Cơ ngực sẽ ra sao sau khi tháo bỏ túi độn đặt dưới cơ?
Trên thực tế, có nhiều kỹ thuật đặt túi độn dưới cơ ngực tùy vào từng bác sĩ. Thông thường với kỹ thuật Dual Plane chỉ có phần dưới của cơ ngực (phần bên dưới xương ức) được bóc tách ra khỏi xương sườn và mô vú, nhưng không phải lúc nào cơ cũng được tách hoàn toàn. Một số bác sĩ thường vẫn để cơ dính liền một phần để ngăn ngừa vấn đề mà bạn nhắc đến. Một số bác sĩ thậm chí còn không cần tách cơ nếu như túi độn được đưa vào qua đường rạch nách.
Khi tháo bỏ túi độn dưới cơ, bác sĩ phẫu thuật sẽ luôn chuẩn bị cho việc gắn lại cơ trong những trường hợp cơ bị tách ra quá nhiều để tránh hiện tượng window shading (cơ ngực co lên phía xương đòn và tạo ra đường lằn ở phần dưới của vú).
Nói chung, tốt nhất là nên đặt túi độn ở vị trí dưới cơ ngực vì sẽ có lợi cho việc phân tích kết quả chụp nhũ ảnh hơn so với đặt túi độn trên cơ. Ngực cũng trông tự nhiên hơn và túi độn khó bị sờ thấy hơn vì chúng được bao phủ bởi nhiều mô hơn. Cuối cùng, việc đặt túi độn dưới cơ sẽ làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ.
Có nhiều cách để tạo khoang chứa túi độn và cách mà cơ được xử lý trong quá trình mổ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của cơ sau khi túi độn được lấy ra. Ngoài ra, kích thước của túi độn là rất quan trọng bởi vì cơ sẽ phải được tách ra nhiều hơn khi đặt túi độn cỡ lớn và túi độn càng lớn thì cơ sẽ càng mỏng đi theo thời gian.
Trong quá trình nâng ngực bằng túi độn, cơ ngực được xẻ ra để tạo ra khoang chứa túi độn. Một khi túi độn được lấy ra, cơ sẽ khôi phục lại chức năng như trước đây. Mặc dù mức độ tách cơ là khác nhau ở từng bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng hầu hết bệnh nhân đều không cảm thấy có sự thay đổi nào rõ rệt về hình dạng hoặc chức năng của cơ ngực sau khi tháo bỏ túi độn.
Trong quá trình phẫu thuật với kĩ thuật đặt túi độn dưới cơ, túi độn sẽ được đặt ngay dưới cơ ngực lớn. Cơ này có hình tam giác với đáy bám dọc theo xương ức, xương sườn, rồi các thớ cơ đi qua ngực rồi bám vào xương cánh tay. Nếu bạn dang rộng hai cánh tay, bạn có thể cảm nhận phần rìa của cơ ở gần nách.
Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tách cơ ở vị trí gắn với xương sườn. Nếu không làm điều này, cơ sẽ vẫn bám chặt vào xương sườn, ngăn túi độn xuống thấp, do đó túi độn sẽ bị đẩy lên quá cao về phía xương đòn. Phần lớn cơ bám dọc theo xương ức đều được giữ nguyên vẹn. Một khi đã phẫu thuật, cơ có thể sẽ teo lại một phần, phần cơ được tách khỏi xương sườn sẽ không còn duy trì được chức năng như trước đây. Trong khi đó, phần trên của cơ ngực sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.
Nếu túi độn được tháo bỏ, điều này sẽ không thay đổi. Việc gắn lại cơ là gần như không thể và các bác sĩ thường không làm như vậy. Đa số bệnh nhân đều không phản ánh về bất cứ sự thay đổi nào sau khi tháo túi độn. Tuy nhiên, ở những người tập thể hình thì lại khác. Những trường hợp như vậy luôn là thách thức đối với bác sĩ bởi họ không muốn cơ ngực của mình bị thay đổi còn nếu đặt túi độn trên cơ thì lượng mô vú tự nhiên lại quá ít để che phủ lên túi độn.
Cơ ngực được tách và cắt theo nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào kĩ thuật của bác sĩ, kích thước của túi độn và đặc điểm cơ của từng bệnh nhân. Nhìn chung, sau khi túi độn được tháo bỏ, cơ ngực của tất cả bệnh nhân đều sẽ mỏng đi phần nào nhưng không bị teo. Túi độn có kích cỡ càng lớn thì cơ sẽ càng mỏng đi. Nếu cơ đã được tách ra thì nó có thể được khâu trở lại thành ngực, nhưng điều này thường không cho kết quả bền lâu.
Khi tháo bỏ túi độn dưới ngực, túi độn được lấy ra mà không hề ảnh hưởng gì đến cơ ngực. Các mô sẹo hình thành sau lần phẫu thuật đặt túi độn ban đầu cũng không bị ảnh hưởng và các cơ không có bất cứ thay đổi nào.
Khi quá trình phẫu thuật đặt túi độn ban đầu đòi hỏi phải tạo khoang chứa túi lớn dọc theo xương ức và nếp gấp dưới vú để tạo khoảng trống cho túi độn kích cỡ lớn thì quá trình tháo túi độn có thể sẽ phức tạp hơn. Quy trình này có thể gồm có thêm bước gắn lại cơ ngực. Còn nếu như túi độn không quá lớn thì cơ ngực sẽ gần như không thay đổi và khi túi độn được tháo bỏ, cơ sẽ được thả lỏng trên ngực và không có vấn đề gì.
Thông thường, đặc biệt là khi túi độn có kích cỡ lớn, cơ ngực sẽ teo lại hoặc trở nên mỏng hơn. Tuy nhiên, các thần kinh vẫn còn nguyên vẹn.
Ngược lại, nếu không có vấn đề gì khi túi độn ở trong ngực thì vấn đề sẽ không phát sinh sau khi tháo bỏ túi độn - nói cách khác, quá trình đặt túi độn nếu được thực hiện tốt ngay từ đầu sẽ làm giảm nguy cơ biến dạng cơ ngực hoặc điểm yếu đáng chú ý, và do đó việc tháo bỏ túi độn sau này cũng sẽ có tỉ lệ rủi ro rất thấp.
Hai bên núm vú không đều nhau sau nâng ngực chảy xệ và đặt túi độn
2 tuần trước tôi đã treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn ngực (kích cỡ 200 cc, tôi hiện 26 tuổi, chưa có con) nhưng hai bên núm vú của tôi bị lệch, gần như không hoàn toàn tròn. Những vấn đề này cuối cùng có tự hết không? Tôi đã nghĩ hai bên vú sẽ cao hơn sau khi phẫu thuật, nhưng lại không thế. Một ca treo sa trễ đạt kết quả tốt có thường xảy ra vấn đề này không?
- 18 trả lời
- 5570 lượt xem
Chỉnh sửa ngực hư hỏng giá bao nhiêu?
Một năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn, nhưng tôi nghĩ một bên vú của mình đã bị tình trạng lồi đáy vú. Tôi đặt túi độn kích cỡ 430 cc ở dưới cơ. Vậy mức chi phí chỉnh sửa trung bình là bao nhiêu?
- 19 trả lời
- 2503 lượt xem
Thay đổi túi độn độ nhô trung bình hay độ nhô cao để vẫn giữ được cỡ size áo ngực?
Tuần tới tôi sẽ thực hiện chỉnh sửa ngực do bị co thắt bao xơ từ quy trình nâng ngực 11 năm trước. Tôi đang đặt túi nước muối kích cỡ 430 cc, bây giờ muốn đổi sang túi gel silicone. Nhưng tôi không biết nên chọn túi 421 cc có độ nhô trung bình hay 425 cc độ nhô cao. Kích cỡ ngực hiện tại của tôi là 36 C và tôi cũng muốn giữ nguyên kích cỡ này, chỉ là muốn vú trông tự nhiên hơn.
- 20 trả lời
- 3636 lượt xem
Cách khắc phục túi độn nâng ngực bị nhỏ
Tôi cảm thấy túi độn của mình quá nhỏ (tôi đặt túi nước muối size 275 cc được làm đầy thành 300 cc, đặt ở dưới cơ ngực). Có vẻ như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã không tư vấn cho tôi chọn đúng kích cỡ. Tôi hiện vẫn mặc cỡ áo ngực cũ. Xin hãy cho tôi lời khuyên
- 20 trả lời
- 5906 lượt xem
Có nên chuyển túi độn từ vị trí dưới cơ ngực lên trên cơ ngực?
Tôi cao 1m76, nặng 62,5 kg với dáng người khá vừa vặn. Tôi thường có thói quen chạy bộ, hít đất và đẩy tạ. 5 năm qua tôi đã sinh 3 bé và cả 3 đều được bú sữa mẹ. Cách đây một năm tôi đặt túi độn ngực size 425 cc dưới cơ ngực. Tuy nhiên, khi tôi hơi uốn cong hoặc gồng cơ ngực, cặp vú trông sẽ không tự nhiên, túi độn bị dịch chuyển lên trên, trong khi một phần đáy vú lại bị gợn sóng. Tình trạng này càng ngày càng rõ hơn theo thời gian. Nói chung, khi thả lỏng cơ, ngực tôi trông khá tự nhiên và đẹp. Để tránh tình trạng này trở nên tồi tệ hơn, liệu có thể dịch chuyển túi độn từ dưới cơ lên vị trí trên cơ không?
- 25 trả lời
- 2259 lượt xem
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Tháo bỏ túi độn ngực cũng được xếp hạng là một trong số những quy trình phẫu thuật được thực hiện nhiều
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Biến chứng ngực chảy xệ sau phẫu thuật đặt túi độn ngực