Đường mổ hình lưỡi liềm hay hình donut quanh quầng vú hay đường mổ dọc hình kẹo mút khắc phục ngực chảy xệ?
Đừng lãng phí thời gian thực hiện nâng chảy xệ với đường mổ hình lưỡi liềm, nó không hiệu quả để định hình và thắt chặt lại lớp da vú lỏng lẻo (điều mà bạn đang cần) và cũng không thu gọn hoặc nâng quầng vú chảy xệ lên (điều mà hầu hết các kỹ thuật nâng chảy xệ cần phải đạt được). Trong khi đó, nó còn tạo lực căng quá mức lên vết khâu đóng hình lưỡi liềm (thay vì phân bố đồng đều hơn trong kiểu đường mổ dọc hình kẹo mút và đường mổ hình mỏ neo - chữ T ngược). Nếu thực hiện kỹ thuật này cho trường hợp của bạn chẳng khác gì đang đón chờ một thất bại.
Theo tôi kỹ thuật lý tưởng nhất cho bạn là đường mổ dọc hình cây kẹo mút. Mặc dù sẽ để lại vết sẹo dài hơn nhưng rất xứng đáng với những cải thiện vê hình dáng cũng như độ nâng mô chảy xệ mà nó mang lại.
Cuối cùng, bạn cần phải xác định xem điều gì quan trọng hơn với mình – dáng vú đẹp hay ít sẹo. Bạn nên gặp và thăm khám một vài bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giỏi và giàu kinh nghiệm cũng như không ngại thực hiện một quy trình trep sa trễ với đường mổ hình kẹo mút. Đây là kỹ thuật phức tạp hơn nhiều so với đường mổ lưỡi liềm. Do đó, tôi sẽ không tin tưởng mà giao cho những bác sĩ chỉ biết cách nâng chảy xệ bằng đường mổ hình lưỡi liềm.
Chỉnh sửa ngực là một quy trình lớn, mặc dù treo ngực sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm nghe có vẻ là một ý hay trong tình trạng của bạn nhưng thực sự nó sẽ là một sự đầu tư khủng khiếp, khiến núm vú biến dạng, méo mó, lồi đáy vú và cần phẫu thuật tốn kém thêm để chỉnh sửa.
Thực hiện treo sa trễ để định hình lại bầu vú, loại bỏ da thừa và dịch chuyển vị trí quầng – núm vú về giữa gò vú nằm trên phần nhô ra nhiều nhất của túi độn. Tôi sẽ không chọn kỹ thuật đường mổ hình lưỡi liềm trong trường hợp này.
Ngoài ra, tôi cũng chỉ chọn kỹ thuật đường mổ sẹo hình donut quanh quầng vú nếu bệnh nhân chỉ cần nâng núm vú lên. Trong trường hợp phải nâng đến hơn 30% thể tích vú (như trường hợp của bạn, ít nhất là ở một bên ngực), đường mổ quanh núm – quầng vú sẽ KHÔNG đủ mạnh để kéo trọng lượng của vú lên và kết quả sẽ làm quầng vú bị kéo giãn, bầu vú chảy xệ liên tục.
Bạn chắc chắn sẽ cần một quy trình treo sa trễ với đường mổ dọc hình kẹo mút ở một bên ngực (hoặc cả hai) và có thể cần treo sa trễ toàn phần với đường mổ hình mỏ neo, vì nếu sử dụng đường mổ nhỏ sẽ dẫn đến kết quả kém tối ưu.
Hãy tìm một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chứng chỉ hành nghề và giàu kinh nghiệm về các kỹ thuật chỉnh sửa ngực để được tham vấn và chọn cho mình kỹ thuật tốt nhất.
Đọc thêm: Sẹo mổ sau treo sa trễ
Tôi hiểu tất cả những mối lo lắng của bạn về quy trình nâng ngực chảy xệ với đường mổ hình donut quanh quầng vú, kỹ thuật này có hạn chế về lượng mô có thể nâng lên (không quá 2 cm) và các biến chứng như làm giãn quầng vú, làm phẳng bẹt vú vv… Đây rõ ràng là một quy trình rất khó chủ động, đòi hỏi phải thao tác hết sức tỉ mỉ và hầu hết các bác sĩ đều né tránh nó, trừ khi bầu vú của bệnh nhân bị chảy xệ rất nhẹ.
Thách thức lớn nhất với kỹ thuật này là phải nâng núm vú lên vị trí đủ cao trong khi vẫn phải kiểm soát vết mổ hình tròn lớn, giảm chu vi vết thương mà không được gây ra quá nhiều nếp gấp, quầng vú không đều và hình thành sẹo. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo hỗ trợ mô vú ở bên dưới cũng như tạo được độ nhô cho bầu vú.
Nâng chảy xệ mỏ neo là kỹ thuật kết hợp đường mổ hình donut quanh quầng vú và đường mổ hình chữ T ngược, trong đó sẽ tiến hành xử lý tách biệt tình trạng da và mô vú. Da sẽ được xử lý bằng đường mổ hình donut quanh quầng vú, trong khi đó mô vú sẽ được xử lý bằng đường mổ hình chữ T ngược (dọc giữa vú và nằm ngang ở nếp gấp chân ngực). Sau đó thực hiện kỹ thuật nịt ngực bên trong (khâu nhỏ khoang chứa túi độn lại).
Thao tác khó khăn nhất là dịch chuyển núm vú lên vị trí khá cao mà không được gây ra quá nhiều nếp gấp, làm phẳng bầu vú và kéo giãn rộng vết khâu/sẹo. Chúng tôi đã “tôi luyện” kỹ thuật này trong suốt nhiều năm qua và với kỹ thuật này thậm chí chũng tôi còn có thể dịch chuyển núm vú lên đến 8 cm.
Treo sa trễ với đường mổ hình lưỡi liềm và hình donut quanh quầng vú chỉ dịch chuyển được quầng vú lên một đoạn rất ngắn và lượng mô vú nâng lên cũng rất nhỏ. Vấn đề là túi độn của bạn nằm ở một vị trí nhưng mô vú lại ở vị trí khác, đặc biệt là với bầu vú trái.
Tôi sẽ không bao giờ sử dụng kỹ thuật đường mổ dọc hình kẹo mút vì nó sẽ để lại một vết sẹo dọc lộ rõ giữa vú. Thay vào đó tôi khuyên bạn nên sử dụng phưowng pháp treo Bellesoma. Kỹ thuật này sẽ định hình lại mô vú bằng cách tạo ra nét đầy đặn, căng tròn ở cực trên vú mà không cần túi độn, nâng vú lên vị trí cao hơn trên thành ngực và dịch về giữa nhiều hơn để tạo khe ngực hấp dẫn. Bằng cách này chúng ta có thể tránh được các vết sẹo dọc, đồng thời vẫn giữ được cảm giác cho núm vú cũng như khả năng cho con bú.
Ngoài ra bạn có thể đồng thời kết hợp cấy mỡ tự thân nếu muốn sở hữu cặp vú to hơn, hoặc có thể chờ đến sau này mới thực hiện.
Trong nhiều trường hợp giống của bạn, chúng tôi sẽ chuyển khoang chứa túi độn sang vị trí một phần trên cơ ngực và một phần dưới cơ ngực, từ đó giảm độ căng tràn, đầy đặn quá mức ở cực trên vú. Sau đó, với một quy trình nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ hình donut quanh quầng vú chúng ta sẽ có cơ hội sở hữu bầu vú tuyệt đẹp.
Tuy nhiên, tôi cũng thường nhìn thấy nhiều bệnh nhân đến phòng khám của mình với kết quả rất xấu sau khi thực hiện kỹ thuật treo chảy xệ này vì vậy quan trọng là bác sĩ thực hiện cho bạn phải là người giàu kinh nghiệm và có khả năng mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.
Nếu vẫn muốn giữ vẻ căng đầy ở cực trên vú bạn sẽ cần thực hiện quy trình treo chảy xệ với đường mổ dọc đứng hình cây kẹo hoặc hình mỏ neo. Nhưng theo tôi, dù bất cứ trường hợp nào, kỹ thuật đường mổ hình lưỡi liềm cũng không phù hợp với bạn.
Tôi không phải người quá hâm mộ kỹ thuật treo sa trễ bằng đường mổ hình lưỡi liềm vì quy trình này có nguy cơ biến một quầng vú tròn thành một quầng vú bị kéo giãn hình bầu dục. Không biết bạn dự định thay túi độn có kích cỡ 450 cc là tăng hay giảm cỡ so với cặp túi hiện tại, vì điều này có thể liên quan đến cách chọn phương pháp thực hiện. Ví dụ, nếu giảm size túi độn thì vú sẽ bị chảy xệ nhiều hơn (do có nhiều da thừa), lúc này có thể cần đến một quy trình treo sa trễ can thiệp rộng hơn. Tuy nhiên nếu tăng kích cỡ túi độn thì điều này lại không cần.
Nếu bạn giảm kích cỡ túi độn, thì thực hiện treo sa trễ với đường mổ dọc hình kẹo mút sẽ giúp kiểm soát và xử lý tình trạng mô lỏng lẻo ở cực dưới vú, trong khi vẫn có khả năng mang lại một quầng vú tròn đẹp hơn. Ngoài ra, từ ảnh chụp cho thấy túi độn bên trái có vẻ ngồi cao hơn, dẫn đến cực dưới vú kém đầy đặn hơn và nhiều mô mềm lòng lẻo hơn.
Bạn nên thảo luận cởi mở và thành thật với bác sĩ của mình về tất cả các mối lo lắng và tham vấn thêm với các bác sĩ khác nếu cần cho đến khi thực sự hài lòng với kế hoạch điều trị.
Mặc dù tôi không phải là người thường xuyên đề nghị bệnh nhân thực hiện nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ hình donut quanh quầng vú nhưng đôi khi cũng chọn nó. Từ hình ảnh tôi nghĩ bạn sẽ nhận được một kết quả tuyệt vời với kỹ thuật đường mổ dọc hình cây kẹo mút, giúp giảm thiểu nguy cơ kéo giãn rộng quầng vú hoặc làm phẳng bẹt vú như chúng ta thường thấy trong kỹ thuật đường mổ quanh quầng vú.
Trong quá trình tư vấn với bệnh nhân, tôi thường mô phỏng 3D để bệnh nhân có thể nhìn và thực sự hiểu cách thực hiện các kỹ thuật treo chảy xệ khác nhau trên bầu vú họ.
Tôi thường chỉ thực hiện nâng ngực chảy xệ bằng đường mổ hình donut để dịch chuyển núm vú về giữa ngực trong khoảng 1,5 cm trở xuống. Đây thực sự không phải là kỹ thuật treo chảy xệ đủ mạnh để nâng mô vú lên cũng như giảm tình trạng chảy xệ.
Tình trạng chảy xệ này sẽ được xử lý tốt nhất bằng đường mổ dọc hình cây kẹo mút hoặc đường mổ ngang ngắn trên nếp gấp dưới vú (tùy vào độ lỏng lẻo của da cũng như kích cỡ túi độn mà bạn lựa chọn).
Bạn cần phải đến kiểm tra trực tiếp tại thẩm mỹ viện để thực hiện các phép đo giúp đánh giá chính xác tình trạng. Chúng tôi thường sử dụng phần mềm mô phỏng Crisalix để giúp bệnh nhân thấy rõ mức độ nâng ngực có thể đạt được với từng kỹ thuật đường mổ.
Rất mừng vì bạn đã tìm hiểu trước về những kỹ thuật này. Mặc dù không nói rõ kích cỡ túi độn mong muốn nhưng giả sử bạn vẫn muốn giữ túi độn có kích cỡ gần giống với cặp túi hiện tại thì chắc chắn bạn sẽ cần thực hiện kỹ thuật đường mổ sẹo dọc hình keo mút.
Đường mổ hình lưỡi liềm chỉ khiến quầng vú bị kéo căng hơn và không khắc phục được tình trạng hiện tại. Hai bên bầu vú của bạn bị bất đối xứng khá nặng, mô vú ở bên trái chảy xệ thấp hơn bên phải, do đó chắc chắn bạn sẽ cần đến một đường mổ dọc.
Mặc dù nhiều bệnh nhân không muốn bị vết sẹo thẳng như này nhưng nó sẽ mờ đi theo thời gian và nếu đặt đường mổ khác bầu vú sẽ không thể nâng lên đến mức cần thiết.
Thực sự bạn nên quyết định việc này cùng bác sĩ của mình. Vì trước kia bạn đã treo sa trễ bằng đường mổ hình donut quanh quầng vú nhưng không hài lòng nên tôi sẽ mổ giới hạn ở nguyên quầng vú. Thay vào đó tôi sẽ mở rộng hơn với đường mổ dọc hình cây kẹo mút để thắt chặt cực dưới vú đồng thời sửa đổi quầng vú.
Nếu bầu vú của bạn bị chảy xệ hãy cẩn thận khi quyết định chọn túi độn quá lớn vì trọng lượng túi độn theo thời gian có thể càng khiến vú chảy xệ hơn. Nếu quá lo lắng về những vết sẹo để lại bạn có thể chỉ tiến hành đặt túi độn, sau đó chờ xem bầu vú co lại thế nào rồi sau đó mới quyết định treo chảy xệ nếu cần.
Nên chọn túi độn nào để thay thế cho túi hình giọt nước-bệnh nhân ngực hõm?
Tôi đã nâng ngực lần đầu tiên cách đây 15 năm. Trước khi nâng cỡ ngực tôi là A cup, tôi cao 1m73 và có dáng người hơi gầy. Lúc đó tôi muốn có dáng ngực tự nhiên hơn nên đã chọn túi hình giọt nước. Tuy nhiên, sau đó tôi phải phẫu thuật lại vì một bên túi độn bị cao không hạ thấp xuống. Ban đầu, tôi đặt hai bên túi độn cùng size 450 cc, nhưng ngực tôi chỉ tăng lên cỡ B cup hoặc C cup nhỏ. Nên lúc chỉnh sửa lại tôi nói với bác sĩ rằng muốn ngực to hơn và đã được đặt một bên size 550 cc, bên còn lại size 575 cc. Sau khi mổ bác sĩ nói rằng tôi có kiểu lồng ngực lõm vào trong (lõm ngực – ngực phễu, xương ức bị chìm vào bên trong), đó là lý do tại sao tôi phải đặt túi size lớn để đạt được cỡ C/D nhỏ. Tôi khá hài lòng với kết quả của mình mặc dù bầu ngực hơi bị gợn sóng một chút và cũng không có cảm giác tự nhiên, không có khe ngực (thực tế là khe ngực quá rộng), chúng chĩa ra hai bên nách tôi. Kể từ khi đặt túi độn tôi đã sinh 2 bé và bé nào cũng bú mẹ khoảng 9 tháng. Tuy nhiên có vẻ ngực ngày càng nhỏ đi. Hiện tại tôi đã sẵn sàng đặt lại túi độn mới, nhưng tôi không biết dáng túi nào tốt nhất cho mình – túi hình tròn truyền thống hay túi có độ nhô cao. Tôi muốn ngực mình đạt cỡ C hoặc D nhỏ, nhưng muốn khe ngực đầy hơn một chút. Tôi nên chọn loại túi độn nào để thay thế, ngoài ra có lựa chọn nào tốt hơn với kiểu ngực lõm như của tôi không?
- 9 trả lời
- 1411 lượt xem
Có thể làm cho vú trở nên căng tròn sau khi bị chảy xệ thành hình ovan không?
Tôi đã đặt túi gel silicone size 500 cc, một quyết định khiến tôi thực sự hối hận. Hai bên ngực của tôi bây giờ không tròn mà lại chảy dài ra và rủ xuống. Vết mổ ở quanh quầng vú cũng để lại một vết sẹo sậm màu. Tôi muốn ngực mình tròn, to và tươi trẻ đầy sức sống, thậm chí tôi còn nhớ bộ ngực cũ của mình hơn. Có thể làm cho chúng tròn lên không? Tôi phải làm gì để đạt được giống như bức ảnh cuối ?(Tôi biết đó là bệnh nhân bị lồi đáy vú nhưng tôi lại thích cái vẻ đầy đặn này). Liệu có phải bác sĩ của tôi đã làm sai không? Phải làm sao để sửa chữa chúng?
- 7 trả lời
- 2292 lượt xem
Có nên tháo túi độn qua một đường rạch khác với đường rạch đặt túi độn không?
Tôi đã nâng ngực bằng túi độn và treo sa trễ qua đường rạch quanh quầng vú. Giờ tôi quyết định sẽ tháo bỏ túi độn. Bác sĩ của tôi đề xuất tạo đường rạch ở nếp gấp dưới vú để giảm sẹo xung quanh quầng vú và hạn chế nguy cơ núm vú thụt vào trong. Liệu điều này có thể không?
- 5 trả lời
- 1955 lượt xem