Rụng tóc do lực kéo
Rụng tóc do lực kéo (Traction Alopecia)
Rụng tóc do lực kéo là dạng rụng tóc gây ra do tóc liên tục bị kéo trong thời gian dài. Đa phần là do kiểu tóc mà người mắc bệnh đã duy trì trong một khoảng thời gian, ví dụ như buộc đuôi ngựa, bối, tết tóc (đặc biệt với các nền văn hóa có kiểu tóc tết sát da đầu), hoặc nếu bạn dùng hóa chất hoặc nhiệt lên tóc. Với đặc điểm này, rụng tóc do lực kéo rất phổ biến ở nữ giới. Theo thống kê có tới một phần ba số phụ nữ trưởng thành (31,7%) có biểu hiện. Tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng cả nam và nữ, bất kể sắc tộc, trên toàn thế giới.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện qua một số mảng rụng tóc không sẹo ở vùng da đầu bị tác động của lực kéo. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh có thể tiến triển thành rụng tóc sẹo không thể hồi phục, nếu không tiến hành bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Triệu chứng của rụng tóc do lực kéo
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh này là tình trạng ban đỏ quanh nang tóc, tiến triển thành viêm nang tóc với đặc điểm có mủ và sẩn, trông khá giống mụn trứng cá. Khi bệnh tiến triển, triệu chứng chủ yếu là mất tóc và gãy tóc. Thông thường vùng da ở trán và hai bên mái dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất, do độ phổ biến của kiểu tóc đuôi ngựa và tóc búi cao (hay tóc bối lên cao). Các vùng khác hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng, tùy theo kiểu tóc hoặc loại phụ kiện bạn sử dụng (mũ, khăn vấn, kẹp...).
Khi chuyển sang giai đoạn muộn, rụng tóc do lực kéo chuyển thành dạng rụng tóc sẹo, thì bệnh nhân sẽ bị mất nang tóc trưởng thành. Tóc tơ thì vẫn còn nên sẽ giảm sự chênh lệch giữa tóc trưởng thành và tóc tơ. Tuyến bã nhờn không bị ảnh hưởng, nang tóc và vùng xung quanh nang tóc không bị sưng viêm.
Nguyên nhân gây rụng tóc do lực kéo
Tóc rụng do bị kéo lâu ngày, thường là bởi kiểu tóc mà bệnh nhân chọn. Đặc biệt nếu bạn dùng hóa chất duỗi tóc thì có thể khiến tóc dễ rụng hơn khi bị kéo.
Tùy vào kiểu tóc mà vị trí rụng tóc sẽ thay đổi, ví dụ như:
- Rụng ở hai thái dương, bên trên tai, ót: Buộc tóc đuôi ngựa, bện bím tóc dài. Những vị trí này cũng xuất hiện trong bệnh rụng tóc mảng dạng rắn bò.
- Rụng tóc vùng trán – đỉnh đầu: Xoắn tóc dài trong khăn đội đầu (một số tôn giáo), mấn, vấn tóc... cuốn lô.
- Rụng hình chữ V ở đường rẽ ngôi giữa: bện tóc quá chặt
- Rụng tóc đỉnh đầu (crow): nối tóc
- Rụng tóc gáy: Xoắn và búi tóc ở gáy
Chẩn đoán
Có ba bước quan trọng trong việc chẩn đoán rụng tóc do lực kéo: điều tra tiền sử, khám da đầu và các bài kiểm tra.
Hỏi bệnh
Bao gồm:
- Quãng thời gian rụng tóc
- Kiểu tóc trước đây của bệnh nhân
- Cảm giác khi thực hiện kiểu tóc: tài liệu của Khumalo (2008) ghi nhận, những phụ nữ và trẻ em bị đau, có cảm giác căng kéo trong lúc làm tóc, hoặc thấy xuất hiện mụn mủ ở chân tóc dễ bị chẩn đoán mắc chứng rụng tóc do lực kéo cao gấp đôi bình thường. Như vậy, việc xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng vào thời điểm tạo kiểu tóc và rụng tóc do lực kéo chí ít có liên quan đến nhau.
Khám lâm sàng
Quá trình khám bắt đầu từ việc xem xét phần da đầu ở vùng bị rụng tóc và đáng giá các dấu hiệu.
Viêm nang lông do lực kéo
Tình trạng ban đỏ và-hoặc mụn mủ quanh nang lông xuất hiện khi tóc bị kéo căng trong một thời gian dài, ở những vùng chịu lực kéo mạnh nhất từ kiểu tóc của bệnh nhân.
Kiểu rụng tóc
Rụng tóc do lực kéo đa phần ảnh hưởng đến phần rìa tóc trán và hai bên thái dương, nhưng tùy vào kiểu tóc mà những vùng khác cũng sẽ có thể bị ảnh hưởng. Tóc tại vị trí bị ảnh hưởng là sự kết hợp giữa tóc tơ mỏng nằm giữa và tóc dày hơn, chiều dài trung bình bao xung quanh (tóc thường bị đứt gãy)
“Fringe Sign”
“Fringe sign” được mô tả là những sợi tóc trưởng thành (dày và đậm màu) nằm ở phần rìa của mái tóc. Đây là một đặc trưng của rụng tóc do lực kéo, giúp phân biệt nó với rụng tóc từng mảng dạng rắn bò (ophiasis) và Rụng tóc xơ hoá vùng trán (Frontal Fibrosing Alopecia). Dấu hiệu này xuất hiện trước tình trạng rụng tóc lâm sàng và kéo dài qua giai đoạn sau của rụng tóc do lực kéo.
Các bài kiểm tra thêm
Nhằm củng cố chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một số bài kiểm tra như:
- Dermoscopy: cho hình ảnh tóc tơ là chủ yếu
- Hair casts (tạm dịch là phôi tóc): hair casts là một khối hình trụ, màu xám-trắng, mảnh nhỏ (2-7 mm), bao bọc quanh thân tóc và có thể dễ dàng di chuyển được. Nó xuất hiện trên những sợi tóc bao quanh vùng chịu lực kéo.
Các biện pháp điều trị
Hiện nay các biện pháp điều trị rụng tóc do lực kéo thường bắt đầu từ các phương pháp bảo tồn, rồi chuyển sang các dùng thuốc và phẫu thuật.
Biện pháp bảo tồn
Cốt lõi của biện pháp này là giảm các hành động căng kéo tóc. Tức là hướng dẫn bệnh nhân áp dụng các kiểu tóc xõa, thả lỏng và tránh gây tổn thương tóc bằng hóa chất. Tóc giả và các biện pháp hóa trang da đầu (xịt tóc, keo...) có thể giúp che vùng bị rụng tóc, còn nối tóc hoặc kẹp nối tóc đều không được khuyến khích vì đã có ghi nhận về trường hợp các sản phẩm này làm tình trạng bệnh tệ đi.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể được áp dụng như:
- Thuốc chống viêm: Thuốc khác sinh uống hoặc bôi được khuyên dùng để điều trị rụng tóc do lực kéo vì tác dụng giảm viêm.
- Thuốc bôi minoxidil 2%: Mặc dù minoxidl chủ yếu được dùng để điều trị rụng tóc hói, nhưng nó vẫn được dùng rời rạc trong điều trị rụng tóc do lực kéo và đã ghi nhận kết quả mọc tóc trở lại.
Phẫu thuật
Với những ca bệnh giai đoạn sau, bệnh nhân có thể lựa chọn phẫu thuật cấy tóc để điều trị. Tùy vào từng cá nhân người bệnh và kiểu rụng tóc mà bác sĩ sẽ gợi ý các kỹ thuật phù hợp dành riêng cho họ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.
Thuốc Finasteride hỗ trợ điều trị rụng tóc androgen hiệu quả và an toàn dành cho nam giới, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định dùng off-label cho nữ.
Rụng tóc TE là kiểu rụng tóc lan tỏa toàn bộ đầu nhưng không gây hói và đa phần tự khỏi sau khi loại bỏ tác nhân gây khởi phát bệnh.
- 3 trả lời
- 1234 lượt xem
Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?
- 4 trả lời
- 1355 lượt xem
Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.
- 2 trả lời
- 1416 lượt xem
Tôi là nam, mới 20 tuổi nhưng đã bị rụng tóc suốt hơn một năm nay. Tôi sợ là sẽ bị hói mất. Cả bố và chú tôi đều bị hói nên chắc là do di truyền. Có cách nào để làm mọc lại những sợi tóc đã rụng không?
- 3 trả lời
- 1060 lượt xem
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
- 2 trả lời
- 1097 lượt xem
Tôi hiện mới ngoài 20 tuổi nhưng bị rụng tóc nặng nên định là sẽ cấy tóc. Tôi có nên bắt đầu điều trị rụng tóc ngay không hay cứ đợi đến khi phẫu thuật cấy tóc?