Tại sao stress gây rụng tóc?
Stress có thực sự gây rụng tóc?
Nhiều người nhận thấy rằng tóc rụng nhiều hơn vào những lúc bị stress nhưng lại không biết liệu đây có thực sự là nguyên nhân gây rụng tóc. Câu trả lời là stress có thể gây rụng tóc. Stress có thể dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể và một trong số đó là rụng tóc.
Tại sao stress gây rụng tóc?
Stress gây ra nhiều thay đổi ở các hệ thống khác nhau trong cơ thể và còn có thể dẫn đến những hành vi bất thường. Một số trong những thay đổi và hành vi này có thể gây rụng tóc. Cụ thể, có ba lý do chính khiến stress gây rụng tóc.
Rụng tóc từng mảng
Stress có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến cho hệ miễn dịch hoạt động bất thường. Hệ miễn dịch sẽ nhận nhầm các nang tóc là vật thể lạ và tấn công. Điều này dẫn đến tình trạng rụng tóc từng mảng. Rụng tóc từng mảng có nhiều mức độ, tóc có thể chỉ bị rụng thành những mảng nhỏ cỡ đồng xu hoặc cũng có thể nghiêm trọng đến mức tạo thành những mảng hói lớn.
Rụng tóc telogen
Rụng tóc telogen là một dạng rụng tóc đột ngột. Thông thường, tóc của con người trải qua giai đoạn phát triển (anagen), trong đó tóc mọc dài ra liên tục và sau đó bước vào giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Khi bước vào giai đoạn này, nang tóc sẽ ngừng tạo tóc và sợi tóc cũ rụng để nhường chỗ cho sợi tóc mới. Thông thường, tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi chỉ chiếm 10 - 15% toàn bộ tóc trên đầu.
Tuy nhiên, stress sẽ khiến tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi sớm hơn bình thường, điều này làm tăng số lượng tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi, có thể lên đến 50% toàn bộ tóc trên đầu và dẫn đến tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Ngoài stress còn có nhiều lý do khác khiến tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi sớm hơn, chẳng hạn như các vấn đề về tâm thần, các bệnh lý mãn tính, tác dụng phụ của thuốc hay sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể...
Hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) là một dạng bệnh tâm thần có triệu chứng là người bệnh liên tục kéo, giật, nhổ hay xoắn tóc và lông. Những hành vi này có thể là vô thức hoặc người bệnh nhận ra nhưng không thể kiểm soát được bản thân. Hội chứng nghiện giật tóc có thể được kích bởi các yếu tố như stress, lo âu…
Các nguyên nhân gây rụng tóc khác
Bên cạnh stress còn có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây rụng tóc.
Rụng tóc di truyền
Rụng tóc, tóc thưa mỏng và hói có thể là do di truyền. Nam giới có nguy cơ rụng tóc do di truyền cao hơn phụ nữ. Di truyền hay gen có ảnh hưởng rất lớn đến lượng hormone trong cơ thể và nang tóc.
Enzyme reductase loại 2–5 chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) và DHT là nguyên nhân gây rụng tóc. Nồng độ DHT càng cao thì tóc rụng càng nhiều.
Rụng tóc do bệnh
Bệnh tật cũng là một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc, đặc biệt là các bệnh liên quan đến da đầu như rụng tóc từng mảng hay bệnh nấm da đầu.
Ngoài ra còn có các bệnh lý khác ảnh hưởng đến nang tóc và gây rụng tóc, chẳng hạn như bệnh tự miễn, bệnh về da, bệnh thận, thiếu máu, bệnh tuyến giáp…
Rụng tóc do nội tiết tố
Nam giới có nguy cơ bị rụng tóc do nội tiết tố cao hơn nhiều so với phụ nữ. Lý do là vì ở nam giới, testosterone có thể được chuyển đổi thành DHT – một loại hormone rút ngắn vòng đời của tóc và gây teo nang tóc. Nang tóc bị teo sẽ dẫn đến rụng tóc, khiến tóc thưa mỏng dần và cuối cùng là hói đầu.
Rụng tóc sau phẫu thuật
Sau ca phẫu thuật 3 - 4 tháng, bệnh nhân có thể bị rụng tóc. Điều này là do ca phẫu thuật gây ra những xáo trộn nhất định trong cơ thể. Nguyên nhân gây rụng tóc cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc gây mê hay mất máu nhiều khiến nang tóc không được cung cấp đủ máu.
Rụng tóc do hóa trị
Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị ung thư, trong đó sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm quá trình phân chia và phát triển của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, hóa trị đi kèm nhiều tác dụng phụ. Tác dụng làm chậm quá trình phân chia tế bào cũng có thể xảy ra với các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm cả tế bào nang tóc. Các tế bào tóc phân chia chậm sẽ khiến cho tóc không chắc khỏe và dễ rụng.
Rụng tóc do thiếu dinh dưỡng
Mỗi một bộ phận trên cơ thể con người đều cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có rụng tóc.
Rụng tóc sau sinh
Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao hơn nhiều so với bình thường và loại hormone này giúp tóc chắc khỏe. Tuy nhiên sau khi sinh, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi lớn. Lượng hormone estrogen vốn ở mức cao trong thai kỳ sẽ trở về mức bình thường và điều này có thể gây ra tình trạng rụng tóc nhiều.
Cách giảm rụng tóc do stress
Dưới đây là các cách giúp giảm và ngăn ngừa rụng tóc do stress.
Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Tập thể dục sẽ giúp làm giảm căng thẳng và nhờ đó giảm rụng tóc.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ cũng có thể gây stress và dẫn đến rụng tóc. Vì vậy, để giảm và ngăn ngừa rụng tóc thì cần phải ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nhiều người có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường mỗi khi bị stress. Đúng là ăn uống có thể giúp giảm stress nhưng điều quan trọng là phải ăn uống lành mạnh và điều độ. Việc ăn uống không lành mạnh sẽ dẫn đến thừa cân và nhiều vấn đề về sức khỏe khác, trong đó có cả những vấn đề có thể gây rụng tóc. Ăn uống không điều độ còn làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng mà đây cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc.
Vậy nếu bị stress và rụng tóc thì nên ăn gì? Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp giảm stress như matcha, cá béo, yến mạch, sô cô la đen, các loại quả mọng như cherry, việt quất… Tất cả những loại thực phẩm này đều giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và ngăn ngừa lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra, bạn nên ăn những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng có lợi cho tóc và da đầu như kẽm, các vitamin nhóm B, đặc biệt là biotin (vitamin B7), sắt, silica, vitamin C, đồng. Những chất dinh dưỡng này giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu khỏe mạnh, nhờ đó giúp giảm rụng tóc.
Nếu đã thử nhiều cách mà tình trạng rụng tóc vẫn không cải thiện thì bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc càng sớm càng tốt. Càng để lâu, vấn đề sẽ càng nghiêm trọng và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Tóm tắt bài viết
Stress có thể gây rụng tóc và rụng tóc nhiều cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần. Nếu không được điều trị, tình trạng rụng tóc nhiều sẽ khiến mái tóc dần trở nên thưa mỏng và thậm chí hói đầu. Do đó, hãy cố gắng hạn chế stress để giảm và ngăn ngừa rụng tóc. Nếu tình trạng rụng tóc vẫn tiếp diễn thì nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây rụng tóc và có phương pháp điều trị thích hợp.
Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.
Thuốc Finasteride hỗ trợ điều trị rụng tóc androgen hiệu quả và an toàn dành cho nam giới, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định dùng off-label cho nữ.
Rụng tóc do lực kéo gây ra bởi kiểu tóc buộc, búi quá chặt dẫn đến rụng tóc không sẹo ban đầu, sau này có thể tiến triển thành rụng tóc sẹo không thể phục hồi.
- 3 trả lời
- 828 lượt xem
Tôi là nữ, 42 tuổi và chưa từng bị rụng tóc trước đây nhưng gần đây tôi thường hay bị căng thẳng nên tóc rụng nhiều. Tôi cần làm gì để khắc phục?
- 3 trả lời
- 1234 lượt xem
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 4 trả lời
- 1355 lượt xem
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 2 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi là nam, mới 20 tuổi nhưng đã bị rụng tóc suốt hơn một năm nay. Tôi sợ là sẽ bị hói mất. Cả bố và chú tôi đều bị hói nên chắc là do di truyền. Có cách nào để làm mọc lại những sợi tóc đã rụng không?
- 3 trả lời
- 1061 lượt xem
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?