Xử lý da chảy xệ sau khi phẫu thuật giảm cân bằng cách nào?
Sau khi giảm một số cân nặng lớn, da chảy xệ là điều vô cùng phổ biến nên sẽ cần đến một số quy trình phẫu thuật thẩm mỹ tạo đường nét cơ thể để xử lý da thừa. Tùy vào vị trí có da thừa mà sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật tạo hình thành bụng, căng da cánh tay, căng da đùi… Các quy trình phẫu thuật cần thực hiện có thể được dàn đều trong khoảng một năm hoặc lâu hơn để đạt được mục tiêu một cách an toàn và hiệu quả. Không nên thực hiện tất cả cùng một lúc vì nguy cơ rủi ro sẽ rất cao.
Vấn đề mà nhiều người sau phẫu thuật giảm cân gặp phải là một lượng lớn mỡ mất đi dẫn đến vấn đề da thừa chảy xệ, từ đó gây nên tình trạng da bị viêm và mẩn đỏ. Giải pháp để xử lý vấn đề này là các phương pháp phẫu thuật căng da, ví dụ như tạo hình bụng, đùi hay cánh tay, thường được thực hiện thành từ 1 - 3 ca phẫu thuật.
Nếu bạn chỉ có da chảy xệ ở bụng, đùi và cánh tay thì có thể chỉ cần căng da phần thân dưới và căng da cánh tay trong cùng một ca phẫu thuật.
Mặc dù tâm lý chung của nhiều người là muốn chỉnh sửa toàn bộ cơ thể trong cùng một ca phẫu thuật để đỡ phải phẫu thuật và hồi phục nhiều lần nhưng nên chia ra thực hiện làm nhiều lần để đảm bảo an toàn. Thời gian gây mê của một ca phẫu thuật không nên vượt quá 6 tiếng. Sau 6 tiếng, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ tăng cao. Trên thực tế, một ca phẫu thuật kéo dài 6 tiếng có thể chỉnh sửa được rất nhiều.
Thông thường, trong ca phẫu thuật đầu tiên, khách hàng sẽ cần treo ngực sa trễ hoặc nâng ngực bằng túi độn hoặc thu nhỏ ngực và kết hợp với tạo hình thành bụng, có hoặc không cần hút mỡ.
Ca phẫu thuật thứ hai là căng da đùi và nâng mông chảy xệ.
Sau đó là đến cánh tay hoặc chân và đôi khi còn cần căng da mặt, căng da cổ.
Không phải ai cũng cần tất cả các phương pháp và thực hiện theo thứ tự này. Trước tiên, bạn hãy nói với bác sĩ thẩm mỹ về những vùng bạn muốn sửa và thứ tự ưu tiên để được tư vấn cụ thể.
Bệnh nhân thường sẽ có một lượng da thừa lỏng lẻo đáng kể ở nhiều vùng khác nhau sau phẫu thuật giảm cân. Những vùng này gồm có bụng, đùi, cánh tay, ngực, lưng, mông và thậm chí là cả mặt, cổ. Quy trình căng da ở các vùng này sẽ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của từng người.
Tuy nhiên, hầu hết đều cần bắt đầu bằng phương pháp tạo hình bụng toàn phần với đường rạch kéo dài ra đằng sau lưng. Phương pháp này còn cải thiện được tình trạng da thừa lỏng lẻo cả ở những vùng lân cận như đùi và mông.
Khoảng 3 - 6 tháng sau, khi đã hồi phục sau tạo hình bụng thì có thể xử lý tiếp một vùng khác, chẳng hạn như cánh tay, ngực hoặc đùi. Có thể sẽ cần đến 3 hoặc 4 ca phẫu thuật riêng biệt để khắc phục hết tất cả những vùng da chảy xệ trên cơ thể một cách an toàn.
Da thừa là một vấn đề với nhiều người sau khi nối tắt dạ dày nhưng có nhiều lựa chọn khác nhau để giải quyết vấn đề này. Sau khi đạt được mức cân nặng ổn định thì có thể tiến hành các phương pháp phẫu thuật căng da, bao gồm căng da phần thân dưới, bao gồm cả căng da bụng, căng da đùi ngoài và căng da mông.
Căng da phần thân trên tập trung vào ngực và cánh tay, nhằm xử lý da thừa dưới nách và treo ngực sa trễ.
Sau khi đặt bóng dạ dày còn có thể chạy bộ không?
Tôi định đặt bóng dạ dày để giảm béo. Tôi thường có thói quen chạy bộ mỗi sáng nên muốn hỏi là nếu đặt bóng xong thì còn có thể chạy được nữa không? Tôi lo là bóng trong dạ dày sẽ bị nảy lên xuống khi chạy.
- 3 trả lời
- 505 lượt xem