Khuôn mặt đơ cứng với nụ cười méo mó sẽ khiến bệnh nhân không còn tự tin với diện mạo của mình và loay hoay tìm cách xử lý. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của botox là không có “thuốc giải” do đó không có cách nào có thể giúp khuôn mặt trở lại trạng thái ban đầu một cách nhanh nhất.
Khi gặp những vấn đề này cho dù bệnh nhân có cố gắng cười hết cỡ nhưng hai bên khóe miệng vẫn không thể nâng lên như bình thường, khiến khuôn miệng khi cười như bị co kéo lại, nhỏ hơn và kém tự nhiên hơn so với bình thường. Hoặc ở trường hợp cười lệch thì một bên khóe miệng có thể mở rộng và kéo cao hơn rõ rệt so với bên còn lại, dẫn đến nụ cười trông méo xệch. Hay cũng có trường hợp sau tiêm một hoặc hai bên góc miệng bị xệ xuống, không thể cười và nâng lên được, trông rất giống ở người bị đột quỵ.
Những vấn đề này sau tiêm botox thon gọn hàm thực sự khiến bệnh nhân khó chịu và gây phiền phức rất nhiều đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này chủ yếu là do kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ, nhưng cũng có những trường hợp hiếm gặp là do bệnh nhân khi không tuân thủ các hướng dẫn sau tiêm.
Cơ cười bám vào phần trước hoặc phần giữa của cơ cắn và rất dễ bị ảnh hưởng nếu kỹ thuật tiêm không chuẩn. Để tránh biến chứng này bác sĩ cần hiểu rõ giải phẫu cơ, vùng tiêm an toàn cần xác định nằm cách viền trước của cơ cắn (ít nhất 1 cm và giữ mũi tiêm sâu trong cơ. Khi botox ảnh hưởng đến cơ cười, bệnh nhân thường gặp tình trạng không thể cười rộng hết cỡ, không thể kéo miệng rộng và nâng khóe miệng lên cao. Tình trạng này sẽ dần cải thiện sau khoảng 1 – 3 tháng khi botox dần hết tác dụng.
Trong trường hợp tiêm không chuẩn làm ảnh hưởng đến cơ gò má lớn, bệnh nhân thường dễ bị cười lệch, cười không đều. Nguyên nhân là do vị trí tiêm nằm quá cao và về phía trước quá nhiều. Chỉ cần tiêm thấp hơn nằm ở phần dưới của cơ và về phía sau nhiều hơn thì sẽ tránh được biến chứng này.
Ở những trường hợp bệnh nhân khó cười, khó mở miệng là vì botox làm suy yếu, tê liệt các cơ châm bướm ngoài, do bác sĩ tiêm quá sâu và quá cao (ở phần trên của cơ).
Những yếu tố này có thể khiến botox được tiêm vào cơ cắn bị khuếch tán, lan sang các cơ lân cận và gây nên các vấn đề về nụ cười.
Việc xoa bóp, hoặc cử động hàm quá nhiều, quá mạnh hay không tránh nhiệt, tập thể dục mạnh sớm ngay sau khi tiêm cũng là những yếu tố có thể khiến botox bị lây lan.
Do botox không có thuốc tiêm tan nên không có biện pháp nào có thể khắc phục nhanh chóng và triệt để được tình trạng này. Tất cả các biện pháp có thể áp dụng chỉ là nhằm mục đích chăm sóc giúp giảm thiểu tình trạng, rút ngắn thời gian botox duy trì tác dụng và không chắc chắn có thể mang lại hiệu quả ở tất cả các trường hợp bệnh nhân.
Ở những trường hợp nhẹ nếu nụ cười không bị ảnh hưởng quá nhiều thì bệnh nhân có thể vẫn sinh hoạt bình thường, không cần can thiệp gì, chỉ cần chờ trong vòng 3 – 6 tháng tác dụng botox giảm dần và mọi thứ dần trở lại bình thường.
Trong những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như chườm ấm, xông hơi, tắm – rửa mặt nước ấm, matxa và thực hiện các bài tập vùng mặt giúp cơ nhanh hoạt động lại hơn. Nếu hàm bị đơ thì có thể vận động vùng hàm nhiều để phần cơ hàm tự nhiên hơn. Nhiều người khuyên nên nhai kẹo cao su và nghiến răng hoặc siết hàm tích cực để botox nhanh tan, điều này có thể đúng nhưng vì các hoạt động này còn liên quan đến nhiều nhóm cơ khác, ví dụ cơ thái dương, nên có thể ảnh hưởng xấu đến những nhóm cơ khác này, khiến chúng phình to hơn hoặc có hình dạng ko như ý. Do đó, cần cân nhắc khi thực hiện.
Lựa chọn bác sĩ cẩn thận trước khi tiêm là yếu tố tiên quyết để có được kết quả an toàn và đúng như ý. Chỉ cần bác sĩ có kỹ thuật tiêm chuẩn, và hiểu rõ về giải phẫu cơ vùng mặt thì chắc chắn sẽ tránh được những biến chứng này. Đảm bảo tiêm vào đúng vùng an toàn, là vùng đánh dấu có hình tứ giác như hình trên với đường viền trên chạy từ góc miệng đến dái tai, viền trước và viền sau tương ứng với cạnh trước và cạnh sau của cơ cắn, viền dưới tương ứng với viền dưới của hàm. Đặt các điểm tiêm nằm đúng trong vùng này, và lý tưởng nhất mỗi điểm tiêm phải cách ít nhất 1cm đối với bất kì viền nào.
Ngoài yếu tố người thực hiện, bản thân bệnh nhân cũng cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn chăm sóc sau tiêm của bác sĩ để đảm bảo botox phát huy đúng tác dụng trong cơ cắn, không bị lây lan hay khuếch tán đến các cơ lân cận khác.
(Tham khảo: Tổng hợp các vấn đề có thể xảy ra sau tiêm botox thon gọn hàm)
Tôi đã tiêm botox vào cơ cắn để thon gon mặt được 2 tháng nhưng bây giờ vẫn không thể cười đủ rộng hay nhướng má lên được. Điều này thực sự phiền phức và khiến tôi lo lắng. Bác sĩ đã tiêm tổng cộng 200 đơn vị botox để làm suy yếu cơ cắn góc hàm.
Tôi nhớ một bác sĩ có nói tiêm sau 10 buổi hoặc lâu hơn có thể kích thước cơ cắn sẽ giảm vĩnh viễn và đường viền hàm sẽ không còn to nữa. Liệu có phải bệnh nhân nào cũng được như vậy?
Tôi có các nếp nhăn sâu trên mặt khi cười. Làm thế nào để điều trị?
Tôi bị cười hở lợi và bác sĩ nói là có thể tiêm Botox để khắc phục. Cách này có hiệu quả không?
Tuần trước tôi có tiêm thêm một ít botox bổ sung cho lần tiêm cách đó 1 tuần. Mọi thứ rất đẹp trước lần tiêm bổ sung này. Sau khi tiêm bổ sung khi cười tôi không thể nâng hai bên má lên được nữa, trông chẳng khác gì một bà già. Bác sĩ bảo chờ 2 tuần sẽ hết nhưng tôi tìm hiểu thì thấy có thể phải mất từ 3 -4 tháng. Liệu có ai đó tiến triển nhanh hơn không?
Tìm chúng tôi trên:-
-