Nâng mũi sụn bột sườn
Chào bạn, sụn sườn trong nâng mũi có thể được sử dụng dưới 2 dạng, 1 là dạng miếng (rắn, dài), 2 là dạng nghiền nhuyễn (hay chính là dạng sụn bột sườn mà bạn đang nói tới). Ở dạng thứ 2 này, bác sĩ sẽ lấy miếng sụn sườn từ chính cơ thể bệnh nhân, sau đó cho vào máy để robot tán nhuyễn thành kích thước nano, sau đó bơm vào sống mũi để nâng cao sống mũi. Sụn bột dạng này cũng có thể được sử dụng dưới dạng bọc cân cơ, tức là lấy sụn đã nghiền nhuyễn đó chèn vào một lớp vỏ cân cơ, rồi tạo hình thành miếng ghép nâng sống như mong muốn. Tùy sở thích và quan điểm từng người mà bác sĩ có thể chọn bọc cân cơ hoặc bơm trực tiếp vào khoang sống mũi.
So với sụn dạng miếng thì sụn dạng bột có ưu điểm là dễ uốn nắn, không bị cong vênh hay biến dạng theo thời gian, nhưng nhược điểm là khó dự đoán được tỉ lệ tái hấp thụ theo thời gian và có thể có bất thường về đường viền sống mũi cao hơn.
Về câu hỏi của bạn: “Nâng mũi sụn bột sườn có mang lại hiệu quả cao như nâng mũi cấu trúc không?” Thực tế đây không phải là hai dạng nâng mũi khác nhau. Nâng mũi sụn bột sườn tức là dùng bột sườn đó để bơm/đặt vào khoang sống mũi (thay vì dùng miếng sụn sườn hoặc miếng silicone/sụn nhân tạo). Còn nâng mũi cấu trúc là chỉnh sửa lại cấu trúc mũi, bao gồm sống mũi, đầu mũi, trụ mũi…; trong đó với sống mũi bác sĩ hoàn toàn có thể dùng sụn bột sườn hoặc sụn miếng tùy theo mong muốn của bệnh nhân. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân cần nâng mũi cấu trúc và muốn dùng bột sườn để nâng sống thì bác sĩ trước tiên sẽ dựng lại cấu trúc mũi (ví dụ dựng lại vách ngăn bị lệch, dựng trụ mũi, kéo dài đầu mũi ngắn ….), sau đó sẽ bơm sụn bột vào khoang sống mũi và tạo dáng mũi như mong muốn.
Nhìn chung nâng mũi sụn bột sườn cũng là một lựa chọn của nhiều bệnh nhân hiện nay do các ưu điểm về tính an toàn, độ tương thích, không lo thải ghép, dị ứng hay lộ sống, bóng đỏ... tuy nhiên đây không phải là một quy trình dễ dàng, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Do đó, bạn nên dành thời gian tìm kiếm và lựa chọn bác sĩ phù hợp.
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 2669 lượt xem
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 8370 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7404 lượt xem
Sụn sườn và silicone, loại nào dễ loại bỏ hơn sau khi nâng mũi?
Chào bác sĩ, nếu cần loại bỏ sụn nâng mũi do biến chứng hoặc bất kỳ lý do nào đó thì silicone hay sụn sườn nâng sống mũi sẽ loại bỏ dễ hơn?
- 4 trả lời
- 903 lượt xem
5 tháng sau phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sườn: không hài lòng vì đầu mũi quá dài
Cháo bác sĩ tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng sụn sườn, nhưng thực sự không hài lòng với dáng mũi hiện tại. Mũi trông rất kì dị, đầu mũi quá dài mặc dù tôi biết bác sĩ không làm gì ở đầu mũi. Liệu đây có phải là do sưng không, đầu mũi tôi có co ngắn bớt lại không?
- 2 trả lời
- 2869 lượt xem
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Mặc dù sụn nhân tạo đã và đang được sử dụng rộng khắp trong các ca phẫu thuật tạo hình mũi ở người Đông Á, nhưng sụn tự thân dường như vẫn được coi là vật liệu an toàn hơn cả và có thể mang lại kết quả rất đáng mong đợi trong nâng mũi sụn sườn.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.