Ngăn ngừa và giảm ngứa do muỗi đốt, côn trùng cắn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- DEET là thành phần chính trong thuốc chống côn trùng, có tác dụng trong khoảng 4 giờ sau khi bôi trên da.
- Không nên sử dụng sản phẩm vừa có tác dụng chống nắng, vừa chống côn trùng đốt vì DEET có thể làm vô hiệu hóa một số chất trong kem chống nắng.
- Tinh dầu xả hay các thiết bị bẫy muỗi cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa côn trùng đốt.
- Có nhiều sản phẩm giúp giảm ngứa sau khi bị côn trùng đốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài thì cần đi khám bác sĩ để lựa chọn kem bôi phù hợp.
Ngăn ngừa côn trùng cắn
Một trong những thành phần phổ biến nhất trong thuốc chống côn trùng (thuốc xua muỗi) là DEET (Diethyltoluamide). Với nồng độ 20%, chất này có tác dụng trong khoảng bốn giờ sau khi bôi lên da. Nếu bạn cần ở ngoài trời lâu hơn thế, bạn sẽ cần phải bôi lại hoặc làm theo các hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Nếu bạn sử dụng thuốc chống côn trùng và kem chống nắng cùng một lúc, hãy thoa kem chống nắng trước và để cho kem hấp thụ hoàn toàn vào da rồi mới thoa thuốc chống côn trùng. Chất DEET trong thuốc chống côn trùng có thể làm vô hiệu hóa một số thành phần trong kem chống nắng, vì vậy bạn cần phải nhớ thứ tự bôi đúng. Ngoài ra, hãy bôi lại kem chống nắng mỗi 30 - 60 phút khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhưng không cần phải bôi lại thuốc chống côn trùng bởi điều này sẽ khiến da tiếp xúc với một lượng DEET quá lớn.
Hiện nay còn có một số loại sản phẩm có cả công dụng chống nắng và chống côn trùng. Mặc dù nghe có vẻ sẽ hợp lý và tiết kiệm được thời gian nhưng bạn không nên sử dụng những sản phẩm này. Có bằng chứng cho thấy việc dùng các sản phẩm kết hợp này có thể làm tăng độc tính do làm tăng sự hấp thu DEET qua da. Ngoài ra, việc bôi lại kem chống nắng theo như khuyến cáo sẽ làm cho lượng chất chống côn trùng trên da cũng tăng theo.
Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc những người muốn tránh chất DEET thì có thể sử dụng tinh dầu sả làm chất chống côn trùng. Đây là một giải pháp chống côn trùng vừa hữu hiệu lại vừa tự nhiên. Ngoài dạng nến và đèn tinh dầu thì hiện này tinh dầu sả còn có trong nhiều loại mỹ phẩm xua muỗi dạng lotion hoặc xịt.
Bạn nên tránh các loại nước hoa hoặc kem dưỡng da có mùi thơm vì nó có thể hấp dẫn muỗi. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị bẫy muỗi có trên thị trường.
Cách giảm ngứa do côn trùng cắn
Trước khi bạn bôi các loại kem có chứa diphenhydramine (như benadryl), bạn nên biết rằng các loại thuốc kháng histamine dạng bôi này có thể gây dị ứng và nguy cơ dị ứng còn tăng cao hơn nếu đi ngoài trời nắng.
Các loại thuốc steroid dạng bôi ví dụ như hydrocortisone có hiệu quả đối với hiện tượng ban đỏ nhưng không có tác dụng đối với tình trạng đỏ và ngứa do côn trùng cắn.
Các loại thuốc gây tê không kê đơn như Pramoxine, EMLA cũng là một phương pháp trị ngứa hữu hiệu bằng cách làm tê da ( EMLA thường được sử dụng để làm tê da trước khi tiêm Botox hoặc Restylane). Ngoài ra, các loại kem trị trĩ như Analpram và Rectocort-HC có chứa hydrocortisone và pramoxine, do đó có thể được sử dụng trong những trường hợp ngứa do côn trùng cắn.
Các sản phẩm không kê đơn có chứa tinh dầu bạc hà, capsaicin và long não làm mát da bằng cách kích thích các dây thần kinh truyền cảm giác lạnh, do đó làm giảm bớt cảm giác ngứa. Capsaicin là một chất có trong loại ớt cayenne, thường được sử dụng để điều trị triệu chứng đau và ngứa ở những người bị bệnh zona bằng cách làm cho các dây thần kinh bớt nhạy cảm hơn. Khi mới bôi lần đầu tiên, bạn sẽ thấy rát và sau đó da sẽ bắt đầu tê.
Ngoài ra, còn có nhiều cách ít gây đau đớn và tự nhiên hơn để điều trị cảm giác ngứa do côn trùng cắn, ví dụ như witch hazel (Hamamelisvirginiana) có chứa nhiều chất tanin giúp giảm viêm và làm dịu da. Nhiều loại thảo mộc và thành phần tự nhiên khác,ví dụ như cam thảo, nghệ, vỏ cây liễu trắng, hoa cúc La Mã, Vạn diệp, vỏ cây sồi và lô hội cũng có khả năng kháng viêm. Mặc dù vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về công dụng giảm ngứa của những loại thảo mộc này nhưng đã có nhiều trường hợp thực tế cho thấy hiệu quả của chúng. Cuối cùng, tinh dầu tràm trà (tea tree oil) cũng là một biện pháp trị ngứa tự nhiên nhờ có tác dụng khử trùng và làm tê vùng ngứa. Ngoài tinh dầu tràm trà, các loại tinh dầu khác cũng được dùng để trị ngứa do côn trùng cắn gồm có tinh dầu oải hương và tinh dầu tuyết tùng
Một số người thường dùng các sản phẩm trị ngứa chứa chất ammonium. Chất này vẫn chưa được chứng minh là có công dụng làm giảm ngứa nhưng có giả thuyết cho rằng chất này làm phù da, từ đó gây sốc các dây thần kinh trong da và khiến người dùng không còn thấy ngứa, nhưng không thể làm cho vết cắn biến mất hoàn toàn.
Ngoài những phương pháp kể trên thì còn rất nhiều các phương pháp khác để trị ngứa do côn trùng cắn được mọi người mách truyền tai nhau, ví dụ như áp đồng xu, bôi xà phòng, kem đánh răng trên vết cắn, hay nghiền nhỏ thuốc aspirin và trộn với nước để đắp lên vết ngứa. Mặc dù những phương pháp này vẫn chưa được kiểm chứng nhưng vì không gây hại gì cho da nên bạn hoàn toàn có thể thử.
Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?
Tính hiệu quả của những phương pháp trị ngứa tại nhà nói trên vẫn chưa được kiểm chứng (ngoại trừ ammonium). Nếu như cảm giác ngứa kéo dài và bạn không thể chịu được thì nên đi khám da liễu để bác sĩ kê các loại kem bôi phù hợp.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
Điều trị mụn trứng cá có thể là một cuộc chiến kéo dài cả đời nếu như không biết cách.Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đã có những bước tiến lớn trong các loại thuốc và phương pháp trị mụn. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn một vài kinh nghiệm để có một làn da sạch mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Có nhiều lý do khiến da bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, đốm đồi mồi, mất độ săn chắc, xỉn màu và các dấu hiệu lão hóa khác.
Chúng ta đều biết rằng tập luyện thể dục rất tốt cho cơ thể, nhưng ngoài ra, tập luyện còn đem lại rất nhiều lợi ích cho làn da.
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vi khuẩn P. acnes kích hoạt yếu tố CAMP 2 và đã dựa trên điều này để phát triển vắc-xin nhắm mục tiêu đến yếu tố CAMP 2
- 0 trả lời
- 1455 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1135 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 1 trả lời
- 1089 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.