Phương Pháp Tiêm Botox Gọn Hàm
Sở hữu một khuôn mặt v-line thon gọn, thanh tú, cân đối là điều mà bất kỳ ai cũng muốn, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Nhưng một số người từ khi sinh ra hoặc do thói quen nên sở hữu vùng hàm vuông, bạnh khiến khuôn mặt trở nên thô cứng và mất cân đối.
Chính vì thế ngày càng có nhiều người quan tâm và có nhu cầu thực hiện các thủ thuật thon gọn hàm ở khắp các nước châu Á, bao gồm cả các quy trình cắt bỏ cơ cắn góc hàm và gọt hàm. Tuy nhiên vì phẫu thuật thời gian hồi phục lâu cũng như nguy cơ biến chứng cao nên người ta có xu hướng tìm đến các phương pháp không phẫu thuật nhiều hơn. Và kể từ khi được áp dụng, tiêm botox gọn hàm đã trở thành một phương pháp đầy tiện lợi, hữu hiệu, an toàn và rất phổ biến trong điều trị hàm vuông, hay làm thon gọn mặt, tạo mặt v-line.
Các yếu tố khiến hàm vuông, bạnh?
Các yếu tố tạo nên một khuôn hàm vuông, bạnh bao gồm: kích thước và hình dạng xương hàm, thể tích mô đường viền hàm và độ dày cơ cắn góc hàm. Và phương pháp tiêm botox thon gọn hàm CHỈ nhắm mục tiêu vào cơ cắn, botox sẽ làm xẹp, teo nhỏ và giảm kích thước khối cơ này giúp hàm thon gọn; không có tác động gì đến xương hàm cũng như mô hay mỡ vùng hàm.
Cơ cắn hay còn gọi là cơ nhai nằm ở hai bên hàm của chúng ta, được sử dụng chủ yếu để nói, nhai và siết hàm. Khối cơ này có thể bị phì đại, phình ra do bẩm sinh hoặc do hoạt động quá mức như thói quen nhai kẹo cao su thường xuyên, ăn đồ dai hoặc nghiến răng….Cũng giống như bất kỳ khối cơ nào khác trên cơ thể khi được tập luyện thường xuyên nó sẽ trở nên mạnh mẽ và phình to hơn. Cơ cắn phì đại chính là một trong những nguyên nhân làm đường viền hàm trở nên to, bạnh, khiến khách hàng tìm đến các phương pháp điều trị.
Bạn có thể tự kiểm tra kích thước cơ cắn của mình bằng cách đặt các ngón tay vào hai bên hàm, sau đó siết chặt hàm lại. Ngay lúc này bạn sẽ cảm nhận được khối cơ cắn phình lên và cứng lại.
Botox có thể giúp làm teo nhỏ cơ cắn và thon gọn hàm như nào?
Botox được sử dụng trong thẩm mỹ là một loại protein tinh chất, có thành phần chính là Botulinum Toxin Type A. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tín hiệu truyền từ dây thần kinh đến các cơ, khiến cơ không co lại được. Trong y học thẩm mỹ, Botox được FDA phê chuẩn sử dụng để xóa các nếp nhăn trên vùng mặt. Với vùng hàm, botox thon gọn hàm vẫn được coi là một ứng dụng ngoài hướng dẫn, tức là chưa được FDA phê duyệt. Tuy nhiên vì có thể đảm bảo tính hiệu quả và an toàn nên các bác sĩ vẫn coi đây là một phương pháp điều trị để tạo nét đường viền hàm.
Cơ chế hoạt động của botox khi được tiêm vào cơ cắn góc hàm: sau khi được tiêm, botox sẽ chặn các tín hiệu thần kinh đến cơ, làm tê liệt cơ, khiến chúng không co lại và giảm khả năng hoạt động. Theo đó trong một tuần đầu cơ cắn sẽ dần bị suy yếu, và cần khoảng 1 tháng sau đó nó mới teo nhỏ lại và giảm kích thước. Tùy vào độ mạnh, độ dày của cơ cắn cũng như liều lượng botox sử dụng mà hiệu quả thon gọn hàm đạt được có thể nhanh hay chậm.
Ưu nhược điểm của tiêm botox thon gọn hàm
Ưu điểm
- Quy trình thực hiện nhanh chóng, không xâm lấn, không phẫu thuật
- Thời gian hồi phục nhẹ nhàng, cho kết quả nhanh
- Mang lại kết quả thon gọn hàm an toàn, tự nhiên.
Nhược điểm
- Chỉ mang lại hiệu quả tạm thời trong vài tháng và cần tiêm lặp lại nếu muốn duy trì kết quả
- Không thể “đảo ngược”, tức là sau khi đã tiêm, nếu không hài lòng bệnh nhân sẽ phải chờ vài tháng cho đến khi botox hết tác dụng mà không có thuốc tiêm tan giống như các filler axit hyaluronic.
- Tùy từng trường hợp mà có thể có nguy cơ “kháng thuốc” nếu sử dụng trong nhiều năm liên tục, tức là sẽ bị giảm hiệu quả khi điều trị
Đối tượng phù hợp với phương pháp botox thon gọn hàm
- Có hai bên cơ cắn dày và nổi rõ, là nguyên nhân chính dẫn đến đường viền hàm to, bạnh
- Hai bên cơ cắn lệch nhau, bên to bên bé, khiến đường viền hàm/mặt bị lệch
- Khách hàng muốn thon gọn hàm nhưng không muốn thực hiện phẫu thuật.
Đối tượng không phù hợp với phương pháp botox thon gọn hàm
- Nguyên nhân khiến hàm to, bạnh là do hình dạng xương hàm và/hoặc mô mỡ
- Kích thước cơ cắn góc hàm nhỏ, không nổi bật
- Những người có bệnh lý rối loạn thần kinh cơ, đang bị viêm da hoặc bị nhiễm trùng khu vực hàm.
- Các trường hợp có tiền sử dị ứng với Botox (ngứa, nổi ban, sốt nhẹ…sau khi tiêm)
Quy trình tiêm botox thon gon hàm
- Đánh giá kích thước, độ dày cơ cắn góc hàm: Trước khi tiến hành tiêm, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định chính xác kích thước và độ dày cơ cắn. Đồng thời để xác định viền trên, viền dưới, viền trước, viền sau của khối cơ bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nghiến chặt răng và dùng tay sờ nắn khối cơ. Sau đó điểm giữa của khối cơ sẽ được xác định bằng cách vẽ một đường nối từ khóe miệng đến dái tai (xem hình dưới).
- Đánh dấu điểm tiêm: Bác sĩ sẽ đặt khoảng 3 điểm tiêm ở dưới đường nối từ khóe miệng đến dái tai, tạo thành hình tam giác, hoặc tùy trường hợp có thể đặt 4 điểm tiêm. Các điểm phải đặt ở vị trí này (phần dưới của cơ cắn), và lí tưởng là phải cách 1cm đối với bất kì viền nào, để đảm bảo botox được tiêm chính xác vào cơ cắn, không lan vào các khối cơ khác. (xem hình trên)
- Xác định liều lượng: Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiêm liều trung bình từ 20 đến 25 đơn vị botox cho mỗi bên cơ cắn. Sau tiêm khoảng 2 tuần, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám để kiểm tra hoạt động của cơ. Nếu thấy cơ vẫn hoạt động thì sẽ cần tiêm bổ sung để đạt hiệu quả tối đa.
- Kỹ thuật tiêm: Bác sĩ chia liều lượng botox thành 3 phần, thông thường 2 điểm tiêm dưới liều dùng thấp hơn, điểm ở giữa phía trên được tiêm liều cao hơn. Dùng mũi kim chuyên dụng và tiêm sâu vào trong cơ. Tránh tiêm quá nông botox sẽ dễ bị khuếch tán.
Quá trình hồi phục sau tiêm
Sau tiêm bệnh nhân có thể thấy hơi nóng rát, sưng, nhức nhẹ và bầm tím ở vị trí tiêm. Tuy nhiên tất cả đều là các triệu chứng tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất. Để giảm sưng và khó chịu, sau tiêm 15 phút bệnh nhân có thể chườm lạnh lên các vị trí tiêm. Tránh không tác động hay matxa vùng mặt, không tập thể dục mạnh, không nằm ngửa, giữ đầu thẳng trong ít nhất 4 tiếng. Vì những hoạt động này có thể làm cho botox mới được tiêm lan sang các vị trí khác dẫn đến kết quả không như ý. Bệnh nhân cũng chú ý bảo vệ che chắn vùng tiêm botox tránh ánh nắng mặt trời. Không nên đeo khẩu trang quá chật hoặc sấy tóc trong 1- 2 ngày đầu sau tiêm. Trường hợp muốn kết hợp các thủ thuật khác trên vùng mặt trong cùng ngày tiêm botox tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thời gian duy trì kết quả và thời điểm cần tiêm lặp lại
Tác dụng làm giãn, thả lỏng cơ cắn ở botox thường kéo dài khoảng 3 – 4 tháng tùy từng bệnh nhân. Sau thời gian này cơ sẽ dần hoạt động trở lại và lấy lại thể tích cũng như sức mạnh của mình, do đó tác dụng thon gọn hàm sẽ duy trì được thêm một vài tháng nữa. Tức là sau khoảng 6 tháng cơ sẽ dần to lại và hàm trở lại kích thước như trước kia. Nếu muốn duy trì kết quả bệnh nhân nên tiêm lại ngay sau khi botox bắt đầu hết tác dụng – sau khoảng 3 – 4 tháng. Hoặc bệnh nhân có thể tự mình kiểm tra xem liệu đã đến thời điểm cần tiêm lại chưa bằng cách đặt ngón tay lên cơ cắn và siết chặt hàm. Nếu thấy cơ phình rõ thì nên cân nhắc tiêm lại. Hoặc có thể soi gương và tự đánh giá, so sánh kích thước đường viền hàm dưới ở thời điểm đó với trước và sau khi tiêm.
Các vấn đề/biến chứng có thể xảy ra nếu kỹ thuật tiêm botox gọn hàm không đúng?
Mặc dù là quy trình không phẫu thuật, không xâm lấn, nhưng botox thon gọn hàm là một kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi người tiêm phải hiểu rõ giải phẫu vùng hàm cũng như có kỹ thuật tiêm tốt. Cơ cắn nằm rất gần các nhóm cơ khác như cơ gò má, cơ cười….và nằm gần các tuyến nước bọt, việc tiêm nhầm vào những nhóm cơ và các tuyến này hoặc tiêm quá nông khiến botox lan sang những nhóm cơ này có thể gây ra các biến chứng nặng nề, buộc bệnh nhân phải chờ đợi cho đến khi botox hết tác dụng mới trở lại trạng thái bình thường như trước kia được. Dưới đây là các vấn đề có thể xảy ra sau tiêm botox thon gọn hàm nếu kỹ thuật tiêm không chuẩn hoặc sử dụng quá liều lượng:
- Cười lệch
- Môi xệ/lệch
- Hai bên mặt bất đối xứng
- Đơ cứng khuôn mặt; mặt không tự nhiên
- Khó nói/nhai/nuốt
- Khô miệng, giảm tiết nước bọt
- Má hóp
- Má/quai hàm chảy xệ
- ....
Các phương pháp thon gọn hàm thay thế
Botox thon gọn hàm mặc dù là biện pháp cho hiệu quả cao và tiện lợi, nhưng kết quả chỉ duy trì trong thời gian ngắn, việc phải tiêm lặp lại cũng dẫn đến không ít phiền phức cho bệnh nhân, chưa kể không phải ai cũng phù hợp với thủ thuật này. Để thay thế bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Căng da mặt
- Gọt hàm
- Cắt bỏ cơ cắn
- Các biện pháp giảm béo vùng mặt như Coolsculpting, Keybody-lipo
>>> Xem thêm: Cười Lệch, Cười Không Tự Nhiên Sau Tiêm Botox Thon Gọn Hàm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
- 4 trả lời
- 1622 lượt xem
4 tháng trước tôi đã tiêm dysport vào vùng hàm. Họ tiêm 180 đơn vị cho 2 bên, tương đương khoảng 30 – 35 đơn vị botox mỗi bên. Bây giờ có vẻ như da xung quanh miệng và má của tôi không còn căng và săn như trước nữa, không biết có phải tôi bị chảy xệ má không. Xin các bác sĩ xem các bức ảnh dưới đây và gợi ý cho tôi phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng da hiện tại.
- 4 trả lời
- 880 lượt xem
Tôi mới tiêm botox vào cơ cắn để làm thon gọn hàm cách đây 2 ngày. Liệu gần 3 tháng nữa tôi có thể tiêm tiếp được không vì thời gian sau đó tôi không thể đến tiêm được. Tôi biết tác dụng từ mũi tiêm đầu không thể giữ lâu đến lúc có thể trở lại tiêm. Liệu tiêm botox lần 2 vào cơ cắn sau khoảng 11 tuần có an toàn không?
- 4 trả lời
- 6097 lượt xem
3 ngày trước tôi tiêm 25 unit botox vào mỗi bên cơ cắn. Nhưng hôm qua tôi thấy khi siết chặt hàm cơ cắn lại nhô phình ra nhiều, tình trạng này không hề xảy ra trước khi tiêm. Tôi cũng hơi nhức và thấy yếu vùng hàm khi nhai. Đây có phải là phản ứng bình thường sau tiêm không?
- 3 trả lời
- 1854 lượt xem
Các cơ gò má của tôi bị tiêm botox thay vì cơ cắn. 3 tuần sau tiêm bây giờ cười vẫn bị liệt, không thể nâng khóe miệng lên và cơ cắn vẫn phì đại, hàm vẫn to. Bác sĩ đã tiêm 30 đơn vị mỗi bên. Liệu 30 đơn vị này trong cơ gò má có tiêu đi trong 3 tháng không, hay là lâu hơn? 3 tháng bị tê liệt có thể gây ra các nếp gấp mũi má, tăng mỡ má, da má chảy xệ hoặc làm xệ xương gò má không? Nếu có thì bao lâu khuôn mặt tôi mới trở lại hình dạng bình thường?
- 4 trả lời
- 4873 lượt xem
Tôi đã tiêm botox vào hai bên cơ cắn được 5 tháng nay và chắc chắn nó giúp thu gọn đường viền hàm. Nhưng tôi muốn hàm thon gọn như này mãi mãi. Tôi biết có phương pháp phẫu thuật gọt hàm (jaw shaving), nhưng đây là một quy trình lớn (nhất là ở các nước Châu Á) và cũng khá ghê, nguy hiểm và rủi ro nữa. Liệu có giải pháp nào thay thế không, ví dụ như phẫu thuật cắt cơ cắn chẳng hạn.
- 5 trả lời
- 742 lượt xem
1 tuần trước tôi đã tiêm 10 unit botox vào mỗi bên cơ cắn (để giảm chứng nghiến răng) và cách đây 1 tháng cũng tiêm để xóa nếp cau mày. Sau đó tôi có một buổi matxa mô sâu trên mặt để loại bỏ chất làm đầy bị xơ hóa còn sót lại ở hai bên má nhưng việc matxa đã khiến botox lan khắp mặt tôi. Hôm nay thức dậy trông tôi không khác gì một kẻ quái dị, miệng không thể cười, má xệ xuống, mắt sâu hóm toàn nếp nhăn và cảm giác ngột ngạt khi khuôn mặt cứng đơ và tê liệt. Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu?
- 4 trả lời
- 1481 lượt xem
Tôi đã tiêm Botox vào cơ cắn vì bị nghiến răng vào ban đêm, nhưng 2 ngày sau đó lại bị đau tai. Bắt đầu đau ở một bên. Cơn đau ngắt quãng, lúc có lúc không, đau khi ai đó nói qua điện thoại và tôi nghe, đôi lúc thì lại đau khi tôi nói. Tai có cảm giác như bị bít, tắc, thi thoảng như có tiếng lụp bụp. Tôi có đến gặp bác sĩ nhưng ông ấy không xác định được là bị làm sao. Trước khi tiêm botox tôi chưa bao giờ gặp vấn đề gì về tai. Tôi cũng nhỏ thuốc vào tai rồi nhưng vẫn không đỡ. Liệu tình trạng này có hết không?
- 3 trả lời
- 1490 lượt xem
Mặt tôi trông sưng húp lên và không cân đối với cơ thể vì dáng người khá gầy. Tôi nhận ra nguyên nhân không phải là do cơ cắn mà là do tuyến nước bọt mang tai (parotid gland) và tuyến nước bọt dưới lưỡi (sublingual gland). Liệu tiêm botox vào những tuyến nước bọt này có an toàn không?
- 4 trả lời
- 1419 lượt xem
Tôi rất hay nhai kẹo cao su vì nó giúp tôi bình tĩnh và tập trung hơn. Điều này có ảnh hưởng đến kết quả tiêm botox không?
- 5 trả lời
- 1500 lượt xem
Tôi đã tiêm botox vào cơ cắn. Nhưng ở bên phải một mũi được tiêm vào vị trí giữa cằm và khóe miệng, không giống như các mũi tiêm ở bên kia đều được tiêm vào vùng má. 1 tháng sau tiêm tôi không thể hạ thấp góc miệng bên phải mỗi khi biểu cảm buồn chán và khi mím môi lại với nhau thì xuất hiện một vết lúm ở bên phải. Liệu tình trạng này có hết không? Có thể làm gì để cải thiện không?
- 4 trả lời
- 951 lượt xem
Tôi cần tiêm bao nhiêu đơn vị botox để có đường viền hàm thon nhỏ hơn?
- 6 trả lời
- 6144 lượt xem
Chào bác sĩ, hôm qua tôi mới tiêm botox vào cơ cắn đề làm thon gọn hàm, nhưng hôm nay lại thấy khi cắn chặt răng lại ở bên trái mặt có một khối phồng lên. Trước đây tôi cũng thực hiện quy trình này rồi nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng này. Điều gì gây ra vấn đề này? Có phải do tụ máu không?
- 4 trả lời
- 705 lượt xem
Tôi muốn tiêm botox và tiêm filler, cũng muốn thu giảm cơ cắn để thon gọn hàm nữa nhưng không thể tìm ra nơi thực hiện thủ thuật gọn hàm này. Tôi đã hỏi nhiều nơi tiêm botox nhưng họ đều không làm. Liệu có bác sĩ cụ thể nào thực hiện quy trình này không?
- 5 trả lời
- 1527 lượt xem
Tôi sắp tiêm botox vào cơ nhai để điều trị chứng nghiến răng. Nhưng không biết liệu có ảnh hưởng tiêu cực hoặc sưng nề gì từ quy trình này không và kết quả sẽ kéo dài bao lâu?
- 4 trả lời
- 3649 lượt xem
Tuần trước tôi có tiêm thêm một ít botox bổ sung cho lần tiêm cách đó 1 tuần. Mọi thứ rất đẹp trước lần tiêm bổ sung này. Sau khi tiêm bổ sung khi cười tôi không thể nâng hai bên má lên được nữa, trông chẳng khác gì một bà già. Bác sĩ bảo chờ 2 tuần sẽ hết nhưng tôi tìm hiểu thì thấy có thể phải mất từ 3 -4 tháng. Liệu có ai đó tiến triển nhanh hơn không?
- 11 trả lời
- 1440 lượt xem
Tôi định tiêm botox vào cơ cắn góc hàm và cơ thái dương do bị rối loạn khớp thái dương hàm, và cũng có ý định tiêm botox xóa các nếp nhăn ngang trán. Nhưng sau đó khoảng 8 tiếng (trong cùng 1 ngày) tôi cũng lên lịch lấy tủy răng. Liệu như vậy có an toàn không?
- 4 trả lời
- 3469 lượt xem
Tôi đã tiêm botox vào cơ cắn để thon gon mặt được 2 tháng nhưng bây giờ vẫn không thể cười đủ rộng hay nhướng má lên được. Điều này thực sự phiền phức và khiến tôi lo lắng. Bác sĩ đã tiêm tổng cộng 200 đơn vị botox để làm suy yếu cơ cắn góc hàm.
- 3 trả lời
- 4399 lượt xem
Cách đây 2 năm tôi đã tiêm botox thon gọn hàm. Bây giờ một bên đã phục hồi thể tích, trở lại hình dạng như trước tiêm. Nhưng bên kia tôi vẫn thấy má hóp, da má cũng hơi chảy xệ một chút. Khi cắn chặt cơ bên đó tôi thấy cơ yếu, không thể sử dụng hết cơ, nhất là phần cơ ở phía sau răng. Cảm giác như có một phần cơ bị liệt. Tại sao điều này lại xảy ra và quan trọng hơn là làm sao để tôi lấy lại được toàn bộ chức năng cơ đó.
- 4 trả lời
- 1425 lượt xem
Vài ngày sau khi tiêm tôi bị khô miệng và đến khi được 2 tuần thì lại không thể tiết nước bọt ở hai bên miệng và dưới sàn miệng. Cổ họng tôi rất khô và khó nuốt. Có lẽ botox đã được tiêm vào tuyến nước bọt mang tai và tuyến nước bọt dưới miệng làm ngăn tiết nước bọt. Liệu botox có làm hủy hoại những tuyến này vĩnh viễn không. Thông thường botox tiêm vào cơ thì sẽ hết tác dụng sau 3 – 4 tháng, còn tiêm vào những tuyến này thì có tự hết không? Có thể làm gì để tiết nước bọt trở lại không?
- 6 trả lời
- 2272 lượt xem
Tôi là bà mẹ vừa cao vừa gầy của 2 đứa con nhỏ. Tôi sắp bước sang tuổi 30 và từ sau 25 tuổi tôi bắt đầu không thích nhìn khuôn mặt mình trong các bức hình nữa. Phần mặt dưới trông ngày càng vuông hơn, giống như hình tam giác ngược vậy. Liệu tiêm botox hay phẫu thuật lấy túi mỡ má sẽ phù hợp với tôi? Hay vấn đề của tôi là da chảy xệ/lão hóa?
Chẳng ai muốn mình trông già đi, nhưng theo thời gian các nếp nhăn sẽ xuất hiện. Hiện nay, cách hiệu quả và nhanh nhất để lấy lại vẻ trẻ trung cho làn da là các phương pháp tiêm trẻ hóa da.
Tiêm độc tố Botulinum A (bao gồm Botox, Dysport và Xeomin) là quy trình không can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất từ năm 2000. Năm 2014, có hơn 3 triệu quy trình được thực hiện.
Tìm hiểu về tiêm botox- bài đọc chuyên ngành giành cho bác sĩ
Tiêm Botox hay Dysport và Xeomin là những biện pháp điều trị nhăn không cần đến phẫu thuật đã được thực hiện cho hàng triệu người trên thế giới.
Tiêm Botox là một phương pháp có thời gian thực hiện rất nhanh chóng, chỉ mất chưa đến 20 phút và không đòi hỏi thời gian nghỉ ngơi sau đó.
- 4 trả lời
- 4873 lượt xem
Tôi đã tiêm botox vào hai bên cơ cắn được 5 tháng nay và chắc chắn nó giúp thu gọn đường viền hàm. Nhưng tôi muốn hàm thon gọn như này mãi mãi. Tôi biết có phương pháp phẫu thuật gọt hàm (jaw shaving), nhưng đây là một quy trình lớn (nhất là ở các nước Châu Á) và cũng khá ghê, nguy hiểm và rủi ro nữa. Liệu có giải pháp nào thay thế không, ví dụ như phẫu thuật cắt cơ cắn chẳng hạn.
- 15 trả lời
- 2282 lượt xem
Tôi không chắc là mình muốn tiêm Botox. Có biện pháp thay thế hiệu quả nào giúp tôi thoát khỏi những nếp nhăn trên trán không?
- 10 trả lời
- 13137 lượt xem
Tôi đang định đi tiêm Botox để xoá các nếp nhăn vùng trán, nếp nhăn giữa hai lông mày và nếp nhăn chân chim vùng đuôi mắt. Không biết tiêm Botox giá trung bình hết khoảng bao nhiêu tiền và tiêm Botox giá rẻ nhất là bao nhiêu?
- 22 trả lời
- 8035 lượt xem
Hiện tại trên mặt tôi đã xuất hiện nhiều các nếp nhăn. Tiêm Botox phù hợp, an toàn, hiệu quả nhất cho các vị trí nếp nhăn nào trên mặt?
- 20 trả lời
- 50180 lượt xem
Tôi muốn hỏi là tiêm Botox sau khoảng thời gian bao lâu thì bắt đầu phát huy hiệu quả? Liệu tôi có phải chờ đợi lâu sau khi tiêm để nhìn thấy được kết quả tối đa không? Có nên sử dụng Botox kéo dài nhiều năm không?