Bổ sung những loại vitamin này để giữ cho tĩnh mạch khỏe mạnh
Các chất dinh dưỡng trong thực phẩm giúp giữ cho động mạch và tĩnh mạch khỏe mạnh về lâu dài. Đó là lý do tại sao cần xây dựng chế độ ăn uống có đầy đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết.
Tuy nhiên, đôi khi sẽ rất khó có thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong cả ba bữa ăn mỗi ngày. Nếu như không thể cung cấp đủ chất cho cơ thể qua các loại thực phẩm thì nên dùng thêm viên uống bổ sung. Cho dù là bằng cách nào thì cũng cần đảm bảo đủ các loại vitamin dưới đây để tĩnh mạch trong cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Vitamin E
Loại vitamin thiết yếu này có tác dụng duy trì sự lưu thông máu đều đặn trong tĩnh mạch bằng cách giữ cho các tiểu cầu không kết dính với nhau. Kết dính tiểu cầu là nguyên nhân gây hình thành cục máu đông.
Ngoài ra, vitamin E còn được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa chuột rút ở chân.
Dưới đây là những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E:
- Các loại quả hạch như hạnh nhân, hạt dẻ cười, óc chó,…
- Đậu phộng
- Các loại cá béo như cá hồi, cá trích,…
- Quả bơ
- Quả xoài
- Súp lơ
- Các loại rau lá xanh đậm
- Dầu ô-liu
Vitamin B
Các vitamin nhóm B là những loại vitamin quan trọng giúp củng cố thành mạch máu và từ đó, ngăn ngừa các vấn đề về tĩnh mạch hoặc giữ cho vấn đề hiện tại không trở nên nặng thêm. Đối với những người có tiền sử gia đình bị các bệnh về tĩnh mạch và hình thành cục máu đông thì vitamin B6 và B12 là hai vitamin đặc biệt quan trọng.
Vitamin B6 và B12 có tác dụng loại bỏ homocysteine dư thừa. Homocysteine là một loại axit amin mà khi tích tụ quá nhiều thì có thể dẫn đến đông máu. Vitamin B3 cũng là loại vitamin giúp ích rất lớn cho sự lưu thông máu và còn có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Các loại vitamin B nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:
- Vitamin B3 (niacin)
- Vitamin B6 (pyridoxine)
- Vitamin B12 (cobalamin)
- Vitamin B1 (thiamine)
- Vitamin B2 (riboflavin)
- Vitamin B9 (axit folic)
- Vitamin B7 (biotin)
- Vitamin B5 (axit pantothenic)
Những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin B cao gồm có:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt
- Các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm, cá)
- Trứng
- Sữa và sản phẩm từ sữa
- Các loại đậu
- Các loại hạt và quả hạch (như hướng dương, hạnh nhân)
- Bông cải xanh
- Các loại rau lá xanh đậm
- Các loại quả như bơ, chuối, quả họ cam quýt
Vitamin K
Mặc dù loại vitamin này không được biết đến nhiều như những loại khác nhưng cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tĩnh mạch. Vitamin K có tác dụng giữ cho máu lưu thông đều đặn – đây là điều đặc biệt cần thiết sau chấn thương.
Ngoài ra, vitamin K còn giúp củng cố các mao mạch (các mạch máu nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch) và giúp ngăn các mạch máu bị vỡ hoặc phình lên (điều thường xảy ra khi tĩnh mạch có vấn đề).
Một số loại thực phẩm nên ăn để bổ sung vitamin K:
- Các loại rau lá xanh đậm
- Thịt gà
- Gan bò
- Đậu xanh
- Quả kiwi
- Quả bơ
- Phô mai
- Dầu đậu nành
Vitamin C
Vitamin C là một trong những loại vitamin nổi tiếng nhất. Loại vitamin này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn rất tốt cho sức khỏe tĩnh mạch.
Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, vitamin C giúp thúc đẩy sự lưu thông máu và chữa lành lớp màng tĩnh mạch. Ngoài ra còn giúp giữ thành tĩnh mạch chắc khỏe và kích thích sự sản xuất collagen - một loại protein quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C:
- Ớt chuông
- Ổi
- Quả kiwi
- Bông cải xanh
- Chanh
- Dâu tây
- Kiwi
- Đu đủ
- Trái cây họ cam quýt
Như bạn có thể thấy, vitamin là một phần không thể thiếu đối với sức khỏe tĩnh mạch nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Thiếu một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nêu trên đều có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng ở tĩnh mạch và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Hãy bắt đầu thay đổi những thói quen xấu và tập cho mình những thói quen tốt ngay hôm nay để duy trì sức khỏe tổng thể và sức khỏe của cả những mạch máu nhỏ trong cơ thể.
“Suy tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Về mặt bệnh lí, các triệu chứng diễn ra âm thầm và không được quan tâm đúng mức. Vì thế, hiện nay có nhiều ca để lại biến chứng nguy hiểm vì không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Suy giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện ở chân
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là phụ nữ bắt đầu từ độ tuổi sinh sản. Suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề rất phổ biến.
Bên cạnh những thói quen trong cuộc sống như tập thể dục thường xuyên và không đứng, ngồi quá lâu thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho các động mạch và tĩnh mạch luôn khỏe mạnh và đàn hồi để đảm bảo chức năng của hệ tuần hoàn.
- 9 trả lời
- 1893 lượt xem
Tôi cần chọn phương pháp nào để xử lý các đường tĩnh mạch mạng nhện đỏ bắt đầu xuất hiện xung quanh mũi?
- 4 trả lời
- 893 lượt xem
Tôi có 2 đường tĩnh mạch kéo dài xuống và còn lồi lên trên ngực bên trái. Hiện tượng này mới chỉ xuất hiện khoảng một năm trước. Tôi nghe nói có cách để làm biến mất các tĩnh mạch này. Vậy cách này được thực hiện như thế nào?
- 4 trả lời
- 7190 lượt xem
Tôi có hai đường tĩnh mạch nổi lên ở giữa trán, chúng trở nên rõ hơn trong vài tháng gần đầy, đặc biệt là khi cười. Có cách nào để loại bỏ không?
- 4 trả lời
- 1355 lượt xem
Tôi có thể tự loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện bằng cách tiêm Insulin và nước muối sinh lý không?
- 4 trả lời
- 901 lượt xem
Có cách nào để xử lý những tĩnh mạch li ti màu đỏ trên mặt không? Các phương pháp này có giới hạn độ tuổi không? Và thời gian hồi phục là bao lâu?