Nên chọn túi độn nào để thay thế cho túi hình giọt nước-bệnh nhân ngực hõm?
Trường hợp của bạn khá thú vị nếu không muốn nói là phức tạp, nhưng chẳng gì có thể ngăn cản bạn hạnh phúc, mọi thứ đều có cách cải thiện.
Để giảm thiểu gợn sóng nhìn chung bạn nên:
- Sử dụng túi độn tròn, bề mặt trơn
- Đặt dưới cơ ngực
- Dùng túi gel silicon
Kế đến, nếu ngực của bạn bị hõm vào trong, tình trạng này được gọi là ngực phễu/lõm. Vấn đề này khá khó khăn vì nó sẽ có xu hướng khiến hai bên túi độn/bầu vú quay vào trong, giống kiểu mắt bị lác. Mặc dù về mặt kỹ thuật khá khó khăn nhưng không phải là không thể đạt được kết quả tốt (gần đây tôi đã thực hiện cho một bệnh nhân bị ngực lõm nặng và cô ấy đã rất hài lòng với kết quả). Chỉ cần bác sĩ hiểu rõ và lên kế hoạch thực hiện cụ thể.
Cuối cùng, phần quan trọng nhất khi lựa chọn kích cỡ túi độn: chọn đường kính chính xác để bạn có được bầu vú đầy đặn, viên mãn ở cả 4 góc vú. Điều này đòi hỏi đánh giá trực tiếp mới xác định được.
Tóm lại, tôi khuyên bạn nên xem xét chọn túi gel silicon hình tròn, bề mặt trơn đặt dưới cơ. Bộ túi độn hiện tại của bạn quá cứng vì thế sẽ cần cắt bỏ bao xơ trong quá trình chỉnh sửa. Việc lựa chọn kích cỡ túi độn sẽ được xác định trong lúc kiểm tra, tham vấn với bác sĩ.
Có một vài vấn đề tôi cần làm rõ với bạn:
Hình dáng túi tròn và độ nhô cao không phải là hai yếu tố “xung khắc”, đối ngược nhau. Tròn là đề cập đến hình dáng túi độn, trong khi độ nhô cao là đề cập đến chiều cao của nó.
Vì túi hình giọt nước có bề mặt nhám nên nhìn chung chúng sẽ gây ra tình trạng gợn sóng nhiều hơn đặc biệt là nếu lớp mô vú phủ bên trên quá mỏng.
Túi độn mang lại dáng vú tự nhiên nhất là phải vừa vặn với hình dáng tự nhiên của bầu vú. Nếu bạn đặt túi có kích cỡ lớn hơn số đo bầu vú hoặc nếu có quá ít mô vú – tình trạng mà đa phần bộ ngực nào cũng gặp phải do tác động từ túi độn, thì hầu hết đều có được kết quả không hài lòng như trường hợp của bạn
Với tình trạng thành ngực lõm vào, nhìn chung bạn sẽ cần đặt túi độn có độ nhô cao hơn để vú có thể nhô ra một khoảng nhất định. Tuy nhiên, độ nhô càng cao áp lực sẽ càng nhiều, nhiều áp lực dồn vào xương sườn bên dưới và theo thời gian tình trạng lõm sẽ càng phát triển nặng hơn do xương sườn tự tổ chức/sửa đổi lại chúng. Đôi khi để đạt được những gì mình muốn thường sẽ phải trả một cái giá nào đó.
Cuối cùng, độ nhô và khe ngực lại là hai yếu tố khác nhau khi nói đến túi độn. Đối với khe ngực, nếu không có nhiều mô vú phủ ở trên, bạn sẽ dựa vào chiều rộng túi độn để tạo ra khe ngực đầy, tức là chọn túi ngực có chiều rộng lớn hơn. Khi đã xác định được kích thước chiều rộng, bạn có thể tính xem cần độ nhô bao nhiêu để có thể mang lại khe ngực sâu như mình muốn.
Có vẻ như những gì bạn muốn sẽ đi kèm với những tác dụng phụ khá nghiêm trọng hoặc gây ra hậu quả về lâu dài. Tất nhiên bạn vẫn nên ưu tiên cho mục tiêu của mình, nhưng có lẽ bạn sẽ không thể tìm được một cặp túi độn hoàn hảo để mang lại cho bạn tất cả những gì mình muốn.
- Một số vấn đề bạn đang mắc phải (không có khe ngực, túi độn ngả về phía hai bên nách) là do kỹ thuật kém chứ không phải do túi độn. Cách thực hiện phẫu thuật còn quan trọng hơn nhiều so với loại túi nâng ngực.
- Tôi đã thấy rất nhiều vấn đề xảy ra với túi hình giọt nước, bề mặt nhám nên tôi không sử dụng chúng
- Đừng dùng túi độn có “độ nhô trung bình” vì đây là lọai nhô ra rất thấp và có thể gây gợn sóng. Bạn cần chọn túi độn có độ nhô trên trung bình hoặc nhô cao, điều này sẽ còn phụ thuộc vào chiều rộng ngực.
- Để tìm ra kích cỡ túi độn chính xác mang lại cho bạn cỡ vú C lớn – D nhỏ, trong quá trình phẫu thuật tôi sẽ sử dụng các mẫu thử túi độn với các kích cỡ khác nhau. Chúng tôi đặt bạn ở tư thế ngồi thẳng (tất nhiên là bạn vẫn đang được gây mê) và đặt các túi nước muối với dung tích khác nhau vào để nhìn dáng ngực cho đến khi chọn được kích cỡ phù hợp nhất. Sau đó chúng tôi sẽ lấy mẫu thử ra và đặt túi gel silicon chính thức có cỡ như đã được chọn trước đó vào. Việc này giúp chúng tôi không cần phỏng đoán nữa mà có cái nhìn trực quan luôn.
Về tình trạng không có khe ngực, cảm giác ngực chĩa sang hai bên quá nhiều có thể cần xử lý các vấn đề liên quan đến vị trí, chiều rộng túi độn, da lão hóa, kéo giãn. Ngoài ra, khi thao tác bác sĩ cũng cần hết sức thận trọng không đưa hai túi độn về gần nhau quá vì chúng sẽ có xu hướng rơi vào hõm giữa ngực ở những bệnh nhân bị chứng ngực lõm như bạn. (Khi lựa chọn cần đảm bảo bác sĩ là người đã có kinh nghiệm thực hiện cho những bệnh nhân bị kiểu ngực này).
Độ nhô túi độn sẽ tùy vào cấu trúc giải phẫu của bạn cũng như mục tiêu mong muốn đạt được, đây là yếu tố chỉ có thể xác định trong một cuộc kiểm tra, tham vấn trực tiếp nên tôi không thể biết được. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rằng sau nhiều năm nâng ngực và nhất là khi đã sinh 2 bé, rất có thể bạn sẽ cần thực hiện một quy trình nâng ngực chảy xệ để treo bầu vú sa trễ của mình lên.
Hình dáng vú của bạn đã bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên tục thay đổi bao gồm: biến dạng ngực lõm, những thay đổi sau phẫu thuật và những thay đổi liên quan đến quá trình mang thai.
Với mục tiêu sở hữu bầu vú tự nhiên hơn, cỡ lớn hơn và khe ngực đầy đặn, hấp dẫn hơn nên có lẽ đặt túi gel silicon có độ nhô trên trung bình sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Tiếc là nếu không có thêm thông tin thì điều này vẫn chỉ là suy đoán, chưa thể chính xác được.
Quan trọng bạn phải tham vấn trực tiếp với một bác sĩ trong ngành và thảo luận về những vấn đề này. Sau khi đã được đánh giá, hãy cùng đưa ra kế hoạch điều trị riêng, phù hợp với các đặc điểm thể chất của mình.
Ngoài ra, khi túi ngực hình giọt nước được đặt ở những vị trí thông thường như trên cơ hay dưới cơ sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, trên thực tế loại túi này hoạt động tốt nhất khi được đặt trong một khoang chứa được thiết kế, cắt tỉa tỉ mỉ ở dưới cân cơ. Đó là lý do tại sao tôi sử dụng một phương pháp nâng ngực rất độc đáo mà được gọi là “nâng ngực bằng túi độn dưới cân cơ – lạnh”. Trong phương pháp này, túi độn không được đặt trên cơ ( dưới tuyến vú), cũng không được đặt dưới cơ hay 1 phần dưới cơ và một phần dưới tuyến vú. Tôi sẽ tiến hành cắt tỉa tỉ mỉ một lớp mô liên kết rất bền (lớp cân cơ phủ trên cơ ngực) và tách nó ra khỏi cơ ngực, lớp mô này sẽ được sử dụng để hỗ trợ và định hình túi độn có độ nhô thấp thành hình dáng dốc thoai thoải như giọt nước. Chính kỹ thuật mổ, cắt tỉa, chứ không phải túi độn, sẽ tạo nên hình dáng cho bầu vú. Qua đó, nhờ những thao tác khéo léo của đôi bàn tay người thực hiện mà bệnh nhân sẽ có được bầu vú tự nhiên và túi độn nằm ổn định, không dịch chuyển như khi được đặt ở vị trí dưới cơ. Ngoài ra, lớp cân cơ còn hỗ trợ bảo vệ túi độn chống lại tác động từ trọng lực cũng như quá trình lão hóa gây chảy xệ.
Khi lên kế hoạch thay đổi túi độn bệnh nhân cần xét đến một số cân nhắc quan trọng, trong đó bao gồm hình dáng khoang chứa túi độn hiện tại và những thay đổi ở mô vú (cả về chất lượng và số lượng), mức độ chảy xệ và khả năng đàn hồi của mô, da vú. Bác sĩ cần kiểm tra trực tiếp và đánh giá tất cả những vấn đề này dựa trên những mục tiêu mong muốn của bạn.
Túi độn bề mặt nhám cũng có tỉ lệ co thắt bao xơ như túi bề mặt trơn. Trong khi đó, túi bề mặt nhám lại có tỉ lệ gợn sóng và hư hỏng cao hơn. Do đó, tôi chẳng thấy có lý do nào để sử dụng loại túi độn này.
Túi gel silicon cũng có thể giảm thiểu được tình trạng gợn sóng mà bạn đang gặp phải, điều này thường xảy ra ở cực trên của túi độn, đặc biệt là ở những bệnh nhân gầy.
Việc lựa chọn túi dáng tròn truyền thống hay túi có độ nhô cao (hoặc trung bình) là vấn đề bạn nên thảo luận trực tiếp với bác sĩ. Những gì chúng tôi sẽ làm bây giờ là đo chiều rộng vú, xác định mức độ nâng ngực (kích cỡ) mà bạn mong muốn và sau đó chọn một túi độn mang lại cho bạn cỡ vú mục tiêu đồng thời vẫn đảm bảo túi càng vừa với chiều rộng vú càng tốt. Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp bạn tránh được tình trạng ngực chĩa ra ngoài về phía dưới hai bên nách, do lựa chọn kiểu túi độn có chiều rộng hẹp hơn. Hãy thảo luận những vấn đề này với bác sĩ, hi vọng bạn sẽ hài lòng hơn với số đo ngực mới của mình.