Những điều nên và không nên làm để giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện đều là những vấn đề vô cùng phổ biến.
Suy giãn tĩnh mạch là những mạch máu phình lớn, nổi lên trên bề mặt da, thường xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân. Tĩnh mạch mạng nhện là những cụm mạch máu nhỏ hơn, có màu xanh hoặc tím, nằm chìm dưới da và thường xuất hiện ở bắp chân cũng như nhiều vị trí khác trên cơ thể. Theo thống kê, có khoảng 30% người trưởng thành bị những vấn đề về tĩnh mạch này. Đây không chỉ là những vấn đề gây mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến người bệnh đau nhức, khó chịu và dẫn đến nhiều biến chứng khác nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vì vậy nên mỗi người cần biết cách giữ cho tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều nên và không nên làm để tránh gây tổn hại cho tĩnh mạch.
Không nên
Không nên ngồi và đứng trong thời gian dài
Ngồi hoặc đứng quá lâu đều gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của tĩnh mạch.
Dưới đây là những vấn đề có thể xảy ra do lối sống ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu:
- Đốt cháy ít calo hơn: Các hoạt động như ngồi hoặc nằm không đòi hỏi nhiều năng lượng và do đó, lượng calo đốt cháy hàng ngày sẽ chỉ ở mức rất thấp.
- Dễ tăng cân hơn: Càng ngồi nhiều thì sẽ càng ít vận động và càng ít vận động thì nguy cơ bị thừa cân, béo phì sẽ càng cao.
- Mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch: Những người ngồi trong thời gian dài mà không giảm lượng calo nạp vào sẽ có nguy cơ cao bị kháng insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.
- Ngồi nhiều dễ tử vong sớm: Những người ngồi quá nhiều trong ngày có nguy cơ tử vong sớm cao hơn.
Tập thể dục cũng không thể ngăn ngừa được hết các nguy cơ mà việc ngồi nhiều gây ra. Bất kể cường độ tập luyện có cao đến đâu thì vẫn nên đứng dậy ít nhất một lần sau mỗi 90 phút để vận động nhẹ nhàng. Một giờ chạy bộ cũng không bù được tác hại của việc ngồi suốt 8 tiếng trong ngày.
Tìm hiểu thêm về những tác hại của việc ngồi nhiều đến sức khỏe
Không ăn nhiều đường
Việc tiêu thụ nhiều đường ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau và một trong số đó là tàn phá tĩnh mạch. Càng nạp vào nhiều đường thì cơ thể càng tạo ra nhiều lipoprotein - một chất gây hình thành các mảng bám trên thành mạch máu. Điều này có thể xảy ra ở cả động mạch và tĩnh mạch. Khi tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, máu sẽ đông lại và dẫn đến các vấn đề về tĩnh mạch cùng với nhiều vấn đề khác, ví dụ như nồng độ cholesterol cao. Do đó, nên hạn chế tiêu thụ đường một cách tối đa và ngoài ra cần uống nhiều nước để ngăn ngừa hình thành mảng bám trong lòng mạch máu.
Không lờ đi khi có vấn đề về tĩnh mạch
Khi bắt đầu nhận thấy có vấn đề bất thường với tĩnh mạch thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Càng để lâu thì sẽ càng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đừng cho rằng các vấn đề về tĩnh mạch sẽ tự khỏi. Nếu không được điều trị thì những vấn đề này có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ lại tiếp tục gây ra những biến chứng nguy hiểm như thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay thậm chí là nguy cơ tử vong.
Không hút thuốc
Hút thuốc là một thói quen xấu khiến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả những tĩnh mạch có nguy cơ gặp phải rất nhiều vấn đề. Các loại hóa chất trong thuốc lá sẽ khiến máu đặc lại và mất oxy, điều này khiến máu lưu thông chậm hơn nhiều so với tốc độ bình thường. Ngoài ra, chất nicotine trong thuốc lá còn làm xơ cứng động mạch và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì vậy, nếu đang hút thuốc thì hãy bỏ ngay.
NÊN
Ngoài những điều cần tránh nêu trên thì còn có những điều mà bạn nên làm để cải thiện sức khỏe tĩnh mạch.
Nên đi bộ thường xuyên
Đi bộ là một trong những cách tốt nhất để giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh và là lựa chọn hàng đầu để có lối sống năng động hơn. Đi bộ rất tốt vì đây là bài tập cường độ thấp và giúp tăng sự tuần hoàn máu mà không gây áp lực quá lớn cho cơ thể. Chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày là đủ để giúp ích rất nhiều cho tĩnh mạch.
Nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Như đã nói ở trên, tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra các vấn đề cho tĩnh mạch. Vì vậy, nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường và muối. Chỉ sau một thời gian ngắn là tình trạng tĩnh mạch sẽ được cải thiện. Chế độ ăn uống tốt cho tĩnh mạch thực ra rất đơn giản, gồm có:
- Tăng lượng chất xơ: Chất xơ không chỉ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn mà còn làm giảm sự hấp thụ chất béo không lành mạnh (chất béo xấu).
- Ăn nhiều vitamin C: Vitamin C tăng cường sự sản sinh collagen và elastin trong cơ thể. Đây là những thành phần giúp giữ cho các tĩnh mạch linh hoạt, có thể co lại và giãn ra để thực hiện chức năng vận chuyển máu về tim một cách hiệu quả.
- Uống nhiều nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe tĩnh mạch.
- Tăng lượng rutin: Rutin là một loại flavonoid và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm ở tĩnh mạch bị tổn thương. Chất này cũng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Giảm tiêu thụ muối: Quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến cơ thể giữ nước, điều này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng.
Nên nâng cao chân
Đừng đợi đến khi về nhà mà hãy nâng cao chân thường xuyên trong suốt cả ngày để hỗ trợ lưu thông máu. Nếu có thể thì nên gác chân vài phút lên bàn làm việc hoặc nằm ngửa và ép chân lên tường. Nâng cao chân giúp tĩnh mạch có thể tạm thời không phải làm việc và giảm bớt áp lực cho đôi chân.
Nên điều trị các vấn đề về tĩnh mạch
Miễn là được phát hiện và xử lý sớm thì các vấn đề về tĩnh mạch đều rất dễ điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp đơn giản, hiệu quả mà và không gây đau đớn để điều trị suy giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện. Sau điều trị, bệnh nhân có thể về nhà ngay và sinh hoạt trở lại bình thường chỉ sau một thời gian ngắn. Đừng để đến khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra mới can thiệp. Việc điều trị lúc này sẽ phức tạp hơn nhiều.
Hãy bắt đầu thay đổi những thói quen xấu và tập cho mình những thói quen tốt ngay hôm nay để duy trì sức khỏe tổng thể và sức khỏe của cả những mạch máu nhỏ trong cơ thể.
Những gì mà chúng ta ăn hàng ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tĩnh mạch.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị tĩnh mạch mạng nhện
Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề duy nhất xảy ra ở tĩnh mạch mà ngoài ra còn có một số bệnh lý về tĩnh mạch khác mà mọi người nên biết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
- 3 trả lời
- 2024 lượt xem
Tôi đã đi kiểm tra và bác sĩ nói là có thể thực hiện liệu pháp tiêm xơ để loại bỏ tĩnh mạch lồi lên trên trán. Liệu rằng cách này có an toàn không? Có gây rụng tóc không? Liệu sau khi điều trị, một tĩnh mạch khác có nổi lên để thế chỗ cho tĩnh mạch bị loại bỏ không? Có cách nào tự nhiên và an toàn để xử lý vấn đề này không?
- 9 trả lời
- 1128 lượt xem
Có thể thực hiện phương pháp chích xơ để điều trị đường tĩnh mạch lớn dưới mắt (không phải tĩnh mạch mạng nhện) không?
- 7 trả lời
- 1788 lượt xem
Tôi có các đường tĩnh mạch màu xanh nổi rõ ở bắp chân (không phải giãn tĩnh mạch). Phương pháp nào có thể điều trị tình trạng này hiệu quả nhất?
- 8 trả lời
- 3551 lượt xem
Đùi và cẳng chân của tôi bị tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Tôi nên chọn liệu pháp laser hay nên kết hợp laser và tiêm xơ tĩnh mạch tĩnh mạch để điều trị cả hai vấn đề này?
- 7 trả lời
- 1314 lượt xem
Tôi đang chuẩn bị điều trị tĩnh mạch mạng nhện bằng laser nhưng rất lo lắng về nguy cơ tăng sắc tố. Tôi có da sáng, hơi ngả sang tone màu olive và ngoại trừ việc hay mặc đồ ngắn vào mùa hè ra thì tôi không thường tiếp xúc nhiều với nắng hay tắm nắng. Liệu da tôi có bị tăng sắc tố sau khi điều trị không?