Da tôi bị chảy xệ sau khi tiêm bottox vào cơ cắn vùng hàm: phải làm gì bây giờ?
Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở một số trường hợp sau khi tiêm liều cao, cơ cắn thu nhỏ quá nhiều và mặt bị gầy quá mức. Tuy nhiên ở độ tuổi của bạn và với độ đàn hồi da của bạn thì da má rất khó có thể bị lỏng lẻo và chảy xệ sau khi tiêm botox vào cơ cắn để thon gọn hàm. Ngoài ra nhìn hình ảnh tôi cũng không thấy bất kỳ vấn đề gì với làn da của bạn. Nếu bạn không thích tình trạng hiện tại thì có thể yên tâm là sau khoảng 3 – 4 tháng khi botox hết tác dụng da sẽ trở lại trạng thái như trước kia. Hoặc nếu không thì lúc đó có thể tham khảo các biện pháp làm căng da như tiêm filler hoặc điều trị trẻ hóa da như ultherapy.
Nếu có vấn đề với da sau tiêm botox thì cách tốt nhất là chờ đợi để botox hết tác dụng và hiệu quả biến mất xem mọi thứ có trở lại bình thường hay không. Tôi tin là sau khoảng 3 -4 tháng da bạn sẽ trở lại như trước kia. Nếu lúc đó vẫn còn vấn đề thì có thể cân nhắc tiêm filler vào dọc đường viền hàm hoặc thực hiện các phương pháp giúp làm căng và săn chắc da như Ulthera hoặc Exilis Ultra.
Theo tôi thực sự sẽ rất bất thường nếu một người ở độ tuổi còn trẻ như bạn gặp vấn đề da chảy xệ sau khi tiêm botox vào cơ cắn. Tôi cũng không thấy vấn đề gì quá mức trong ảnh của bạn. Về mặt lý thuyết, bằng cách giảm kích thước cơ cắn, lớp da bên trên đang được căng ra có thể sẽ không co săn lại và ôm lấy đường viền khối cơ cũng như khuôn mặt nhỏ hơn sau điều trị. Tuy nhiên tình trạng này chỉ thường xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người bị mất thể tích mô trên mặt hoặc cơ thể trong thời gian rất ngắn. Trường hợp của bạn thì lại không phải như vậy. Nếu lo lắng bạn nên đi kiểm tra trực tiếp để được đánh giá chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, tuy nhiên tôi chưa gặp vấn đề này ở những người trẻ tuổi như bạn bao giờ.
Tôi không thấy da thừa nhiều từ hình ảnh của bạn và với độ tuổi còn trẻ như bạn, theo thời gian có lẽ da lỏng lẻo mà hiện tại bạn cảm nhận thấy sẽ co săn lại. Giống như mọi thứ trong cuộc sống đều có mặt tích cực và tiêu cực, và quy trình này cũng vậy. Về mặt lý thuyết, nếu bạn giảm thể tích ở các cấu trúc sâu trên khuôn mặt (trường hợp này là cơ cắn) thì có thể có một chút da thừa ở bên trên. Tuy nhiên điều này thường liên quan đến giảm xương hơn là giảm mô mềm, nhưng cũng vẫn có thể xảy ra với giảm mô mềm. Có một số lựa chọn cho bạn để khắc phục tình trạng này bao gồm tiêm filler để thay thế thể tích mô đã mất, hoặc thực hiện một số kỹ thuật làm săn chắc da, nên chọn các hình thức căng da không phẫu thuật như Ultherapy.
Tiêm Botox gọn hàm: có khiến da má chảy xệ hơn không?
Da quanh đường viền hàm và vùng nếp gấp mũi má của tôi hơi bị chảy xệ. Bác sĩ khuyên nên tiêm Botox để giảm kích thước cơ cắn ở hàm. Nhưng tôi sợ tiêm như thế mặc dù đường viền hàm rõ nét hơn, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc lớp da bên trên sẽ ít được nâng đỡ hơn nên da ở vùng mặt dưới sẽ bị chảy xệ nhiều hơn.
- 4 trả lời
- 2825 lượt xem
Làm gì để tránh da bị chảy xệ sau khi tiêm botox thon gọn hàm?
Tôi đã 45 tuổi và đang định tiêm botox góc hàm để thon gọn đường viền hàm, nhưng làm sao để tránh da chảy xệ sau tiêm?
- 4 trả lời
- 2308 lượt xem
Tiêm botox xóa nếp chân chim đuôi mắt có khiến mí dưới càng bị chảy xệ hơn không?
Tôi 35 tuổi và bị chảy xệ mí dưới bẩm sinh. Tôi đã 2 lần phẫu thuật mí dưới, một lần ghép da để cố gắng nâng mí dưới lên giúp cải thiện vẻ ngoài đôi mắt. Nếu sắp tới tôi tiêm botox để xóa nếp chân chim thì có khiến mí dưới bị chảy xệ hơn không vì tôi sợ botox sẽ làm giãn cơ vùng này?
- 5 trả lời
- 703 lượt xem
Botox xóa nếp nhăn đuôi mắt có khiến má bị hóp và chảy xệ không?
Khi tôi tiêm botox xóa nếp nhăn chân chim đuôi mắt, bác sĩ không hề cảnh báo trước với tôi về việc botox ở vùng nếp chân chim có thể di chuyển xuống vùng mô thấp hơn gây xệ má và hóp má hoặc mất thể tích mô ở vùng thái dương và má. Tình trạng này có thường xảy ra không?
- 4 trả lời
- 649 lượt xem