1

Rụng tóc lan tỏa TE (Telogen effuvium)

Rụng tóc TE là kiểu rụng tóc lan tỏa toàn bộ đầu nhưng không gây hói và đa phần tự khỏi sau khi loại bỏ tác nhân gây khởi phát bệnh.
Rụng tóc TE Rụng tóc lan tỏa TE (Telogen effuvium)

Rụng tóc TE (Telogen Effluvium)

Telogen Effluvium là một trong những dạng tóc rụng phổ biến nhất. Bệnh này có đặc điểm là rụng tóc nhiều đột ngột, có thể lên đến 30-50% tổng sợi tóc trên da đầu nhưng không rụng hết toàn bộ tóc trên đầu, không gây hói dù là toàn bộ hay tại chỗ. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc TE không chỉ có một, căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần thường là tác nhân phổ biến nhất. Ngoài ra bệnh có thể khởi phát do một số loại thuốc, chấn thương (phẫu thuật, bỏng...), hormone thay đổi do sinh sản...
Rụng tóc TE thuộc dạng rụng tóc không sẹo, tức là nang tóc không bị tổn thương vĩnh viễn khi mắc bệnh. Sau điều trị hoặc loại bỏ tác nhân khởi phát, tóc có thể mọc trở lại, thường thì bệnh nhân rụng tóc TE sẽ mọc lại toàn bộ phần tóc rụng sau 6-12 tháng.

Cơ chế rụng tóc Telogen Effluvium

Telogen là tên của một trong ba giai đoạn thuộc vòng đời của tóc. Các giai đoạn là:

  • Anagen – giai đoạn tăng trưởng: Tính từ lúc tóc bắt đầu mọc trong nang cho đến khi mọc đến độ dài tối đa do gen quy định. Quá trình kéo dài 2-6 năm, tóc có thể mọc dài đến 1-2m.
  • Catagen – giai đoạn chuyển đổi: là lúc tóc ngừng mọc dài ra, đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Giai đoạn này kéo dài 3-4 tuần.
  • Telogen – giai đoạn thoái hóa: Kéo dài 2-3 tháng, sau giai đoạn này tóc sẽ rụng.

Như vậy, theo chu kỳ sinh trưởng bình thường, tóc sẽ trải qua ba giai đoạn rồi tự rụng và sợi tóc mới sẽ mọc ra từ nang tóc cũ. Đối với rụng tóc TE, các tác nhân về thể chất hoặc tinh thần (stress, chấn thường...) sẽ kích hoạt bệnh, xáo trộn chu kỳ bình thường của sợi tóc, dẫn đến tóc rụng. Hiện có năm cơ chế đang được đưa ra để giải thích vì sao tóc rụng trong bệnh rụng tóc Telogen Effluvium.

  • Rút ngắn giai đoạn anagen: đây là cơ chế phổ biến nhất trong các tài liệu viết về rụng tóc TE. Theo các bài báo cáo, có một tác nhân nào đó khiến các nang tóc đang ở giai đoạn anagen ngay lập tức chuyển sang giai đoạn telogen, khiến số lượng tóc telogen đang ở mức 10-15% như bình thường bỗng tăng lên gấp 4-5 lần. Tóc telogen sẽ ngừng phát triển trong vòng 1-6 tháng (trung bình là 3 tháng), bệnh nhân sẽ không nhận ra được sự thay đổi này. Sau đó tóc telogen rụng đi, tạo ra tình trạng mất tóc số lượng lớn, trên diện rộng và để lộ bệnh tình. D
  • Kéo dài giai đoạn anagen: Vì nguyên nhân gì đó, pha anagen bị kéo dài hơn bình thường, rồi chuyển đồng loạt qua telogen khiến tóc rụng số lượng lớn. Tình trạng này có thể bắt gặp ở bà bầu, 2-3 tháng sau sinh hoặc sau khi giảm lượng sữa, nguyên nhân là do hoormon thay đổi.
  • Hội chứng rụng tóc anagen ngắn (short anagen syndrome): Một hội chứng bẩm sinh, nguyên nhân chưa được làm rõ, khởi phát từ lúc sinh đến thời thơ ấu. Đặc điểm của hội chứng là người bệnh không thể mọc tóc dài do sự rút ngắn giai đoạn anagen (từ vài năm xuống chỉ còn khoảng 4 tháng). Tóc của bệnh nhân luôn là tóc tơ, tóc ngắn (nhỏ hơn 6cm). Do giai đoạn anagen ngắn, nên số lượng tóc ở giai đoạn telogen tăng lên, tóc anagen chỉ chiếm khoảng 25%.
  • Rút ngắn giai đoạn telogen: Giai đoạn telogen bị rút ngắn lại, khiến số lượng tóc rụng gia tăng.
  • Kéo dài giai đoạn telogen: giai đoạn telogen kéo dài và trì hoãn pha anagen của chu kỳ mới.

Đối tượng bị rụng tóc TE

Người ta không quan sát được sự chênh lệch trong số ca bệnh giữa hai giới tính hay các độ tuổi. Đúng là bệnh nhân nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam, tuy nhiên cần cân nhắc yếu tố nữ giới coi trọng việc điều trị rụng tóc hơn nam nên số lượng ca ghi nhận của nữ sẽ cao hơn. Mặc dù không có mỗi liên hệ rõ ràng giữ bệnh rụng tóc TE và tuổi tác, nhưng có một sự thật là phụ nữ cao tuổi dễ gặp tình trạng này hơn sau khi bị sốt, tổn thương, xuất huyết hay gặp căng thẳng tinh thần. Theo báo cáo, các trường hợp mắc bệnh ở trẻ chiếm khoảng 2,7%.

Tóm lại, hiện nay vẫn chưa khoanh vùng đối tượng cụ thể của TE, có thể nói bệnh này tác động lên bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào.

Các dấu hiệu lâm sàng của TE

Biểu hiện của rụng tóc TE là tóc rụng một cách đột ngột, thường không có các triệu chứng khác đi kèm. Như đã nói ở phần cơ chế, thời điểm tóc rụng cách nguyên nhân gây ra nó khoảng 1-6 tháng, để biết tác nhân gây bệnh cần truy lại lịch sử chấn thương, dùng thuốc... trong vòng vài tháng trước. Lên đến 33% ca bệnh không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Rụng tóc TE chia làm hai loại cấp tính và mạn tính.

  • Rụng tóc Telogen Effluvium cấp tính: Rụng tóc TE cấp tính được định nghĩa là sự rụng tóc kéo dài không quá 6 tháng và tới 95% ca sẽ tự hồi phục mà không cần điều trị. Khi khám những bệnh nhân đã hồi phục sau TE, có thể thấy phần tóc trán đang mọc lại và ngắn hơn. Một biến thể khác của TE cấp tính là rụng tóc TE sau sinh, xảy ra sau 3-5 tháng kể từ khi sinh nở và nguyên nhân là do sự thay đổi hormon sau sinh.
  • Rụng tóc Telogen Effluvium mạn tính: Thời gian bệnh kéo dài quá 6 tháng. Nguyên nhân cho vấn đề này vẫn chưa được làm rõ. Thông thường chu kỳ sinh trưởng sẽ tự lặp lại sau rụng tóc TE, nhưng với dạng mạn tính, bệnh nhân sẽ tiếp tục bị rụng tóc hoặc họ sẽ mọc lại tóc sau đó rụng rồi mọc, tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn. TE mạn tính đa phần tác động lên phụ nữ trung tuổi. Khám da đầu cho thấy tóc vẫn giữ độ dày bình thường với những sợi tóc ngắn hơn đang mọc lại ở phần trán và hai bên thái dương.

Một triệu chứng quan trọng của rụng tóc TE là cảm giác đau, nhức, bỏng rát, ngứa và nhói ở da đầu. Thêm vào đó, đây là kiểu rụng tóc lan tỏa, tức là tóc rụng thưa đều khắp da đầu, thay vì tập trung vào một vị trí cụ thể.

Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc TE

Có nhiều tác nhân có thể gây ra sự bất thường trong chu kỳ sinh trưởng của tóc.

  • Thuốc: Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc có thể dẫn đến rụng tóc, ngay cả những thuốc phổ biến như ibuproben. Tất nhiên không phải ai dùng những loại thuốc đó cũng sẽ bị rụng tóc, nhưng nguy cơ đó là có thật. Tóc thường bị rụng sau 12 tuần sử dụng thuốc, sự thay đổi về liều lượng cũng có thể dẫn đến rụng tóc. Một số loại thuốc có thể dẫn đến rụng tóc TE là: thuốc tránh thai uống, androgen, retinoids, thuốc ức chế beta, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu...
  • Stress về thể chất: Gia tăng áp lực lên thể chất thông qua tổn thương do phẫu thuật, sốt cao, bệnh toàn thân mạn tính, xuất huyết có thể gây rụng tóc telogen effluvium. Việc sinh con cũng có thể khiến một lượng lớn tóc nhảy sang giai đoạn telogen, khiến tóc rụng sau khoảng 3 tháng kể từ khi sinh.
  • Stress về tinh thần: Tuy thường được nhắc đến nhưng mối liên hệ giữa căng thẳng về mặt tinh thần và hiện tượng rụng tóc vẫn khá mơ hồ vì bản thân việc rụng tóc đã là một nguồn cơn gây áp lực tinh thần cho bản thân người bệnh.
  • Bệnh: Có khá nhiều loại bệnh có thể kéo theo rụng tóc telogen effluvium. Cả bệnh cường giáp lẫn suy tuyến giáp, suy gan, suy thận mạn tính, viêm ruột và tăng sinh bạch huyết đều có thể gây rụng tóc TE. Bệnh này cũng xuất hiện cùng với các bệnh viêm da, lây nhiễm như HIV, giang mai thứ phát. Các bệnh gây sưng viêm như vẩy nến và viêm da dầu cũng có thể dẫn đến bệnh. Hiện nay đã có các ca bệnh rụng tóc TE liên quan đến SARS CoV 2.
  • Chế độ ăn: Thiếu hụt nghiêm trọng protein, axit béo và kẽm, thiếu ăn lâu ngày, hạn chế calo là những tình huống có thể dẫn đến chứng rụng tóc TE sau khoảng 2-4 tháng kể từ khi bắt đầu bị thiếu hụt. Việc giảm trữ lượng sắt cũng có thể gây ra vấn đề này, mặc dù vậy nhận định này vẫn còn đang gây tranh cãi. Ngoài ra, vì vitamin D đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của tế bào nên thiếu hụt chất này cũng có thể là nguyên nhân.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ vai trò của tia cực tím khi phát hiện nhiều trường hợp khởi phát bệnh vào giữa tháng 7 và tháng 10. Người ta đặt ra giả thuyết tóc bị hư hại dưới ánh nắng mùa hè và rụng sau 1-3 tháng khi trời đã vào thu. Soi tóc dưới kính hiển vi tiết lộ tia tử ngoại làm thay đổi thành phần tế bào và làm hư hại lớp biểu vì và lớp giữa của sợi tóc. Đây có thể là cơ chế góp phần làm tăng tóc ở giai đoạn telogen; tuy nhiên điều này vẫn chưa được khoa học chứng minh.

Phương pháp chẩn đoán

Thông thường, chỉ cần điều tra lịch sử và khám ngoài là đủ để chẩn đoán telogen efluvium. Sinh thiết da đầu, nếu được thực hiện trong giai đoạn rụng tóc cấp tính (khi bài kiểm tra kéo tóc đem lại kết quả dương tính), có thể xác nhận phần trăm tóc telogen. Nếu lo lắng về tình trạng hoormon (ví dụ như bệnh về tuyến giáp), bệnh trao đổi chất mạn tính, thiếu sắt, thì có thể thực hiện các bài xét nghiệm cho các loại bệnh này.

Các phương pháp có thể áp dụng để chẩn đoán rụng tóc TE là:

  • Điều tra bệnh sử, quá trình dùng thuốc
  • Xét nghiệm
  • Trichogram: bài kiểm tra nhổ tóc trong một khu vực nhất định (40-60 sợi) và kiểm tra tỉ lệ tóc anagen:telogen. Nếu hơn 25% tóc nằm trong giai đoạn telogen thì tức là đang mắc bệnh rụng tóc TE.
  • Videoderrmoscopy: trong trường hợp bị rụng tóc TE cấp tính thì phương pháp này sẽ cho bác sĩ thấy một lượng tóc ngắn đang mọc lại và không có sự thay đổi về mật độ tóc.
  • Sinh thiết da đầu

Phương pháp điều trị

Bệnh rụng tóc TE cấp tính là bệnh tự khỏi. Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây khởi phát bệnh và xử lý nó hợp lý, thì không cần phải điều trị gì thêm. Nếu nguyên nhân là do thuốc thì ngừng sử dụng, nếu là do hoormon, chế độ ăn mất cân bằng hay tình trạng trao đổi chất kém, chỉ cần xử lý những vấn đề này thì tóc sẽ mọc trở lại. Thời gian tóc rụng càng kéo dài thì càng có khả năng có nhiều tác nhân với thời gian tác động kéo dài, lặp đi lặp lại; ví dụ như thiếu dinh dưỡng, bệnh tuyến giáp... Điều này khiến công cuộc truy tìm tác nhân thêm khó khăn và có thể buộc bệnh nhân phải trải qua nhiều buổi khám bệnh.

Cấy tóc không có tác dụng gì trong việc điều trị bệnh rụng tóc telogen effluvium.

Các loại thuốc bôi như minoxidil và finasteride thược ra không quá hiệu quả trong việc ức chế pha catagen hay kích thích pha anagen, nó chưa được chứng minh là giúp thúc đẩy quá trình hồi phục tóc đối với bệnh này, tuy nhiên bệnh nhân có thể chọn sửa dụng nếu muốn có cảm giác chủ động trong việc chữa trị.

Corticosteroids có thể được sử dụng ngoài da, nếu thấy giảm các triệu chứng đau, ngứa ở da đầu thì tức là phương pháp này đang có tác dụng. Đối với rụng tóc TE mạn tính, corticosteroid có thể được dùng theo dạng tiêm hoặc uống.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Phân biệt rụng tóc lan tỏa Telogen và rụng tóc từng vùng lan tỏa DAA
Phân biệt rụng tóc lan tỏa Telogen và rụng tóc từng vùng lan tỏa DAA

Rụng tóc Telogen và rụng tóc từng vùng lan tỏa DAA đều có biểu hiện là tóc rụng nhiều, đột ngột, khiến tóc thưa trên toàn bộ da đầu. Tuy nhiên, về bản chất chúng là 2 kiểu rụng tóc khác nhau, cần được chẩn đoán phân biệt để có phương án điều trị phù hợp.

Rụng tóc telogen: Nguyên nhân và cách điều trị
Rụng tóc telogen: Nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc telogen xảy ra khi nang tóc đột ngột chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, dẫn đến tóc rụng hàng loạt. Nguyên nhân có thể là do bệnh mãn tính, vấn đề về tinh thần, thay đổi nội tiết tố, thuốc men hoặc những thay đổi khác bên trong cơ thể.

Tiêm PRP điều trị rụng tóc và phục hồi mái tóc chắc khỏe
Tiêm PRP điều trị rụng tóc và phục hồi mái tóc chắc khỏe

Tiêm PRP có thể kích thích các nang tóc và làm chậm tốc độ rụng tóc.

Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị
Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị

Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.

Thuốc Điều Trị Rụng Tóc Minoxidil: Những Điều Cần Biết
Thuốc Điều Trị Rụng Tóc Minoxidil: Những Điều Cần Biết

Thuốc Minoxidil được dùng rộng rãi trong điều trị rụng tóc.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mất bao lâu để tóc mọc lại sau khi bệnh rụng tóc telogen?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1947 lượt xem

Tôi bị rụng tóc nhiều cách đây khoảng 6-7 tháng mà bác sĩ cho là liên quan đến cảm cúm (sốt cao 7 ngày). Tôi chưa bao giờ trải qua điều này trước đây đến nỗi nó có thể là mãn tính. Bây giờ tôi có một "vệt" mọc lại dài khoảng 10cm nhưng tóc vẫn còn mỏng. Làm thế nào để tóc bình thường phục hồi sau rụng tóc telogen? Tóc có trở lại theo từng giai đoạn hay tất cả cùng một lúc? Liệu rogaine có thúc đẩy nó không?

Làm thế nào để biết tóc đang mọc lại sau khi bị rụng tóc telogen mạn tính?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  876 lượt xem

Tôi liên tục bị rụng nhiều tóc rồi ngừng rụng trong suốt 11 tháng, sau đó dừng đột ngột vào khoảng 3 năm trước. Có thể tôi đã bị rụng tóc telogen mạn tính, vùng thái dương bị rụng nhiều thấy rõ, những vùng khác bị rụng kiểu lan tỏa; khi khởi phát bệnh tôi bị thiếu máu. Gia đình không có tiền sử bị rụng tóc, không có dấu hiệu rụng kiểu hói. Kể từ ba tháng trước tóc của tôi bắt đầu mọc lại mạnh mẽ, gần như đã dày bằng trước khi bị rụng (mặc dù vẫn thưa hơn trước). Tôi thường xuyên bị rụng tóc trong hơn 5 tháng, nhưng kể từ đó tôi đã rụng rất nhiều sợi tóc ngắn, thường là 2-3cm. Có nhiều người gặp tình trạng này không? Làm thế nào để biết mình đang trong quá trình phục hồi – qua việc tóc dần mọc lại hay tóc ngừng rụng? Bệnh có thể tái phát không?

Có lẽ tôi bị rụng tóc Telogen, tôi nên điều trị như thế nào?
  •  3 năm trước
  •  4 trả lời
  •  632 lượt xem

Tôi là nam 19 tuổi. Cách đây 6 tháng, tôi nhận thấy tóc mình rụng nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tôi luôn có một mái tóc khá mỏng, nhưng giờ nó còn mỏng hơn và đường chân tóc cũng lùi lên cao rất nhanh. Tôi có cảm giác rằng có thể tôi đã bị bệnh rụng tóc telogen, vì thực tế là tôi đã rất căng thẳng trong một năm rưỡi qua. Khi bứt thử một sợi tóc, chân tóc có bọng trắng, đó hóa ra là dấu hiệu có thể bị rụng tóc telogen. Tôi phải làm gì để điều trị?

Điều trị rụng tóc khi mới 18 tuổi
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1222 lượt xem

Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?

Điều trị rụng tóc trong thời gian dài không thấy cải thiện?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1339 lượt xem

Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.

Video có thể bạn quan tâm
KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ 05:56
KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ
Chỉ từ 3TR2Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầuTóc ngưng rụng >90% Khắc phục gàu, da đầu nhờn3 tháng tóc mọc chắc khỏe, bóng mượtKhông đau, Không sẹoQuy...
 4 năm trước
 1157 Lượt xem
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên. Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên. 01:34
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên.
- Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế là phòng khám về tóc duy nhất tại Việt Nam.- Tỉ lệ nang tóc sống sót lên tới 95%- Hoàn lại tiền nếu không đạt...
 4 năm trước
 1095 Lượt xem
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé. Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé. 01:16
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé.
- Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế là phòng khám về tóc duy nhất tại Việt Nam- Tỉ lệ nang tóc sống sót lên tới 95%- Hoàn lại tiền nếu không đạt...
 4 năm trước
 1034 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây