Rụng tóc sau tiêm vắc xin phòng Covid-19: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thực sự gây rụng tóc không?
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể gây rụng tóc. Cụ thể, dạng rụng tóc thường xảy ra sau khi tiêm vắc xin là rụng tóc từng mảng (alopecia areata).
Tuy nhiên, không phải ai tiêm vắc xin Covid-19 cũng bị rụng tóc. Hầu hết những người gặp phải tác dụng phụ này sau khi tiêm đều có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như trên 30 tuổi, mắc bệnh tự miễn hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, bị căng thẳng, có tiền sử gia đình bị rụng tóc từng mảng hoặc từng bị rụng tóc từng mảng trước đây.
Rụng tóc từng mảng sau khi tiêm vắc xin không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đây là tình trạng mà tóc bị rụng nhiều ở một số khu vực trên đầu và dần dần tạo thành các mảng da đầu thưa tóc hoặc mất tóc. Nhiều người bị rụng tóc từng mảng còn bị rụng lông ở các vị trí khác trên cơ thể. Rụng tóc từng mảng không lây và có thể tự khỏi sau khoảng 6 - 12 tháng mà không cần điều trị.
Nguyên nhân bị rụng tóc sau tiêm vắc xin Covid-19
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng tóc sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 hiện vẫn đang gây tranh cãi. Hầu hết các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng rụng tóc từng mảng sau tiêm vắc xin Covid là do vắc xin kích hoạt chức năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Điều này khiến cho hệ miễn dịch tạm thời trở nên bất thường và tấn công các tế bào khỏe mạnh, tương tự như những gì xảy ra ở bệnh tự miễn, chỉ có điều các triệu chứng không nghiêm trọng bằng. Phản ứng viêm do hệ miễn dịch tạo ra có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Khi xảy ra ở da đầu, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công các nang tóc và gây ra tình trạng viêm dưới da. Điều này làm gián đoạn hoạt động của các nang tóc và dẫn đến rụng tóc từng mảng.
Biểu hiện của rụng tóc do tiêm vắc xin
Biểu hiện ở tóc
Vắc xin Covid-19 thường gây rụng tóc từng mảng với biểu hiện là tóc rụng nhiều thành từng mảng, dần dần tạo ra những vùng da đầu thưa tóc hoặc không có tóc hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước bằng đồng xu hoặc lớn hơn. Một người có thể có từ 1 - 2 hoặc hàng chục mảng da đầu như vậy nằm rải rác khắp đầu. Khi tình trạng viêm dưới da đầu trở nên nghiêm trọng, vùng bị rụng tóc sẽ ngày càng mở rộng.
Những mảng da đầu bị mất tóc do rụng tóc từng mảng có đặc điểm là ranh giới rõ nét và tóc mọc xung quanh có hình dấu chấm than (!). Nguyên nhân là do phản ứng viêm ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến các nang tóc lân cận, khiến cho phần tóc mọc ra sau bị mảnh hơn so với phần tóc mọc ra trước đó. Vì chân tóc nhỏ hơn ngọn tóc nên sợi tóc có hình dấu !.
Tiêm vắc xin Covid-19 còn có thể gây rụng lông ở lông mày, lông mi, cánh tay, lông mu và bất kỳ khu vực có lông nào trên cơ thể.
Biểu hiện ở da đầu
Da đầu của người bị rụng tóc sau tiêm vắc-xin không có bất kỳ tổn thương nào, không đỏ, không sưng tấy, phồng rộp, ngứa ngáy hay bong tróc. Tuy nhiên, đôi khi vùng da đầu bị rụng tóc mọc lên vài sợi tóc trắng.
Nếu da đầu có tổn thương, sưng đỏ, bong tróc hay gàu thì rất có thể đó không phải là rụng tóc do tiêm vắc-xin mà là rụng tóc từng mảng do nấm da đầu.
Điều trị rụng tóc do tiêm vắc xin
Hơn 50% số trường hợp rụng tóc từng mảng tự khỏi sau một thời gian. Khi tình trạng viêm dưới da đầu chấm dứt, tóc sẽ ngừng rụng và những mảng da đầu rụng tóc sẽ dần mọc lại tóc. Sau khoảng 6 - 12 tháng, tóc sẽ mọc lại toàn bộ và trở lại như trước. Trong thời gian này nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tóc để thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp rụng tóc từng mảng không tự khỏi. Nếu hệ miễn dịch không khôi phục về bình thường thì có thể gây viêm mô da đầu mãn tính và khiến cho tình trạng rụng tóc kéo dài. Các mảng da đầu mất tóc sẽ ngày càng mở rộng và dần dần dẫn đến rụng lông toàn thân (alopecia universalis).
Tốt nhất, nếu bị rụng tóc sau khi tiêm vắc xin thì nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời nhằm ngăn tình trạng rụng tóc tiến triển nặng thêm.
Dưới đây là các phương pháp điều trị rụng tóc do tiêm vắc xin.
Thuốc trị rụng tóc
Một phương pháp thường được khuyến nghị để điều trị rụng tóc sau tiêm vắc xin Covid-19 là dùng thuốc trị rụng tóc minoxidil dạng bôi kết hợp với steroid để kiểm soát tình trạng viêm dưới da đầu.
Minoxidil có cả dạng viên uống và ngoài ra còn có một loại thuốc trị rụng tóc đường uống khác là finasteride nhưng các loại thuốc này không được sử dụng phổ biến vì cơ chế tác dụng của finasteride là làm giảm sự sản xuất hormone DHT mà đây lại không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng sau khi tiêm vắc xin phòng Covid.
Minoxidil dạng uống có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với dạng bôi nên dùng dạng bôi sẽ an toàn hơn. Thêm nữa, chỉ cần dùng thuốc dạng bôi là đủ để kích thích nang tóc mọc tóc nhanh hơn khi tình trạng viêm dưới da chấm dứt.
Kích thích mọc tóc bằng laser
Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp đã sử dụng thuốc trị rụng tóc mà không hiệu quả hoặc không thể sử dụng thuốc do dị ứng với các thành phần có trong thuốc. Kích thích mọc tóc bằng laser thường được kết hợp cùng lúc với thuốc steroid để kiểm soát tình trạng viêm ở da đầu hoặc thực hiện sau khi da đầu đã hết viêm mà tóc vẫn mọc chậm hoặc không mọc.
Laser kích thích nang tóc và các tế bào trên da đầu hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giảm tình trạng viêm ở da đầu, nhờ đó giúp cho tóc mọc tốt hơn.
Tại Absolute Hair Clinic có 2 công nghệ laser kích thích mọc tóc là:
- Laser Fotona
Laser Fotona hay Photona là một công nghệ laser gồm hai loại laser với hai tần số khác nhau. Hai loại laser này đều có mức năng lượng thấp và có tác dụng kích thích các nang tóc, làm cho các tế bào trong nang tóc hoạt động tốt hơn. Đồng thời, năng lượng laser còn thúc đẩy hình thành nhiều mao mạch hơn xung quanh nang tóc, nhờ đó làm tăng lượng chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nang tóc. Phương pháp điều trị này giúp những vùng bị rụng tóc sau tiêm vắc xin mọc tóc lại nhanh hơn và sợi tóc chắc khỏe hơn.
- LLLT
LLLT (low level laser therapy) là một loại laser ánh sáng đỏ năng lượng thấp. Khi chiếu lên da đầu, bước sóng ánh sáng cung cấp năng lượng cho tế bào, làm cho các tế bào trong nang tóc mọc tóc tốt hơn và ngoài ra còn giúp giảm tình trạng viêm ở da đầu.
Ngoài laser, Abssolute Hair Clinic còn có các phương pháp kích thích mọc tóc khác như:
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
- Tiêm tế bào gốc nang tóc Regenera Activa
Cấy tóc
Cấy tóc là giải pháp cho những trường hợp tóc không mọc lại sau khi tình trạng viêm ở da đầu chấm dứt. Đôi khi, da đầu bị viêm nghiêm trọng đến mức nang tóc bị phá hủy vĩnh viễn và kể cả khi đã hết viêm, tóc vẫn sẽ không mọc lại.
Cấy tóc là phương pháp di chuyển các cụm nang tóc từ vùng chẩm hoặc phía sau tai đến những vùng có tóc thưa mỏng hoặc hói vĩnh viễn. Sau khi được cấy nang tóc, những vùng này sẽ mọc tóc bình thường.
Có 2 phương pháp cấy tóc chính là cấy tóc FUT và cấy tóc FUE.
- Cấy tóc FUT
Cấy tóc FUT (cắt dải nang tóc) là phương pháp cắt lớp bên trên của một mảng da đầu kèm theo nang tóc ở vùng chẩm, sau đó tách rời từng cụm nang tóc dưới kính hiển vi rồi cấy vào khu vực bị hói. Phương pháp FUT có ưu điểm là ít gây tổn hại nang tóc nên tỷ lệ mọc tóc sau cấy cao hơn và không làm giảm mật độ tóc ở vùng chẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là để lại vết sẹo dài sau gáy. Nếu để tóc quá ngắn, vết sẹo này sẽ bị lộ.
- Cấy tóc FUE
Cấy tóc FUE là phương pháp chỉ lấy cụm nang tóc ở vùng chẩm mà không kèm theo da đầu và sau đó cấy vào vùng hói. Ưu điểm của cấy tóc FUE là các vết thương trên da đầu rất nhỏ nên dễ chăm sóc, nhanh lành và không để lại sẹo dài sau gáy như cấy tóc FUT.
Có thể thực hiện cấy tóc FUE mà không cần cạo tóc trước, có nghĩa là các cụm nang tóc được chiết kèm theo sợi tóc dài. Nhu vậy, vùng được cấy tóc sẽ có tóc dài ngay sau khi cấy mà không cần chờ mọc tóc. Kỹ thuật này được gọi là cấy tóc Long Hair FUE và rất phù hợp với phụ nữ.
Nhược điểm của phương pháp cấy tóc FUE là sẽ làm giảm mật độ tóc ở vùng chẩm. Do đó, phương pháp này không phù hợp với những người vốn đã có tóc thưa mỏng ở sau gáy và cần cấy số lượng cụm nang tóc lớn. Một nhược điểm nữa là cụm nang tóc dễ bị hỏng trong quá trình chiết.
Rụng tóc do tiêm vắc xin là một vấn đề không đáng ngại và hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy nhiên, vẫn phải cẩn thận vì nếu rụng tóc là do một nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh lý tiềm ẩn hay căng thẳng thì khả năng cao là tình trạng rụng tóc từng mảng sẽ quay trở lại sau khi điều trị.
Tóm tắt bài viết
Rụng tóc từng mảng là một trong những tác dụng phụ của vắc xin Covid-19. Nếu nhận thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường và kéo dài sau khi tiêm vắc xin thì nên đi khám. Mặc dù tình trạng rụng tóc có thể tự hết nhưng tốt nhất vẫn nên kiểm soát sớm để mái tóc không trở nên thưa mỏng. Có nhiều phương pháp điều trị rụng tóc như dùng thuốc hay kích thích mọc tóc bằng laser. Nếu như nang tóc đã bị hỏng vĩnh viễn và không thể mọc tóc thì có thể cân nhắc cấy tóc.
Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.
Tổng hợp các nguyên nhân gây rụng tóc, tóc thưa, tóc mỏng và cách điều trị
Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.
Rụng tóc sau sinh là một triệu chứng bình thường, có thể xay ra do thay đổi nội tiết tố
Rụng tóc telogen xảy ra khi nang tóc đột ngột chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, dẫn đến tóc rụng hàng loạt. Nguyên nhân có thể là do bệnh mãn tính, vấn đề về tinh thần, thay đổi nội tiết tố, thuốc men hoặc những thay đổi khác bên trong cơ thể.
- 9 trả lời
- 1952 lượt xem
Tôi có một vị trí mất tóc ở ngay bên trên tai. Vùng tóc mai của tôi trông có vẻ cao hơn và gần như biến mất. Một bên đường viền chân tóc thực sự trông không còn rõ nét từ trước khi tôi thực hiện căng da mặt, trong khi bên kia hoàn toàn bình thường. Giờ tôi có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?
- 0 trả lời
- 1896 lượt xem
Thưa bác sĩ, trán của tôi khá cao so với tỉ lệ gương mặt, nó khiến mặt tôi trông to hơn, dài hơn và già hơn. Tôi đang rất phân vân về các phương pháp hạ đường chân tóc, gọt trán hay cấy tóc để khiến trán tôi trông nhỏ hơn. Phương pháp nào sẽ có thể hạ thấp trán đến tối đa và có hiệu quả lâu dài nhất ạ? Tôi muốn hạn chế cảm giác đau đớn nhất có thể thì nên lựa chọn phương pháp nào ạ? Liệu sau khi tôi làm xong thì mặt tôi trông có ngắn hơn, nhỏ hơn không và phần đỉnh đầu (cranial top) có cao hơn không ạ? (hiện tại tôi có phần trán quá cao nên high cranial top không phù hợp với tôi, và hiện tại tôi cũng có phần đỉnh đầu thấp (low cranial top) nhưng tôi muốn sau khi trán tôi ngắn lại thì phần đỉnh đầu của tôi sẽ cao hơn và liệu có phương pháp nào có thể làm được điểu đó không ạ? Nó sẽ khiến gương mặt tôi trông nhỏ hơn và trẻ hơn). Các bác sĩ thường gợi ý cho bệnh nhân làm phương pháp nào ạ?
- 8 trả lời
- 1383 lượt xem
Mái tóc của tôi đang mỏng dần đi, tôi không muốn mình bị hói. Có những biện pháp điều trị nào giúp ngăn ngừa rụng tóc và phục hồi tóc?
- 5 trả lời
- 811 lượt xem
Liệu có khả năng nào tôi có thể hồi phục tóc không? Mật độ tóc giảm 90%. Tóc rụng làm tôi căng thẳng và căng thẳng cũng khiến tóc rụng.
- 5 trả lời
- 915 lượt xem
Năm nay cháu 16 tuổi, bị rụng rất nhiều tóc ở đường chân tóc. Cháu đang sử dụng sản phẩm tái mọc tóc tên Dasgro. Cháu có thể khôi phục 100% đường chân tóc không?