1

7 lưu ý để sử dụng hiệu quả insulin tác dụng kéo dài

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không sản xuất đủ hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin. Do đó, một số người cần phải sử dụng insulin tác dụng kéo dài – loại insulin có cơ chế hoạt động giống như insulin nền.
7 lưu ý để sử dụng hiệu quả insulin tác dụng kéo dài 7 lưu ý để sử dụng hiệu quả insulin tác dụng kéo dài

Insulin nền và insulin tác dụng kéo dài

Insulin nền (basal insulin) là lượng insulin được tuyến tụy tạo ra ổn định trong suốt cả ngày vào khoảng thời gian giữa các bữa ăn và vào ban đêm.

Sau bữa ăn và vào những lúc không ăn uống, gan tạo ra và giải phóng glucose (đường) vào máu. Insulin nền giúp các tế bào của cơ thể sử dụng lượng glucose này làm năng lượng và nhờ đó duy trì đường trong máu ở mức bình thường.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không sản xuất đủ hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin. Do đó, một số người cần phải sử dụng insulin tác dụng kéo dài – loại insulin có cơ chế hoạt động giống như insulin nền.

Những người phải tiêm insulin tác dụng kéo dài để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 cần lưu ý 7 điều dưới đây để loại insulin này cho hiệu quả tối ưu.

Lưu ý số 1: Thiết lập thói quen ngủ

Vai trò của insulin nền là duy trì mức đường huyết ổn định trong thời gian không ăn uống. Lý tưởng nhất, insulin nền nên tạo ra sự thay đổi đường huyết tối đa là 30 mg/dL khi lượng đường trong máu ổn định và duy trì đường huyết trong phạm vi an toàn khi ngủ. (1) Đó là lý do tại sao người bệnh thường được khuyên tiêm insulin nền vào ban đêm, tốt nhất là trước khi đi ngủ.

Người bệnh nên tiêm insulin nền vào thời điểm cố định hàng ngày. Ngoài ra cũng nên cố gắng tuân theo lịch trình ngủ cố định, gồm có thời gian đi ngủ và thời lượng giấc ngủ. Điều này sẽ giúp bản thân người bệnh và bác sĩ đánh giá được hoạt động của insulin trong cơ thể khi ngủ và trong suốt cả ngày. Đây là điều cần thiết để có thể dự đoán “cửa sổ” hoạt động của insulin (thời gian insulin bắt đầu phát huy tác dụng và thời gian hết tác dụng).

Lưu ý số 2: Lựa chọn giữa bút tiêm và bơm kim tiêm

Insulin tác dụng kéo dài có dạng lỏng và cách duy nhất để đưa insulin vào cơ thể là tiêm. Người bệnh có thể chọn dùng bơm kim tiêm hoặc bút tiêm.

Bơm kim tiêm

Nếu sử dụng bơm kim tiêm, hãy tránh để hình thành bọt khí trong ống tiêm trước khi tiêm. Mặc dù không gây hại nhưng những bọt khí này có thể dẫn đến tiêm thiếu liều. Dùng ngón tay búng nhẹ lên ống tiêm cho đến khi không còn bọt khí.

Không nên trộn insulin tác dụng kéo dài với các loại insulin khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ hoặc đã trộn các loại insulin với nhau và đang có phác đồ điều trị ổn định.

Bút tiêm

Bút tiêm insulin gồm có một ống chứa sẵn insulin kèm theo kim tiêm nhỏ và ngắn. Nếu sử dụng bơm kim tiêm, người bệnh sẽ phải nhéo da tại vị trí tiêm để tránh tiêm vào cơ. Điều này là không cần thiết khi sử dụng bút tiêm vì bút tiêm có đầu kim ngắn hơn. Do đó, sử dụng bút tiêm sẽ đỡ đau hơn so với bơm kim tiêm.

Không sử dụng nếu thấy insulin bên trong bút tiêm bị vón cục. Mỗi ống chứa insulin có thể sử dụng được trong vòng 2 đến 4 tuần nếu như không bảo quản lạnh. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra hạn sử dụng trước khi tiêm.

Lưu ý số 3: Đo đường huyết thường xuyên

Người bệnh cần đo đường huyết thường xuyên để biết được và theo dõi mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố như tập thể dục, các loại thực phẩm và thời gian dùng bữa đến lượng đường trong máu. Điều này cũng sẽ giúp dự đoán mức đường huyết trong ngày dựa trên các hoạt động.

Thường xuyên theo dõi đường huyết còn giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết và hạ đường huyết, đồng thời giúp người bệnh xác định chính xác liều insulin cần dùng.

Lưu ý số 4: Thay đổi vị trí tiêm

Vị tri tiêm insulin có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị và lượng đường trong máu. Khi được tiêm ở các vùng khác nhau của cơ thể, insulin sẽ đi vào máu với tốc độ khác nhau. Insulin đi vào máu nhanh nhất khi được tiêm ở bụng và chậm nhất khi được tiêm ở đùi hoặc mông.

Hầu hết người bệnh tiểu đường đều tiêm insulin tác dụng kéo dài ở bụng vì chỉ cần tiêm insulin 1 - 2 lần mỗi ngày. Không nên tiêm ở khu vực quanh rốn và phải thay đổi vị trí tiêm vào mỗi lần tiêm.

Việc tiêm nhiều lần liên tiếp ở cùng một vị trí sẽ gây vón cục mô mỡ. Tình trạng này được gọi là loạn dưỡng mỡ. Theo thời gian, mô mỡ vón cục sẽ làm giảm tốc độ hấp thụ insulin.

Lưu ý số 5: Thường xuyên trao đổi với bác sĩ

Không có liều dùng insulin nền cố định dành cho tất cả mọi người. Liều insulin mà mỗi người cần dùng là khác nhau, phụ thuộc vào mức đường huyết. Dựa trên tình trạng của mỗi ca bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thích hợp.

Nói chung, nếu mức đường huyết chỉ dao động khoảng 30 mg/dL từ khi đi ngủ cho đến khi thức dậy thì có nghĩa liều dùng hiện tại là phù hợp.

Nếu mức đường huyết tăng quá 30 mg/dL thì cần báo cho bác sĩ để tăng liều. Sau đó, người bệnh cần tiếp tục đo đường huyết thường xuyên để theo dõi.

Nếu đường huyết trước khi đi ngủ ở mức rất cao thì sẽ phải điều chỉnh liều insulin sắp tiêm hoặc một trong các liều insulin bữa ăn.

Người bệnh cần tiếp tục điều chỉnh liều insulin và đo đường huyết cho đến khi lượng đường trong máu ổn định vào ban đêm hoặc trong thời gian giữa các bữa ăn.

Lưu ý số 6: Lưu ý khi tái sử dụng kim tiêm

Nhiều người sử dụng lại kim tiêm thay vì vứt đi sau mỗi lần sử dụng để tiết kiệm tiền. Mặc dù điều này tiềm ẩn một số rủi ro và không được khuyến khích nhưng có thể chấp nhận được. Điều quan trọng là mỗi kim tiêm chỉ sử dụng cho một người. Tuyệt đối không được dùng chung kim tiêm.

Nếu có ý định tái sử dụng kim tiêm và kim chích máu ngón tay, hãy bọc những dụng cụ này sau mỗi lần sử dụng nhưng không nên cố đậy lại nắp chụp kim tiêm vì kim tiêm có thể sẽ đâm vào tay. Ngoài ra, không lau kim tiêm bằng cồn vì làm vậy sẽ làm mất đi lớp bọc silicone của kim tiêm.

Nên vứt bỏ kim và thay kim tiêm mới sau 5 lần sử dụng hoặc khi kim bị cong hoặc đã chạm vào một bề mặt khác không phải da. Không vứt kim tiêm bừa bãi mà phải cho kim vào một chiếc hộp nhựa cứng có nắp đậy kín và dán nhãn ghi rõ bên ngoài.

Lưu ý số 7: Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể. Tập thể dục đều đặn và ăn uống cân bằng, đủ bữa là điều cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những điều này còn giúp bác sĩ xác định liệu pháp insulin nền hiệu quả nhất cho người bệnh.

Thường xuyên tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác có thể giúp ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu độ ngột. Nếu tập thể dục không thường xuyên thì sẽ rất khó đánh giá phản ứng của cơ thể với insulin và không thể điều chỉnh liệu pháp insulin cho phù hợp.

Ăn đủ bữa và đủ chất sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định và tránh tình trạng đường huyết tăng vọt.

Việc thiết lập thói quen tiêm insulin hàng ngày là điều rất quan trọng và duy trì thói quen này đều đặn sẽ giúp kiểm soát thành công bệnh tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng
Insulin: Vai trò đối với bệnh tiểu đường, cách sử dụng và liều lượng

Tiêm insulin có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Insulin từ bên ngoài có tác dụng thay thế hoặc bổ sung cho insulin tự nhiên của cơ thể.

Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?
Insulin có tác dụng gì đối với bệnh đái tháo đường type 2?

Tìm hiểu về vai trò của insulin trong cơ thể và lợi ích của liệu pháp insulin trong kiểm soát, điều trị đái tháo đường type 2.

Cách sử dụng máy bơm insulin
Cách sử dụng máy bơm insulin

Máy bơm insulin là một thiết bị nhỏ mà người bệnh luôn đeo bên người để đưa insulin vào cơ thể. Đây là một giải pháp thay thế cho việc tiêm insulin thường xuyên và một số loại máy bơm insulin có chức năng kết nối với máy đo đường huyết liên tục để cung cấp insulin ngay khi lượng đường trong máu tăng cao.

Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin
Ưu điểm và cách sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin là một lựa chọn thuận tiện để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những dụng cụ này có kích thước nhỏ gọn nên có thể dễ dàng mang theo và có chứa sẵn insulin nên đây là một giải pháp lý tưởng khi cần di chuyển.

Người bị tiểu đường cần dùng bao nhiêu insulin hàng ngày?
Người bị tiểu đường cần dùng bao nhiêu insulin hàng ngày?

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, insulin có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tất cả những người bị bệnh tiểu đường type 1đều cần phải tiêm insulin hàng ngày. Những người mắc tiểu đường type 2 cũng có thể phảii dùng insulin để ổn định lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây