội nhiễm và chàm hoá do người bệnh gãi  nhiều và vệ sinh không tốt. 

6. PHÒNG BỆNH 

  • Vệ sinh các nhân, không mắc quần áo ẩm ướt, không dùng chung quần áo.
  • Tránh tiếp xúc với các vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị bệnh.
  • Điều trị sớm khi mắc bệnh.

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Bệnh chốc - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)
Tổng quan các bệnh về lợi (nướu)

Một số bệnh về lợi, nguyên nhân, triệu chứng và tóm tắt điều trị

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1270 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  950 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1107 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1162 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  792 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây