1

Axit béo omega-3 có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến

Axit béo omega-3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng cách giảm viêm. Khi đi vào máu, axit béo này có tác dụng chữa lành một số loại tế bào của cơ thể, chẳng hạn như tế bào não và tế bào ở các khớp. Omega-3 còn có đặc tính chống viêm.
Axit béo omega-3 có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến Axit béo omega-3 có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến

Axit béo omega-3 và bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào da khỏe mạnh. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến là các mảng da khô, đóng vảy dày cứng và ngứa. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến nhưng vẫn chưa có cách nào chữa khỏi được căn bệnh này.

Bệnh vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và viêm khớp vẩy nến. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm và bắt đầu điều trị để giảm nguy cơ phát sinh các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài các phương pháp điều trị truyền thống như thuốc bôi, thuốc uống và liệu pháp ánh sáng, một số điều chỉnh nhất định trong chế độ ăn uống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng vẩy nến. Axit béo omega-3 là một trong những chất dinh dưỡng đã được chứng minh là có lợi cho người bị bệnh vẩy nến.

Omega-3 là gì?

Omega-3 là một loại chất béo cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể, từ sự đông máu cho đến phản ứng viêm. Cơ thể không tự tạo ra omega-3 mà phải hấp thụ từ một số loại thực phẩm. Do đó, omega-3 là một chất dinh dưỡng thiết yếu.

Có 3 loại axit béo omega-3 là:

  • Axit alpha-linoleic (ALA): có trong các loại dầu, rau củ và quả hạch
  • Axit eicosapentaenoic (EPA): có trong cá, đặc biệt là các loài cá béo
  • Axit docosahexaenoic (DHA): có trong cá và động vật có vỏ

Cả ALA, EPA và DHA đều là chất béo không bão hòa đa. Chất béo không bão hòa là chất béo tốt, không gây hình thành mảng bám trong lòng động mạch (nguyên nhân gây xơ vữa động mạch). Chất béo không bão hòa không những không gây hại mà còn có lợi cho sức khỏe tim mạch vì giúp làm giảm nồng độ triglyceride và huyết áp.

Omega-3 chuỗi dài

EPA và DHA là hai loại omega-3 có nguồn gốc từ sinh vật biển, có chủ yếu trong cá và động vật có vỏ. Cả hai được gọi là axit béo chuỗi dài và đều được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm nhờ các lợi ích đối với sự phát triển não bộ và đặc tính chống viêm.

Lợi ích của omega-3 đối với bệnh vẩy nến

Axit béo omega-3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng cách giảm viêm. Khi đi vào máu, axit béo này có tác dụng chữa lành một số loại tế bào của cơ thể, chẳng hạn như tế bào não và tế bào ở các khớp. Omega-3 còn có đặc tính chống viêm.

Ở người bị bệnh vẩy nến, phản ứng viêm mà hệ miễn dịch tạo ra khiến cho các tế bào da phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bình thường. Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra điều này nhưng khi các tế bào da mới được tạo ra quá nhanh, chúng sẽ tích tụ lại và tạo ra các mảng da khô, dày cứng, gây ngứa ngáy và khó chịu. Axit béo omega-3 giúp làm giảm phản ứng viêm, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh vẩy nến và giúp cho tình trạng bệnh dễ kiểm soát hơn.

Omega-3 còn được sử dụng kết hợp với các loại thuốc để điều trị nhiều bệnh lý khác, trong đó có cả các bệnh tự miễn và bệnh do viêm, chẳng hạn như:

  • Viêm khớp dạng thấp (một bệnh tự miễn)
  • Bệnh crohn (một bệnh viêm ruột)
  • Viêm loét đại tràng
  • Lupus ban đỏ (một bệnh tự miễn)
  • Viêm da dị ứng

Các nguồn cung cấp omega-3

Có thể bổ sung axit béo omega-3 cho cơ thể từ thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng.

Nguồn cung cấp omega-3 từ thực vật

Một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, gồm có quả mọng, rau xanh, đậu phụ có chứa ALA. Các loại hạt và quả hạch như hạt chia, quả óc chó, hạt lanh và hạt gai dầu cũng rất giàu ALA. Rong biển và vi tảo là những nguồn cung cấp EPA và DHA duy nhất có nguồn gốc từ thực vật.

Nguồn cung cấp omega-3 từ động vật

Hai loại axit béo omega-3 chính là EPA và DHA có chủ yếu trong các loại cá và động vật có vỏ. Với những người thích ăn hải sản thì việc bổ sung đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này cho cơ thể là điều vô cùng đơn giản. Cá hồi, cá tuyết và cá thu là những loại cá có hàm lượng DHA và EPA cao nhất. Các loại cá béo khác như cá mòi và cá trích cũng rất giàu omega-3.

Thực phẩm chức năng

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, trong số tất cả các loại thực phẩm chức năng hiện đang được nghiên cứu về tác dụng đối với bệnh vẩy nến thì dầu cá cho hiệu quả cao nhất. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ omega-3 thì có thể uống dầu cá để bổ sung.

Tóm tắt bài viết

Axit béo omega-3 là một chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Loại axit béo này thúc đẩy sự phát triển của tế bào não và cải thiện các chức năng não bộ. Omega-3 còn giúp điều hòa nồng độ một số chất trong máu, chẳng hạn như triglyceride và cholesterol. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống viêm nên omega-3 còn có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến. Dù đến từ thực phẩm tự nhiên hay dầu cá thì omega-3 cũng đều có lợi cho những người bị bệnh này.

Xem thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về axit béo omega-3-6-9
Những điều cần biết về axit béo omega-3-6-9

Omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những loại axit béo quan trọng đối với cơ thCả ba đều có lợi cho sức khỏe nhưng cần phải duy trì sự cân bằng các loại axit béo này trong chế độ ăn uống. Sự mất cân bằng giữa omega-3, omega-6 và omega-9 có thể góp phần gây ra một số bệnh mãn tính.

Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá
Axit béo omega-3 có thể giúp trị mụn trứng cá

Bên cạnh các lợi ích chính, axit béo omega-3 còn được cho là có thể giúp trị mụn trứng cá nhờ có tác dụng chống viêm.

Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Cần bổ sung những loại vitamin nào để điều trị bệnh vảy nến?
Cần bổ sung những loại vitamin nào để điều trị bệnh vảy nến?

Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng tăng lượng vitamin sẽ chữa khỏi bệnh vảy nến nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin kết hợp với các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm triệu chứng bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây