Sắp có vắc-xin ngừa mụn trứng cá
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Mụn trứng cá là vấn đề về da phổ biến nhất nhưng rất có thể, chỉ vài năm tới đây thôi là chúng ra sẽ có một loại vắc-xin để điều trị và ngăn ngừa mụn.
- Vắc-xin này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và mẫu sinh thiết da người, vì vậy bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm trực tiếp trên những người bị mụn trứng cá.
- Trong lúc chờ đợi, nếu bạn bị mụn trứng cá thì hãy đi khám bác sĩ da liễu để xác định loại da cụ thể và có phương pháp trị mụn hiệu quả nhất.
Giới thiệu
Mụn trứng cá là do một loại vi khuẩn có tên là P. acnes gây ra. Vi khuẩn này liên kết với các thụ thể giống Toll 2 (Toll-like receptor 2) và gây ra phản ứng viêm, dẫn đến nổi mụn trứng cá.
Từ nhiều năm nay, kháng sinh vẫn được sử dụng như một biện pháp để tiêu diệt vi khuẩn P. acnes nhưng việc lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Vài năm trở lại đây, liệu pháp ánh sáng xanh đã trở thành một cách được áp dụng khá nhiều để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhưng phương pháp này lại có một nhược điểm lớn là làm tăng tốc độ lão hóa da. Benzoyl peroxide - một thành phần điều trị mụn trứng cá phổ biến và hiệu quả khác - cũng có thể gây lão hóa da sớm. Vì vậy, hiện nay chúng ta cần có một phương pháp mới vừa hiệu quả vừa an toàn trong lĩnh vực trị mụn trứng cá.
Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vi khuẩn P. acnes kích hoạt yếu tố CAMP 2 và đã dựa trên điều này để phát triển vắc-xin nhắm mục tiêu đến yếu tố CAMP 2. Đây rất có thể là một bước tiến lớn trong điều trị mụn trứng cá. Vắc-xin đã được thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm trên da người nhưng để có thể đưa vắc- xin ngừa mụn trứng cá ứng dụng thực tiễn thì vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước.
Tuy nhiên, trong lúc chờ đợi thì bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên lý hoạt động của vắc-xin ngừa mụn và lý do tại sao vi khuẩn có thể gây ra tác động lớn như vậy đối với sức khỏe của làn da.
Vi khuẩn P. acnes và hệ vi sinh vật
Làn da của tất cả chúng ra đều có một số lượng vi khuẩn P. acnes nhất định cùng với nhiều loại vi khuẩn khác. Quần thể các loại vi sinh vật sống trên da này được gọi là hệ vi sinh vật (microbiome). Khi vi khuẩn P. acnes sinh sôi quá mạnh và số lượng tăng đột biến thì sẽ lấn át vi khuẩn có lợi và gây ra mụn trứng cá. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ sinh sôi, phát triển của vi khuẩn P. acnes, gồm có di truyền, độ pH của da, mức độ sản xuất bã nhờn (dầu), việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần kháng khuẩn, tiếp xúc với ánh sáng xanh và lỗ chân lông bị bít tắc.
Vì sự phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes là nguyên nhân góp phần gây ra mụn trứng cá nên các phương pháp trị mụn hiện nay đều chủ yếu phát huy tác dụng bằng cơ chế nhắm mục tiêu và tiêu diệt vi khuẩn P. acnes để khôi phục hệ vi sinh vật cân bằng và giảm phản ứng viêm do P. acnes gây ra.
Như đã nói ở trên, các phương pháp trị mụn trứng cá hiện nay như dùng kháng sinh, liệu pháp ánh sáng xanh hay benzoyl peroxide đều có những hạn chế và tác dụng phụ. Với mong muốn có một giải pháp hiệu quả hơn và an toàn hơn, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào điều chế một loại vắc-xin có thể ngăn chặn hoàn toàn sự hình thành mụn trứng cá.
Vắc-xin ngừa mụn trứng cá hoạt động như thế nào?
Trong các nghiên cứu được tiến hành trên chuột và mẫu da người, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu nhắm mục tiêu đến một loại protein gây hại có tên là Christie-Atkins-Munch-Peterson (CAMP) thì sẽ có thể ngăn được sự phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes trên da cũng như là phản ứng viêm mà vi khuẩn này gây ra.
Đặc biệt, yếu tố CAMP 2 có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn P. acnes. Do đó, một loại vắc-xin nhắm mục tiêu và vô hiệu hóa yếu tố CAMP 2 sẽ có thể điều trị hay thậm chí ngăn ngừa mụn trứng cá ở những người dễ bị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, cho đến khi một loại vắc-xin như vật được hoàn thiện và ứng dụng thì vẫn còn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác. Lý do là bởi thứ nhất, cần nghiên cứu cẩn thận để vắc-xin không ảnh hưởng các vi khuẩn có lợi tồn tại trên da hoặc làm phát sinh các vấn đề về da không mong muốn khác. Lý do thứ hai là cần nghiên cứu thêm để xác định liệu một loại vắc-xin nhắm vào yếu tố CAMP 2 có hiệu quả đối với các chủng vi khuẩn P. acnes khác nhau hay không.
Cuối cùng, việc tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn P. acnes có thể sẽ có những hậu quả tiêu cực đối với hệ vi sinh vật vốn rất dễ mất cân bằng của làn da. Do đó, vắc-xin chỉ được ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn chứ không được loại bỏ hoàn toàn.
Khi nào sẽ có vắc-xin trị mụn?
Loại vắc-xin trị mụn này hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng sẽ có thể đưa vào sử dụng trong vòng vài năm tới. Vắc-xin này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và mẫu sinh thiết da người, vì vậy bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm trực tiếp trên những người bị mụn trứng cá.
Trong lúc chờ đợi, nếu bạn bị mụn trứng cá thì hãy đi khám bác sĩ da liễu để xác định loại da cụ thể và có phương pháp trị mụn hiệu quả nhất. Mặc dù các phương pháp trị mụn trứng cá hiện tại đều có những điểm hạn chế nhất định nhưng nếu điều trị bằng một liệu trình được xây dựng dựa trên các đặc điểm riêng của làn da thì sẽ có thể giảm thiểu được các tác dụng phụ và cho kết quả tốt nhất.
Mùa hè đến, một vấn đề bạn phải đối mặt đó là những nốt đỏ, ngứa do muỗi và côn trùng đốt.
Nếu bạn bị mụn trứng cá cũng như nhiều người khác, có lẽ bạn đang tự hỏi những loại kem dưỡng ẩm nào tốt nhất cho mụn.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
Chúng ta đều biết rằng các tác động bên ngoài như ánh nắng hay môi trường đều gây hại cho da nhưng dường như không mấy ai để ý rằng thói quen sống hiện đại cũng có ảnh hưởng nhất định đến vẻ bề ngoài của chúng ta.
Không bao giờ là quá muộn cho việc phòng chống lão hóa, kể cả các biện pháp ngăn ngừa hay điều trị các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da.
- 1 trả lời
- 1066 lượt xem
Các chị ơi, cho em hỏi, hiện nay, mặt nạ nội địa trung khá nổi bật trên thị trường với các ưu điểm như giá thành rẻ , chất lượng ngang bằng với các thương hiệu mặt nạ đắt tiền khác. Vậy đó có thật sự đúng không ạ? Em muốn dùng thử nhưng còn đang phân vân.
- 0 trả lời
- 1420 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1099 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!