Niacinamide Có Những Tác Dụng Gì Cho Da?
Niacinamide điều trị vấn đề về da nào?
Niacinamide giúp cải thiện nhiều vấn đề về da như:
- Thâm
- Viêm
- Da lão hóa
Niacinamide là một thành phần chăm sóc da được nhiều bác sĩ da liễu khuyến nghị để giảm viêm và kích ứng ở da nhạy cảm. Niacinamide giúp làm dịu tình trạng mẩn đỏ da do các vấn đề về da như bệnh trứng cá đỏ và các loại da nhạy cảm khác. Niacinamide là một chất ức chế PAR-2, có tác dụng chống viêm và điều trị tăng sắc tố da.
Niacinamide còn có tác dụng khắc phục các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn và đốm đồi mồi thông qua cơ chế tế bào độc đáo mà hầu hết các thành phần chăm sóc da khác không có. Và điều đặc biệt là mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng niacinamide vẫn rất nhẹ nhàng với da và được dung nạp tốt ngay cả với làn da dễ phản ứng nhờ sự hiện diện của con đường sinh tổng hợp tự nhiên. Nhờ sự đa năng, linh hoạt và sự an toàn tuyệt đối nên niacinamide được coi là một thành phần chăm sóc da hoàn hảo.
Niacinamide có trong những sản phẩm nào?
Niacinamide được sử dụng trong serum, kem chống nắng, kem dưỡng để điều trị thâm nám, lão hóa da và làm dịu da.
Niacinamide còn có trong các sản phẩm trị mụn trứng cá nhưng đây không phải là thành phần trị mụn hiệu quả nhất.
Tác dụng của niacinamide đối với da
Niacinamide có 3 tác dụng chính:
- Chặn các thụ thể PAR-2 để ngăn ngừa vết thâm
- Cung cấp năng lượng cho tế bào để giúp phục hồi tổn thương và tạo ra các thành phần quan trọng như collagen
- Chống viêm và làm dịu da
Chống lão hóa
Vitamin B3 cung cấp năng lượng cần thiết cho tế bào da để phục hồi collagen. Thành phần này còn giúp làm dịu tình trạng viêm - nguyên nhân gây lão hóa da. Niacinamide có trong nhiều loại serum chống lão hóa.
Làm sáng da
Niacinamide là một chất ức chế PAR-2 giúp trị thâm và làm sáng da.
Tuy nhiên, nên kết hợp niacinamide với retinoid và chất ức chế tyrosinase trong quy trình chăm sóc da để có hiệu quả làm sáng da tốt nhất. Ví dụ về các chất ức chế tyrosinase gồm có hydroquinone, arbutin, axit kojic và vitamin C.
Giảm đỏ và viêm da
Vitamin B3 là một thành phần chống viêm lý tưởng để điều trị các bệnh về da gây viêm và mẩn đỏ da như bệnh trứng cá đỏ (rosacea).
Trên thực tế, niacinamide là một trong những thành phần tốt nhất để trị tình trạng mẩn đỏ da mặt, trừ khi bạn bị dị ứng với niacinamide.
Phục hồi da
Vitamin B3 cung cấp năng lượng cho tế bào để tự phục hồi sau khi bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Đó là lý do tại sao niacinamide là thành phần có trong nhiều loại kem chống nắng.
Trị mụn trứng cá
Niacinamide có tác dụng giảm viêm nên có thể giúp giảm sưng đỏ và đau do mụn trứng cá nhưng thành phần này không giải quyết được nguyên nhân gây mụn. Nên kết hợp niacinamide với các thành phần khác để trị mụn hiệu quả như benzoyl peroxide và retinoid.
Thành phần trị mụn mà bạn nên sử dụng kết hợp với niacinamide còn tùy thuộc vào loại da của bạn.
Trị vết đỏ do mụn trứng cá
Mụn trứng cá có thể để lại những vết đỏ trên da. Những vết đỏ này không phải là sẹo mà là tình trạng viêm da. Những vết đỏ do mụn trứng cá để lại thường tự biến mất nhưng có thể phải mất nhiều tháng. Niacinamide có thể giúp các vết đỏ này mờ nhanh hơn. Sử dụng niacinamide ngay khi còn đang bị mụn còn giúp giảm nguy cơ mụn để lại sẹo.
Có thể sử dụng niacinamide mỗi ngày không?
Niacinamide không gây kích ứng da, trừ khi bạn bị dị ứng. Bạn có thể sử dụng niacinamide 1 hoặc 2 lần mỗi ngày.
Nên dùng kem dưỡng ẩm nào cùng với niacinamide?
Bạn có thể dùng bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào cùng với niacinamide. Niacinamide sẽ không ảnh hưởng đến tác dụng của kem dưỡng ẩm. Bạn cần chọn kem dưỡng ẩm dựa trên loại da.
Thay vì dùng serum niacinamide và kem dưỡng ẩm, bạn cũng có thể mua loại kem dưỡng ẩm có chứa niacinamide.
Niacinamide và một số thành phần chăm sóc da phổ biến khác
Niacinamide và vitamin C
Niacinamide và vitamin C đều là những thành phần chăm sóc da rất phổ biến nhưng rất khác nhau. Việc lựa chọn tùy thuộc vào loại da của bạn.
Cả hai đều có tác dụng làm mờ vết thâm nhưng cơ chế hoạt động khác nhau. Vitamin C là chất ức chế tyrosinase trong khi niacinamide là chất ức chế PAR-2.
- Niacinamide có thể dùng cho da nhạy cảm còn vitamin C thì không.
- Niacinamide làm dịu tình trạng viêm da trong khi vitamin C có thể gây viêm.
- Niacinamide có thể được sử dụng trên vùng da bị phát ban hoặc vết bỏng còn vitamin C thì không.
Cả niacinamide và vitamin C đều là chất chống oxy hóa và có thể được sử dụng để chống lão hóa da nhưng hoạt động theo các cơ chế khác nhau:
- Cả hai đều làm tăng sản xuất collagen nhưng thông qua các cơ chế khác nhau
- Niacinamide làm tăng năng lượng tế bào còn vitamin C thì không
- Niacinamide thúc đẩy phục hồi DNA còn vitamin C thì không
- Vitamin C có tác dụng tẩy tế bào chết còn niacinamide thì không
Niacinamide và axit hyaluronic
Đây là những loại thành phần chăm sóc da rất khác nhau. Axit hyaluronic (HA) cấp ẩm cho da, giúp da căng mịn và giúp các thành phần khác hấp thụ vào da tốt hơn.
Niacinamide có tác dụng chống viêm, chống lão hóa, tăng năng lượng tế bào và làm sáng da.
Niacinamide và retinol
Cả niacinamide và retinol đều có tác dụng chống lão hóa da nhưng retinol hiệu quả hơn.
Niacinamide và retinol có thể được sử dụng cùng nhau vì cả hai đều có khả năng chống lão hóa và làm sáng da.
Niacinamide có thể giúp giảm tác dụng phụ của retinol.
Nhưng nếu phải lựa chọn một trong hai thành phần để chống lão hóa da thì bạn nên chọn retinol.
Niacinamide có khiến da dễ bắt nắng không?
Bạn có thể đi nắng trong thời gian dùng niacinamide. Niacinamide không gây dị ứng ánh nắng và không khiến cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Tác dụng phụ của niacinamide
Khi bôi ngoài da, vitamin B3 rất ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thành phần này có thể gây dị ứng ở một số người.
Nguy cơ dị ứng tùy thuộc vào độ tinh khiết và loại vitamin B3 được sử dụng trong sản phẩm. Vitamin B3 càng tinh khiết thì càng ít có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng.
Đây là lý do tại sao một số người bị dị ứng với một sản phẩm chứa niacinamide nhưng khi chuyển sang sản phẩm khác thì không gặp vấn đề gì.
Những thành phần chăm sóc da có thể dùng chung với niacinamide
Nhiều người cho rằng không thể dùng niacinamide và vitamin C cùng nhau nhưng điều này là không chính xác. Niacinamide và vitamin C có thể được sử dụng cùng nhau. Cả hai đều là thành phần tan trong nước và tương thích với nhau.
Bạn có thể dùng niacinamide cùng với hầu hết các thành phần chăm sóc da:
- Các loại AHA như axit glycolic
- Chất chống oxy hóa
- Vitamin C (axit ascorbic)
- BHA (axit salicylic)
- Axit hyaluronic
- peptide
- Retinol và các retinoid khác
Nếu quan tâm đến chăm sóc da, chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy rằng trên thị trường liên tục xuất hiện những thành phần chăm sóc da mới. Một trong những thành phần như vậy là DNA tinh trùng cá hồi. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc nhưng tinh trùng cá hồi có chứa một hợp chất tên là polydeoxyribonucleotide (PDRN). Hợp chất này đã cho thấy tác dụng đầy hứa hẹn đối với sức khỏe làn da và chống lão hóa.
Một thành phần chăm sóc da khá phổ biến trong thời gian gần đây là dịch nhầy ốc sên. Thành phần này được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau như serum, kem dưỡng da, kem mắt, mặt nạ… Nhưng liệu rằng dịch nhầy ốc sên có thực sự tốt cho da hay không và nếu có thì thành phần này mang lại những lợi ích gì cho làn da?
Retinoid là một thành phần chăm sóc da có rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu thậm chí còn chứng minh retinoid là thành phần chống lão hóa tốt nhất. Nhưng chính xác thì retinoid là gì? Có những loại retinoid nào? Retinol và retinoid có gì khác nhau? Nếu bạn đang có ý định sử dụng retinoid thì bài này là dành cho bạn.
Dầu jojoba có nhiều lợi ích cho da và tóc nên đây là một thành phần khá quen thuộc trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng tóc… Dầu jojoba có thể sử dụng được trên cả da mặt và cơ thể.
Dầu ô liu được ép từ thịt của quả ô liu. Đây là một trong những loại dầu được sử dụng sớm nhất cho mục đích làm đẹp. Dầu ô liu có rất nhiều lợi ích cho da và hiện nay là một thành phần rất phổ biến trong mỹ phẩm. Bạn có thể tìm thấy dầu ô liu trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau như kem dưỡng, lotion, dầu dưỡng da, sữa tắm, mặt nạ…
- 0 trả lời
- 1103 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!