Tác động của niềng răng lên khuôn mặt và hàm
Điều trị chỉnh nha được áp dụng cho cả những bệnh nhân trẻ tuổi và trưởng thành nhằm cải thiện diện mạo và thậm chí là cảm giác của răng. Niềng răng không những khắc phục tình trạng răng chen chúc, lộn xộn không thẳng hàng, răng thưa mà còn giải quyết các vấn đề về khớp cắn như: khớp cắn sâu (hô, vẩu) và khớp cắn ngược (móm).
Tuy nhiên, cho dù nhận thấy rõ rệt sự tác động của niềng răng lên vẻ ngoài của răng, nhưng có thể bạn chưa nhận ra được niềng răng cũng có ảnh hưởng rất lơn tới diện mạo khuôn mặt.
Điều trị chỉnh nha có thể làm thay đổi hình ảnh của môi, má, cằm. Niềng răng sẽ giúp nắn thẳng các thăng trên cung hàm, đưa răng vào vị trí mong muốn.
Dưới đây là một số cách mà niềng răng có thể cải thiện và ảnh hưởng lên hàm và khuôn mặt.
Cải thiện gương mặt bất đối xứng
Răng chen chúc hay răng thưa nghiêm trọng dễ khiến khuôn mặt của bạn trông mất cân đối. Một bên khuôn mặt có thể bị nhô ra hơn so với bên còn lại, hoặc đôi môi không đồng đều. Trong nhiều trường hợp, niềng răng giúp cải thiện vẻ ngoài đôi môi, để lộ môi nhiều hơn hoặc ít hơn. Một khuôn mặt cân đối sẽ giúp bạn tự tin hơn về ngoại hình của mình.
Cải thiện sự sắp xếp của hàm
Khớp cắn ngược và khớp cắn sâu đều tác động đến cách định vị của hàm. Đối với bệnh nhân bị khớp cắn ngược, hàm dưới phát triển hơn do răng bị lệch. Đối với khớp cắn sâu, cằm của bệnh nhân nhìn có vẻ bị lẹm còn môi thì nhô ra phía trước.
Niềng răng chỉnh sửa sai lệch cả răng và hàm, đưa hàm trở lại vị trí thích hợp hơn. Do đó, nó không những có lợi cho diện mạo khuôn mặt mà còn cải thiện các vấn đề liên quan đến khớp cắn sâu và khớp cắn ngược. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ăn nhai hoặc nghiến răng vì lệch lạc khớp cắn, niềng răng sẽ khắc phục được vấn đề này nhờ cải thiện sự liên kết giữa 2 hàm.
Tạo một khớp cắn tự nhiên hơn
Lý tưởng nhất là răng mọc đều đặn và khớp cắn ở tư thế lồng múi tối đa. Lồng múi tối đa là một thuật ngữ được sử dụng trong chỉnh nha, mà trong đó, các răng có sự tiếp xúc với nhau nhiều nhất, hai hàm ở vị trí đóng khít nhất và hàm dưới đạt được sự ổn định cơ học cao nhất. Một phần mục đích của niềng răng là để chỉnh sửa các vấn đề sai lệch đang ảnh hưởng đến khớp cắn của bệnh nhân nhằm đạt được sự lồng múi tối đa. Một khớp cắn tự nhiên không chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn mà còn cải thiện diện mạo gương mặt, ít nhất là môi và mặt nhìn sẽ cân xứng hơn. Hơn nữa, lồng múi tối đa giúp cải thiện sức khỏe răng miệng vì bạn ít có khả năng nghiến răng hoặc gãy răng khi nhai.
Tạo sự khác biệt cho xương gò má và đường viền hàm
Một số trường hợp chỉnh nha, đặc biệt là khớp cắn sâu và khớp cắn ngược, có thể gây các vấn đề về hàm và má. Bạn có thể nhận thấy gương mặt bị hóp má, hóp thái dương hoặc lép môi khi niềng do sự sắp xếp lại các răng trên cung hàm làm thay đổi khoảng không gian giữa các răng với nhau.
Niềng răng giúp cải thiện nụ cười của bạn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới xương gò má và đường viền hàm. Hai má sẽ lộ ra rõ hơn và không được bầu bĩnh, điều này có thể cải thiện cấu trúc gương mặt và đem lại một diện mạo trẻ trung hơn. Ngoài ra, đường viền hàm đều hơn và hợp lý hơn cũng góp phần cải thiện tổng thể gương mặt. Rất nhiều trường hợp, sau khi tháo niềng sẽ thấy nọng cằm biến mất, thực chất là do xương hàm đã được định vị lại ở một vị trí thích hợp hơn.
Tạo ra một diện mạo tự nhiên
Lệch lạc khớp cắn ảnh hưởng đến cách mà bạn khép miệng. Khớp cắn ngược hay khớp cắn sâu, cũng như khớp cắn hở đều khiến 2 môi không thể khép kín. Nó không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo của bạn mà còn góp phần khiến miệng bị khô và hơi thở có mùi khó chịu. Niềng răng sẽ khắc phục được vấn đề này. Khi gương mặt cân đối hơn nhờ điều trị chỉnh nha, trông bạn sẽ tự nhiên hơn và tự tin hơn với nụ cười mới.
Duy trì điều trị chỉnh nha là bắt buộc
Điều trị chỉnh nha là cần thiết trong việc chỉnh sửa hàng loại các vấn đề về lệch lạc khớp cắn và răng mọc sai lệch. Thông thường, thời gian đeo niềng là từ 6 tháng đến 3 năm cho đến khi điều trị được coi là kết thúc. Sau đó, bạn cần phải đeo hàm duy trì hàng đêm để duy trì kết quả. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn có một nụ cười mà bạn cảm thấy tự hào mỗi khi thể hiện cũng như một khuôn mặt trông trẻ trung, cân đối và thẩm mỹ.
Người lớn, trẻ em, thanh thiếu niên đều có thể đeo được các khí cụ chỉnh nha. Việc điều trị đạt được hiệu quả không phụ thuộc vào tuổi tác, vì thế Không bao giờ là quá muộn để niềng răng. Trên thực tế, không hiếm những trường hợp người lớn tuổi đã từng niềng răng - muốn hoặc cần điều trị lại - bởi vì họ không duy trì được kết quả sau khi tháo niềng.
Một nụ cười tươi mới, đẹp hơn sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp và bạn cũng nhận thấy những lợi ích của niềng răng lên toàn bộ gương mặt. Với cấu trúc khuôn mặt cân đối hơn, đường viền hàm thanh thoát hơn, đôi môi được khép kín, bạn sẽ nhận ra rằng niềng răng giúp cải thiện diện mạo toàn bộ và thay đổi cách mà bạn cảm nhận về bản thân mình.
Bên cạnh một nụ cười đẹp, việc niềng răng cho trẻ nhỏ sẽ đem lại những lợi ích mà bạn chưa hề nghĩ đến ví dụ như kết quả ổn định hơn, cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể và tăngsự tự tin cho trẻ.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
- 1 trả lời
- 1518 lượt xem
Giữa hai răng cửa của tôi có một khoảng hở khoảng 1mm, khiến tôi rất không tự tin khi cười. Ngoài ra, tôi còn có vấn đề khớp cắn sâu (hàm trên nhô về phía trước) và vài răng ở hàm dưới cũng hơi thưa nữa. Thế thì tôi có cần phải niềng răng không?
- 0 trả lời
- 1003 lượt xem
Em niềng răng được 4 tháng và mới phát hiện ra chỗ niềng răng không uy tín, bác sĩ tay nghề kém, sau 1 tháng đeo niềng, khuôn mặt em thay đổi rất nhiều, gì má cao lên, hàm trên đi vào trong, khuôn mặt nhìn méo và góc cạnh, em tháo niềng và đổi bác sĩ khác, liệu khuôn mặt có thể trở lại như cũ không.
- 4 trả lời
- 3244 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 5 trả lời
- 2381 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 3 trả lời
- 2469 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?