Ngực có bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn không?
Dự đoán kết quả sau khi tháo túi độn có thể là một việc khá khó khăn. Đôi khi ở một số người, sau khi tháo túi độn, da sẽ co lại trong khi một số người khác lại bị chảy xệ. Điều này phụ thuộc vào một vài yếu tố như: kích cỡ của túi độn so với ngực tự nhiên, tuổi tác của bạn, và độ đàn hồi của làn da.
Nếu bạn đã sinh con sau khi đặt túi độn hoặc bị teo tuyến đáng kể, độ đàn hồi của da sẽ giảm đi. Ở những phụ nữ trẻ có làn da đàn hồi tốt, sau khi tháo túi độn, tình trạng vú có thể sẽ trở lại y hệt như trước khi đặt túi.
Nếu túi độn cỡ của bạn có cỡ lớn, được đặt nhiều năm trước, bạn đã từng sinh con hoặc cân nặng có sự thay đổi lớn và có các vết rạn trên da thì độ đàn hồi của da chắc chắn sẽ giảm và có khả năng sẽ không co lại hoàn toàn sau khi tháo túi độn.
Túi độn giúp làm tăng thêm thể tích và khắc phục được tình trạng chảy xệ ở mức độ nhẹ, do đó, việc lấy chúng ra có nghĩa là ngực của bạn sẽ nhỏ hơn (hoặc "xẹp”) và chảy xuống hơi thấp hơn, nhưng nếu bạn còn lại một lượng mô vú lớn, không bị chảy xệ trước khi đặt túi độn và da có độ đàn hồi tốt thì, việc tháo túi độn có thể sẽ không làm ngực bị chảy xệ đến mức cần phải phẫu thuật nâng ngực chảy xệ. Tóm lại, có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng ngực sau khi tháo bỏ túi độn gồm có:
- Ngực của bạn có bị chảy xệ trước khi đặt túi độn không?
- Ngực của bạn có bị chảy xệ trong thời gian túi độn nằm trong ngực không?
- Túi độn của bạn lớn đến mức nào? Nếu túi độn nhỏ và bạn có nhiều mô vú tự nhiên thì ngực có thể sẽ không bị chảy xệ. Nếu túi độn lớn thì nó sẽ kéo giãn da và ngực sẽ bị chảy xệ rõ rệt hơn sau khi túi độn được tháo bỏ.
- Độ đàn hồi, săn chắc của da. Da đàn hồi, khỏe mạnh hay bị kéo giãn, mỏng và có nhiều vết rạn?
- Lượng mô vú tự nhiên. Lượng mô vú này có thể thay đổi theo thời gian, do lão hóa, sau khi mang thai hoặc mỏng đi do túi độn có kích cỡ quá lớn...)
- Vị trí của núm vú
Nếu sau khi tháo bỏ túi độn mà ngực bị chảy xệ, bạn có thể tiến hành phương pháp nâng ngực chảy xệ. Phương pháp này sẽ nâng vị trí của núm vú và điều chỉnh lại da cho phù hợp với lượng mô vú còn lại.
Điều này còn phụ thuộc vào những điều sau đây:
- Lượng mô vú mà bạn có
- Độ săn chắc, đàn hồi của da
- Túi độn có kích cỡ lớn hay nhỏ
Nói chung, việc tháo bỏ túi độn nhỏ ở một người có lượng mô vú tương đối lớn sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến hình dạng ngực, nếu có thì cũng chỉ ở trong mức độ có thể chấp nhận được hoặc thậm chí nhiều phụ nữ còn cảm thấy thích bởi ngực trông tự nhiên hơn.
Nhưng việc tháo bỏ một túi độn size lớn ở một người có ít mô vú sẽ để lại một vùng da bị kéo giãn, trống rỗng và chảy xệ. Bác sĩ của bạn sẽ có tư vấn cho bạn về một số lựa chọn để có được kết quả cuối cùng tốt nhất, đó có thể là đặt túi độn có kích cỡ nhỏ hơn hoặc tiến hành treo ngực sa trễ.
Nếu ngực bạn không bị chảy xệ trong khi có túi độn ở trong thì chúng sẽ vẫn ở vị trí cũ sau khi túi độn được tháo bỏ. Tuy nhiên, sau khi tháo túi độn, vẻ đầy đặn và kích cỡ ngực mà túi độn tạo nên chắc chắn sẽ giảm đi. Khi tư vấn, bác sĩ sẽ giúp bạn hình dung ngực của bạn sẽ trông như thế nào sau khi tháo bỏ túi độn và giúp bạn quyết định xem có cần treo ngực sa trễ sau đó hay không.
Nếu bạn có túi nước muối, phương pháp tháo xẹp túi sẽ được tiến hành ngay trong phòng khám của bác sĩ có thể giúp bạn hình dung và đưa ra quyết định dễ hơn bởi trạng thái của ngực khi túi độn bị xẹp cũng chính là trạng thái sau khi túi độn được lấy ra ngoài.
Có một số yếu tố sẽ quyết định liệu ngực của bạn có bị chảy xệ sau khi túi độn được tháo bỏ hay không. Sau khi nâng ngực bằng túi độn, da bắt đầu được kéo căng. Túi độn được để càng lâu thì da càng bị kéo giãn. Ngoài ra, túi độn size lớn hơn rõ ràng sẽ làm căng da nhanh hơn và nhiều hơn. Khả năng đàn hồi của da và sự thay đổi về cân nặng cơ thể cũng là những yếu tố quyết định da có thể co lại về trạng thái trước khi đặt túi độn hay không.
Nếu da có thể trở lại trạng thái ban đầu sau khi tháo bỏ túi độn thì không cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa. Tuy nhiên, nếu ngực của bạn chảy xệ thì có nhiều lựa chọn khác nhau để khắc phục vấn đề, trong đó phương pháp nâng ngực chảy xệ là một lựa chọn tuyệt vời để nâng cao núm vú và quầng vú, thắt chặt da và tăng sự đầy đặn cho phần trên của vú.
Ngực có thể bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn và bạn có thể rơi vào các khả năng như sau:
- Nếu túi độn của bạn có kích cỡ quá lớn thì việc tháo bỏ chúng có khả năng cao sẽ dẫn đến tình trạng chảy xệ dù có sử dụng phương pháp nào để ngăn chặn đi nữa.
- Nếu ngực bạn bị chảy xệ ngay từ khi túi độn còn nằm trong ngực thì sau khi tháo túi độn, ngực sẽ càng chảy xệ hơn nữa.
- Nếu da vú có vết rạn hoặc bị mất độ đàn hồi thì ngực cũng sẽ bị chảy xệ nặng hơn sau khi tháo túi độn.
- Nếu bạn đã giảm một số cân nặng lớn thì ngực cũng sẽ trở nên chảy xệ hơn sau khi phẫu thuật.
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chảy xệ của ngực sau khi túi độn được tháo bỏ. Những yếu tố này là:
- Kích thước của túi độn
- Thể tích mô vú đã có từ trước
- Mức độ săn chắc của da
- Khả năng đàn hồi của da
Với những bệnh nhân nâng ngực bằng túi nước muối, tôi thường tiến hành tháo xẹp túi độn của họ ít nhất 4 tuần trước khi tháo bỏ hoàn toàn hoặc thay vào túi độn có kích cỡ nhỏ hơn. Bằng cách làm như vậy, các mô sẹo xung quanh túi độn sẽ teo lại dần dần; đồng thời, lớp da bên ngoài cũng co lại ở một mức độ nhất định. Kết quả cuối cùng là bầu ngực sẽ tự co gọn lại và bớt chảy xệ hơn.
Mức độ rỗng đến đâu còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa túi độn và mô vú. Kích cỡ của túi độn càng lớn so với mô vú tự nhiên thì vú sẽ càng bị rỗng sau khi tháo túi độn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mô vú luôn bị sa trễ hoặc núm vú sẽ hướng xuống dưới. Chỉ khi túi độn có kích cỡ quá lớn, trọng lượng quá nặng mới khiến ngực hơi chảy xệ một chút sau khi túi độn được lấy ra.
Nếu ban đầu, bạn có bộ ngực nhỏ và đặt một túi độn có kích cỡ vừa phải (ví dụ: dưới 250cc) thì ngực bạn có thể sẽ không bị chảy xệ đáng kể sau khi tháo túi độn. Nếu ban đầu trước khi đặt túi độn, ngực bạn có kích thước lớn thì khả năng cao là ngực sẽ bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn. Ngoài ra, túi độn càng lớn thì ngực sẽ càng dễ bị chảy xệ sau khi túi độn được lấy ra.
Không phải khi nào bạn cũng cần tiến hành nâng ngực chảy xệ sau khi tháo túi độn nhưng bạn nên cân nhắc đến phương pháp này nếu vấn đề chảy xệ khiến bạn phải bận tâm. Có rất nhiều kỹ thuật nâng ngực chảy xệ khác nhau và tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật để chọn ra phương án tốt nhất sau khi tháo bỏ túi độn.
Câu trả lời cho câu hỏi này là có, ngực bạn sẽ bị chảy xệ sau khi tháo túi độn còn mức độ chảy xệ ra sao và có đến mức phải tiến hành phẫu thuật để khắc phục hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Da và mô vú của bạn: Độ dày của da, độ đàn hồi và mô vú tự nhiên sẽ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng của ngực sau khi túi độn được tháo bỏ. Cũng giống như hiện tượng ngực chảy xệ tự nhiên theo thời gian, ở một số phụ nữ ngực sẽ chảy xệ nặng hơn do kéo dãn bởi trọng lượng của túi độn so với những người khác- ngay cả trong trường hợp túi độn có thể tích bằng nhau.
- Kích thước của túi độn: Chắc chắn, túi độn càng lớn thì da và các mô sẽ càng bị kéo căng và do đó làm tăng khả năng ngực bị chảy xệ sau khi túi độn được tháo bỏ.
- Thói quen của bạn: Tần suất bạn mặc áo ngực, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hút thuốc lá, lượng nước bạn uống mỗi ngày - tất cả đều ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của làn da và mức độ chảy xệ của ngực theo thời gian.
Theo kinh nghiệm của tôi thì đa số bệnh nhân đều nên cân nhắc tiến hành nâng ngực chảy xệ nếu quyết định tháo bỏ túi độn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi mà hình dạng của bộ ngực không còn quan trọng nữa thì bệnh nhân có thể chỉ tháo bỏ túi độn.
Đó là lý do tại sao mỗi khi tháo bỏ túi độn, tôi luôn phải khắc phục các vấn đề khiến bệnh nhân phải tháo túi độn và sau đó thay túi độn mới.
Việc tháo bỏ túi độn ngực sẽ dẫn đến mất thể tích vú, đặc biệt là ở phần vú trên núm vú (vị trí mà đa số phụ nữ đều muốn làm cho đầy đặn). Hiện tượng chảy xệ sẽ xảy ra. Những thay đổi này sẽ càng rõ rệt hơn nếu túi độn của bạn có kích cỡ lớn hoặc ngực bạn hiện tại đã bắt đầu bị chảy xệ.
Do đó, trước khi nâng ngực bằng túi độn, tôi luôn phải nói với bệnh nhân rằng một khi đã quyết định đặt túi độn, họ sẽ cần giữ chúng bên trong hoặc nếu có tháo bỏ thì sẽ cần thay túi độn mới để duy trì hình dạng của bộ ngực.
Nếu núm vú nằm đúng vị trí (trên nếp gấp dưới vú) nhưng ngực của bạn bị chảy xệ ngay cả khi có túi độn thì chắc chắn tình trạng này sẽ tiếp diễn sau khi tháo túi độn. Bạn có thể chọn phương pháp nâng ngực chảy xệ để cải thiện tình hình nhưng phương án này có khả thi hay không thì còn phụ thuộc vào thể tích ngực khi không có túi độn của bạn
Nếu có quá nhiều mô ở nửa vú bên dưới, một phần da sẽ được loại bỏ với đường mổ hình elip và vết sẹo được giấu trong nếp gấp dưới vú. Đường mổ dọc rất hiếm khi được sử dụng để làm giảm đường kính vú trong các trường hợp mà núm vú ở quá thấp. Ngoài ra, cũng có những trường hợp mà phương pháp nâng ngực chảy xệ không nên được thực hiện cùng lúc với quá trình tháo bỏ túi độn nhưng những điều này là rất hiếm.
Mức độ chảy xệ mà bạn gặp phải sau khi tháo túi độn phụ thuộc vào ba yếu tố: thể tích của túi độn, thể tích của mô vú tự nhiên và độ săn chắc của làn da của bạn. Túi độn ngực càng nhỏ, thể tích vú tự nhiên càng lớn và da càng săn chắc thì càng ít bị chảy xệ.
Làm xẹp túi độn là một cách để xem trước kết quả của việc tháo túi độn và được thực hiện bằng cách dùng kim, nhưng một khi đã làm xẹp túi thì sẽ không thể bơm lại như cũ được (chỉ áp dụng với túi nước muối). Do đó, điều này chỉ nên được thực hiện nếu chắc chắn tháo túi độn. Ngoài ra túi độn có thể được gỡ bỏ trong phòng mổ, sau đó chờ một thời gian cho ngực lành lại rồi đánh giá xem có cần nâng ngực chảy xệ nữa hay không.
Giải pháp cho điều này là để tiến hành phương pháp nâng ngực chảy xệ tại thời điểm tháo túi độn.
Một câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm là có cần phẫu thuật chỉnh sửa lại ngực sau khi tháo túi độn không? Nếu như ngực bị chảy xệ và có nhiều da thừa, bạn có thể sẽ cần phải tháo túi độn và sau đó tiến hành phẫu thuật nâng ngực chảy xệ. Việc này còn tùy thuộc vào vị trí của núm vú, lượng mô vú mà bạn có và sự phân bố của lượng mô này. Túi độn có thể nâng cao vị trí núm vú nhưng chỉ ở mức độ rất thấp. Vì vậy, nếu bạn lấy túi độn ra, núm vú sẽ trở lại vị trí thấp hơn. Vì vậy, nếu núm vú vẫn ở vị trí hợp lý và mô vú được phân bố đều thì bạn có thể không cần nâng ngực chảy xệ. Tuy nhiên, nếu núm vú của bạn quá thấp hoặc núm vú vẫn ở trên cao nhưng mô vú dồn hết xuống nửa vú bên dưới thì bạn nên nâng ngực chảy xệ.
Sau khi tháo túi độn, không phải lúc nào ngực cũng bị chảy xệ. Nếu túi độn được đặt trong một thời gian ngắn thì da mới chỉ bị kéo giãn rất ít và ngực sẽ trở lại trạng thái "bình thường" ngay sau khi túi độn được tháo, với điều kiện độ đàn hồi của da vẫn tốt.
Mặt khác, nếu túi độn được đặt từ nhiều năm trước và nếu da đã bị kéo giãn nhiều do lão hóa, trọng lực, tăng cân, mang thai và do chính túi độn thì việc tháo túi độn sẽ khiến vú xẹp và chảy xệ. Trong những trường hợp này, núm vú - quầng vú sẽ nằm dưới nếp gấp dưới vú, ngực mất đi độ nhô và phần trên của vú bị phẳng.
Trong trường hợp bệnh nhân sẽ cần tiến hành thêm phương pháp nâng ngực chảy xệ. Bằng phương pháp này, da thừa được loại bỏ bớt, núm vú - quầng vú được nâng lên cao và da được thắt chặt lại, giúp ngực săn chắc hơn.
Giải pháp để khắc phục tình trạng ngực chảy xệ sau khi tháo túi độn là phương pháp nâng ngực chảy xệ (breast lift). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ nâng vị trí núm vú, điều chỉnh lại mô vú vào một vị trí tối ưu và thắt chặt da. Bạn sẽ có thêm một vết sẹo xung quanh quầng vú và một vết kéo dọc xuống nếp gấp dưới vú.
Bạn hoàn toàn có thể chỉ tháo bỏ túi độn mà không nâng ngực chảy xệ, nhưng có thể bạn sẽ không hài lòng với hình dạng và vị trí núm vú sau đó.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kéo giãn đáng kể của mô xảy ra trong khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm gây teo mô vú và kéo căng da. Sau khi túi độn được lấy ra, khoang chứa túi sẽ bị trống và hậu quả là vú bị xẹp và tổ hợp quầng – núm vú chảy xuống thấp.
Việc ngực có bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn hay không còn phụ thuộc vào một số điều dưới đây:
- Thời gian túi độn nằm trong ngực. Nếu túi độn đã được đặt trong một thời gian dài, da vú chắc chắn đã bị kéo giãn, vì vậy nó sẽ ít có khả năng co lại sau khi tháo, khiến ngực bị chảy xệ .
- Kích cỡ của túi độn: túi độn kích cỡ lớn sẽ kéo giãn da nhiều hơn, làm cho da mất tính đàn hồi và ít có khả năng co lại sau khi tháo. Túi độn như thế nào thì được coi là lớn? Thông thường, túi độn trên 400cc sẽ được coi là lớn và ảnh hưởng đến khả năng co lại của da nhiều hơn so với túi độn cỡ nhỏ.
- Nâng ngực chảy xệ hay không nâng ngực chảy xệ: Tại thời điểm tháo túi độn, bạn có thể tiến hành nâng ngực chảy xệ. Các lựa chọn bao gồm tháo túi độn trước, chờ vài tuần để da co lại đến đâu và sau đó tiến hành nâng ngực chảy xệ nếu cần hoặc bạn có thể nâng ngực chảy xệ ngay tại thời điểm tháo túi độn.
Hai bên núm vú không đều nhau sau nâng ngực chảy xệ và đặt túi độn
2 tuần trước tôi đã treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn ngực (kích cỡ 200 cc, tôi hiện 26 tuổi, chưa có con) nhưng hai bên núm vú của tôi bị lệch, gần như không hoàn toàn tròn. Những vấn đề này cuối cùng có tự hết không? Tôi đã nghĩ hai bên vú sẽ cao hơn sau khi phẫu thuật, nhưng lại không thế. Một ca treo sa trễ đạt kết quả tốt có thường xảy ra vấn đề này không?
- 18 trả lời
- 5588 lượt xem
Đường mổ hình lưỡi liềm hay hình donut quanh quầng vú hay đường mổ dọc hình kẹo mút khắc phục ngực chảy xệ?
10 năm trước tôi đã phẫu thuật treo sa trễ kết hợp đặt túi độn bằng kỹ thuật đặt đường mổ hình donut quanh quầng vú, bây giờ tôi muốn thay túi gel silicone và treo sa trễ bằng đường mổ khác. Trong quá tình tham vấn, bác sĩ khuyên tôi nên thực hiện với đường mổ hình lưỡi liềm và đặt túi gel silicon 450 cc. Nhưng sau khi tìm hiểu về kiểu đường mổ này, tôi sợ sẽ không thể đạt được độ nâng mô như mình mong muốn. Ngoài ra, nó còn có nguy cơ gây biến dạng/kéo giãn quầng vú, tôi rất sợ điều này vì theo tôi quầng vú đã bị kéo giãn sau ca phẫu thuật đầu tiên. Tôi không thích vết sẹo dọc giữa vú nhưng sẽ chấp nhận nếu nó mang lại kết quả thực sự như tôi mong đợi.
- 10 trả lời
- 2770 lượt xem
Sau treo sa trễ kết hợp đặt túi độn: Quầng vú bị giãn rộng, ngực chảy xệ, sẹo xấu, túi độn lệch ra khỏi vị trí
Tôi có thể làm gì để sửa những vấn đề này, bác sĩ đã treo sa trễ bằng đường mổ sẹo quanh quầng vú và đặt túi size 550 cc. Tôi hi vọng vú sẽ nhỏ hơn hoặc bất cứ điều gì miễn là cải thiện. Chi phí thực hiện không là vấn đề nhưng nếu có thể cho tôi một con số ước tính thì thật tốt. Như thế tôi có thể dựa vào để lên kế hoạch thực hiện. Khắc phục những vấn đề này sẽ được gọi là quy trình thu nhỏ vú hay là chỉnh sửa ngực hỏng?
- 8 trả lời
- 3155 lượt xem
Sau khi tháo bỏ túi độn có cần nâng ngực chảy xệ không?
Tôi muốn tháo bỏ túi độn do chúng quá to. Sau khi tháo thì tôi có cần nâng ngực chảy xệ không? Liệu da tôi có bị giãn ra vĩnh viễn do túi độn không?
- 19 trả lời
- 2533 lượt xem
Có thể tháo túi độn vỡ và nâng ngực chảy xệ cùng một lúc không?
Túi độn của tôi bị vỡ và tôi muốn tháo bỏ chúng, đồng thời tiến hành nâng ngực chảy xệ luôn. Có người nói là nên chờ, cũng có người nói là có thể tiến hành cùng lúc luôn. Vậy thì tôi nên chọn phương án nào? Nếu thực hiện cũng lúc thì có lợi gì? Chi phí sẽ là bao nhiêu?
- 6 trả lời
- 1407 lượt xem
Biến chứng ngực chảy xệ sau phẫu thuật đặt túi độn ngực
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới