Sau khi tháo bỏ túi độn có cần nâng ngực chảy xệ không?
Điều này sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố:
- Thời gian túi độn được đặt bên trong ngực. Thời gian càng lâu thì các mô càng ít có khả năng khôi phục lại hình dạng trước khi đặt túi độn.
- Thể tích túi độn: Nếu túi độn của bạn có size quá lớn và ít mô vú tự nhiên, thì lượng da thừa sau khi túi độn được tháo sẽ nhiều hơn so với túi độn size nhỏ.
- Lượng da chảy xệ: Nếu núm vú của bạn bằng hoặc nằm dưới nếp gấp chân ngực thì rất có thể bạn sẽ cần phải cân nhắc treo sa trễ để có được kết quả với tính thẩm mỹ cao nhất.
Bạn nên đến gặp trực tiếp một bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm phẫu thuật ngực để tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.
Để đạt được sự cân bằng về kích thước, hình dạng và sự cân đối sau khi phẫu thuật tháo bỏ túi độn, các yếu tố như bầu vú, da vú và túi độn đều sẽ cần được cân nhắc cẩn thận.
Kích thước vú và vị trí núm vú của bạn sẽ quyết định có cần thiết phải tiến hành phương pháp nâng ngực chảy xệ (treo sa trễ) hay không. Ở những phụ nữ có ngực sa trễ nhiều ( núm vú nằm ngang bằng hoặc thấp hơn so với nếp gấp dưới vú) treo sa trễ sẽ giúp nâng mô vú và tổ hợp quầng- núm vú lên vị trí cao hơn nhưng sẽ tạo thêm sẹo trên bầu vú.
Tùy thuộc vào lượng da thừa và mức độ chảy xệ hiện tại của ngực, phương pháp treo sa trễ có thể còn được thực hiện để căng lớp da bên, giúp ngực săn chắc và gọn hơn mà không cần thay túi độn mới.
Rõ ràng, túi độn hiện tại của bạn càng lớn và ở bên trong ngực càng lâu thì chúng sẽ càng kéo giãn da và khiến ngực càng chảy xệ xuống vị trí thấp hơn. Tiến hành treo sa trễ đồng thời với quy trình tháo bỏ túi độn thường là một giải pháp cần thiết để khắc phục vấn đề này.
Tháo bỏ túi độn kết hợp với treo sa trễ là một phương pháp phẫu thuật khá phức tạp và như đã nói ở trên, có nhiều yếu tố cần phải được xem xét cẩn thận.
Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tìm gặp một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ ngực để được tư vấn thêm.
Trong số những bệnh nhân muốn tháo bỏ túi độn (vì họ không thích nữa hoặc vì túi độn có vấn đề), có chưa đến 50% chọn cách tiến hành treo sa trễ cùng một lúc. Trong số 50% này lại chỉ có chưa đến 25% quay trở lại để yêu cầu thực hiện phẫu thuật treo sa trễ. Nếu bạn có nhiều da thừa sau khi tháo bỏ túi độn, đừng lo vì tình trạng sẽ cải thiện dần trong năm đầu tiên bởi da sẽ tự co lại và các mô vú trước đây bị nén bởi túi độn thì giờ có thể trở lại hình dạng ban đầu.
Với những người phân vân không biết có nên treo sa trễ hay không, tôi luôn khuyên nên đợi một thời gian xem kết quả cuối cùng ra sao rồi mới quyết định hoặc có thể cân nhắc một phương án khác như cấy mỡ tự thân để lấp đầy phần da thừa. Các vết sẹo mà phẫu thuật treo sa trễ để lại sẽ có phạm vi rộng và rõ hơn nhiều so với các vết sẹo từ việc tháo bỏ túi độn và tiêm mỡ tự thân, do đó hãy đưa ra lựa chọn dựa trên mức độ sẹo mà bạn có thể chấp nhận.
Ở nhiều phụ nữ, bộ ngực sẽ chảy xệ sau khi túi độn được lấy ra do thể tích ngực vốn nhỏ lại bị dồn hết xuống bên dưới. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xảy ra và sẽ được kiểm tra, xác định khi bạn gặp bác sĩ.
Nếu vú có khả năng bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn, phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ giúp khôi phục lại bộ ngực với hình dạng nhỏ gọn và cao hơn trên thành ngực. Phương pháp này thường có thể được thực hiện đồng thời trong quá trình tháo bỏ túi độn hoặc có thể được thực hiện sau này nếu muốn.
Câu hỏi liệu có cần tiến hành treo chảy xệ sau khi tháo túi độn hay không phụ thuộc vào độ đàn hồi của da và mô cũng như vị trí núm vú trên bầu vú.
Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào chính bạn, bạn có thấy hài lòng với hình dạng ngực sau khi tháo túi độn không và bạn muốn ngực trông như thế nào. Một số trường hợp phổ biến cần phẫu thuật treo chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn như mô quá mỏng, núm vú – quầng vú nằm ngang hoặc thấp hơn so với nếp gấp chân ngực và túi độn có kích thước tương đối lớn so với thể tích mô vú tự nhiên.
Nếu bạn muốn tháo bỏ túi độn ngực, bạn có thể cần tiến hành đồng thời phương pháp treo sa trễ hoặc tiến hành vài tháng sau đó.
Nếu túi độn của bạn là túi nước muối, bác sĩ sẽ tháo xẹp túi độn ngay tại phòng khám, dưới sự gây tê tại chỗ, sau đó bạn chờ 3 - 6 tháng để da co lại tối đa và xem có cần treo sa trễ tại thời điểm lấy vỏ túi ra hay không. Nếu may mắn, sau khoảng thời gian này mà da co lại đủ thì bạn sẽ không cần phải treo mà chỉ cần lấy vỏ túi độn ra ngoài, như vậy, bạn sẽ tránh được các vết sẹo không cần thiết.
Nếu là túi gel silicone, chúng sẽ không thể bị tháo xẹp và tôi khuyên bạn nên tháo bỏ chúng, chờ 3 - 6 tháng rồi mới tiến hành phẫu thuật lần hai (nếu cần) để khắc phục tình trạng chảy xệ. Việc tháo túi độn và treo chảy xệ trong hai lần phẫu thuật riêng biệt sẽ đảm bảo được sự cung cấp máu tốt hơn đến da và ít xảy ra các biến chứng hơn. Ngoài ra, sau khoảng thời gian chờ, bạn có thể còn không cần phải treo chảy xệ nếu da co lại và trở về hình dạng như ban đầu.
Khi bạn quyết định tháo bỏ túi độn vú, bạn không chỉ có một lựa chọn duy nhất. Nếu bạn quyết định tháo bỏ hoàn toàn túi độn và không thay túi độn khác thì trong hầu hết trường hợp, điều này sẽ để lại da thừa, khiến ngực chảy xệ và có thể cần đến phương pháp treo sa trễ để khắc phục. Phương pháp này có thể được thực hiện qua nhiều kỹ thuật, đường mổ khác nhau.
Mặt khác, nếu bạn muốn thay túi độn hiện tại bằng túi size nhỏ hơn, phương pháp treo sa trễ có thể được thực hiện qua đường mổ tối thiểu và trong một số trường hợp còn không cần treo sa trễ nữa (nếu da và mô không bị lỏng lẻo và mô vú có sự che phủ tốt)
Nếu bạn muốn quầng - núm vú được khôi phục về vị trí cao hơn thì nâng ngực chảy xệ là phương án bạn nên cân nhắc.
Khi có túi độn, da của bạn bị kéo giãn hay nói chính xác hơn, các mô nằm ở trên túi độn bị mỏng đi. Một phương án mà nhiều bác sĩ thường lựa chọn là tháo bỏ túi độn và nâng ngực chảy xệ trong hai lần phẫu thuật riêng biệt.
Lần thứ nhất: tháo bỏ túi độn. Sau đó, bạn có thể biết được ngực mình trông như thế nào khi không có túi độn.
Lần thứ hai: tiến hành nâng ngực chảy xệ (nếu cần thiết).
Nếu như bạn hài lòng với hình dạng ngực và vị trí núm vú thì bạn hoàn toàn có thể chỉ tháo túi độn.
Trong đa số trường hợp, bạn sẽ không thể biết được mình có cần nâng ngực chảy xệ sau khi tháo túi độn hay không nếu như không có sự đánh giá cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu có một trong số các dấu hiệu như tổ hợp quầng vú – núm vú nằm thấp hơn nếp gấp dưới vú, da mất độ săn chắc và túi độn có thể tích lớn hơn nhiều so với mô vú tự nhiên thì bạn nên phẫu thuật nâng ngực chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn.
Nếu bạn không hài lòng với kích thước của túi độn ngực, việc thay thế chúng bằng túi độn nhỏ hơn có thể là một lựa chọn hợp lý. Còn việc có cần phải nâng ngực chảy xệ hay không thì còn tùy từng trường hợp và cần trả lời các câu hỏi sau:
- Hiện tại da có bị lỏng lẻo không?
- Da và mô của bạn có độ co giãn như thế nào?
- Bạn định giảm kích cỡ túi độn xuống bao nhiêu?
- Bạn đã đặt túi độn được bao lâu?
- Bạn có sinh con kể từ khi bạn đặt túi độn không?
Và, câu hỏi cuối cùng là: Có phải túi độn hiện tại của bạn được sử dụng nhằm tránh phải tiến hành nâng ngực chảy xệ không? Nếu câu trả lời cho câu hỏi này là có thì bạn nên chuẩn bị cho việc nâng ngực chảy xệ.
Túi độn sẽ ảnh hưởng đến vú và mô vú theo nhiều mức độ khác nhau theo thời. Nếu các mô bị mỏng đi và da bị mất độ đàn hồi (do thời gian, sụt cân, mang thai hoặc trọng lượng của túi độn hiện tại) thì có thể cần nâng ngực chảy xệ. Mặt khác, nếu độ đàn hồi của da - mô vẫn tốt và sự khác biệt về kích thước trong túi độn không lớn thì bạn có thể không cần nâng ngực chảy xệ. Nhưng nếu da đã được kéo giãn thì nó sẽ không thể trở về như cũ khi thay túi độn có kích cỡ nhỏ hơn.
Bạn nên tìm đến một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ngực và hỏi bác sĩ cụ thể về kết quả sau mổ, vị trí đường mổ, kích thước túi độn phù hợp và khả năng có cần nâng ngực chảy xệ hay không.
Nếu bạn vẫn muốn ngực đầy đặn hơn (so với trước khi đặt túi độn) thì bạn có thể cân nhắc thay túi độn hiện giờ bằng túi độn có kích cỡ nhỏ hơn. Đôi khi, điều này vẫn đòi hỏi thực hiện kèm với phương pháp nâng ngực chảy hoặc cũng có thể không, tùy thuộc vào mức độ chảy xệ còn lại sau khi thay túi độn. Tất nhiên, kể cả khi ngực hơi chảy xệ sau khi đặt túi độn, bạn hoàn toàn có thể để như vậy và không nâng ngực chảy xệ.
Nếu bạn quyết định nâng ngực chảy xệ thì tôi khuyên bạn trước tiên nên tháo bỏ và thay bằng túi độn nhỏ hơn, sau đó chờ mọi thứ “ổn định”. Sau 6 tháng, bạn có thể quyết định xem có cần nâng ngực chảy xệ hay không. Nếu ngực vẫn còn bị chảy xệ và núm vú ở vị trí thấp, thì bạn nên nâng ngực chảy xệ
Nếu bạn không muốn đặt túi độn nữa thì bạn chỉ cần tháo bỏ chúng và đợi để ngực lành lại nhưng khả năng cao là bạn sẽ cần nâng ngực chảy xệ.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những bệnh nhân có túi độn quá lớn đều sẽ cần nâng ngực chảy xệ sau khi túi độn được lấy ra chỉ trừ trường hợp ngực bạn luôn nhỏ và da đủ săn chắc.
Nếu túi độn có kích cỡ lớn và lượng mô vú còn lại sau khi tháo bỏ túi độn quá ít, ngực của bạn rất có thể sẽ bị xẹp và sa trễ xuống thấp. Trong những trường hợp như vậy, phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ giúp trẻ hóa vẻ ngoài của bộ ngực.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng chính các mô vú còn lại và nâng lên cao để làm cho ngực nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ để lại nhiều sẹo hơn. Nếu chỉ cần nâng mức độ thấp, bạn sẽ chỉ có vết sẹo xung quanh quầng vú. Nếu cần nâng ngực mức độ lớn hơn, bạn sẽ có thêm vết sẹo từ từ quầng vú xuống đến nếp gấp dưới vú và có thể một đường nữa nằm trong nếp gấp dưới vú.
Nếu ngực bạn quá nhỏ và bạn cảm thấy túi độn hiện tại quá lớn thì bạn có thể giải quyết vấn đề bằng cách chuyển sang túi size nhỏ hơn. Nhưng nếu trước kia, ngực của bạn chảy xệ và túi độn cỡ lớn được sử dụng nhằm mục đích lấp đầy vào vùng da chảy xệ thì hiện tại, bạn sẽ cần tiến hành nâng ngực chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn (có thể đặt thêm túi độn cỡ nhỏ hoặc có thể không cần).
Tất cả đều phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng ngực, yêu cầu của bạn và kết quả đánh giá chi tiết của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngực có bị chảy xệ sau khi tháo bỏ túi độn không?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tháo bỏ túi độn? Ngực có bị chảy xệ không?
- 34 trả lời
- 3700 lượt xem
Tháo bỏ túi độn ngực chỉ cần gây tê tại chỗ được không, và hồi phục thế nào?
Tôi 30 tuổi. Tôi đặt túi gel silicone 400cc cách đây 3 năm. Trước kia tôi mặc áo ngực cup A và sau khi nâng ngực, ngực tôi tăng lên cỡ DD trong khi tôi chỉ muốn lên cỡ C. Như vậy là quá lớn bởi tôi thường phải vận động nhiều. Nhưng tôi không muốn thay túi độn vì sợ phải phẫu thuật và các vấn đề có thể xảy ra. Bác sĩ của tôi nói rằng có thể tháo bỏ túi độn chỉ cần gây tê tại chỗ bởi túi độn của tôi không vỡ. Điều này có đúng không? Liệu có đau đớn không và thời gian hồi phục như thế nào?
- 17 trả lời
- 9058 lượt xem
Tháo bỏ túi độn ngực giá bao nhiêu?
Tôi 63 tuổi, đã từng nâng ngực bằng túi độn nhưng giờ tôi nhận thấy là ngực tôi quá đầy đặn, không phù hợp với độ tuổi hiện tại. Tôi lo là một thời gian nữa, khi già hơn điều này sẽ trở thành vấn đề lớn. Tôi có nên tháo bỏ túi độn không và chi phí của việc này là bao nhiêu?
- 18 trả lời
- 9995 lượt xem
Ngực trông có bình thường trở lại sau khi tháo bỏ túi độn không?
Tôi đã nâng ngực bằng túi nước muối cách đây 8 năm và tôi lo là ngực sẽ không còn được đẹp sau khi tháo túi độn. Tôi 29 tuổi, có mô vú mỏng và có vết rạn da vú vì đã sinh con. Tôi thường xuyên bị đau ở ngực trái. Tôi đã cân nhắc việc phẫu thuật chỉnh sửa ngực nhưng tôi vẫn muốn tháo bỏ túi độn hơn. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều và vẫn muốn xin ý kiến của các bác sĩ.
- 17 trả lời
- 14115 lượt xem
Cơ ngực sẽ ra sao sau khi tháo bỏ túi độn đặt dưới cơ?
Tôi được biết là da càng bị kéo giãn nhiều sau khi đặt túi độn thì càng khó trở lại như cũ sau khi tháo bỏ túi độn nhưng không phải là không thể. Tuy nhiên, nếu túi độn của tôi được đặt dưới cơ ngực và một lúc nào đó tôi muốn tháo bỏ và không thay túi độn mới thì điều gì sẽ xảy ra với vùng cơ ngực đã bị bóc tách một phần để đặt túi độn? Liệu có rủi ro nào hay không? Có cách nào để khôi phục không hay cơ sẽ tự liền lại?
- 11 trả lời
- 2539 lượt xem
Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều