Mẩn Đỏ, Viêm Da Và Các Tác Dụng Phụ Khác Của Retinoid
Có nhiều loại retinoid với nồng độ khác nhau. Mặc dù mang lại những lợi ích lớn cho làn da nhưng retinoid cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ. Retinoid càng mạnh thì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ càng cao.
Retinoid có thể gây viêm da và tăng lưu lượng máu đến da khi mới bắt đầu sử dụng. Điều này dẫn đến da mẩn đỏ, nhạy cảm hoặc bong tróc.
Nếu bạn không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong số này thì có nghĩa là bạn đang dùng sản phẩm retinoid phù hợp với loại da, sử dụng sản phẩm đúng cách hoặc sản phẩm bạn đang dùng có nồng độ retinoid không cao lắm. Và cũng không loại trừ trường hợp sản phẩm retinoid mà bạn sử dụng không hiệu quả. Trên trị trường có rất nhiều sản phẩm retinoid không hiệu quả.
Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của retinoid còn phụ thuộc vào loại da của bạn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, châm chích hoặc các phản ứng khác thì sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn khi dùng retinoid.
Nếu bạn có da khô và không dùng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da thì cũng có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi dùng retinoid.
Người bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea) nên thực hiện chế độ chăm sóc da chống viêm trong ít nhất một tháng trước khi bắt đầu sử dụng retinoid.
Retinoid có tác dụng phụ không?
Giống như nhiều hoạt chất chăm sóc da khác, retinoid cũng có thể gây tác dụng phụ.
Retinoid là một nhóm các hợp chất có nguồn gốc từ vitamin A hoặc có cấu trúc và/hoặc chức năng tương tự như vitamin A. Một trong những hợp chất được biết đến nhiều nhất trong nhóm retinoid là retinol. Các loại retinoid có những tác dụng phụ tương tự nhau, ví dụ như mẩn đỏ. Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sẽ cao hơn nếu sử dụng retinoid quá nhiều hoặc nồng đồ quá cao từ quá sớm.
Retinoid có thể gây viêm da, được gọi là viêm da do retinoid. Tình trạng viêm da do retinoid chỉ là tạm thời nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu trên da.
Viêm da do retinoid sẽ tự hết sau 3 - 7 ngày.
Mặc dù gây ra những tác dụng phụ như vậy nhưng retinoid sẽ không làm hỏng da. Tất cả các tác dụng phụ của retinoid chỉ là tạm thời và retinoid là một thành phần an toàn (trừ khi mang thai).
Một trong những hiểu sai phổ biến nhất về retinoid là retinoid khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu đã chứng minh điều này là không đúng.
Tình trạng viêm da và kích ứng da khi sử dụng retinoid khiến nhiều người nghĩ rằng mình bị dị ứng với retinol. Những tình trạng này thực chất không phải do dị ứng mà xảy ra do sử dụng retinoid quá nhiều hoặc nồng độ quá cao.
Các tác dụng phụ thường gặp của retinoid
Các tác dụng phụ của retinoid xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sử dụng. Các tác dụng phụ thường bắt đầu xảy ra sau khi dùng retinoid được 3 - 4 ngày.
Retinoid có thể gây viêm da và tăng lưu lượng máu đến da khi mới bắt đầu sử dụng.
Điều này dẫn đến hiện tượng da bị đỏ hoặc bong tróc nhẹ. Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy retinoid đang phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, không nên sử dụng retinoid quá nhiều vì điều này có thể gây phản ứng tiêu cực trên da và thậm chí còn có thể dẫn đến viêm da.
Thông thường, các tác dụng phụ của retinoid sẽ tự biến mất sau một thời gian sử dụng.
Các tác dụng phụ của retinoid có thể gây khó chịu nhưng nếu có thể vượt qua và tiếp tục sử dụng đều đặn, retinoid sẽ mang lại lợi ích lớn cho làn da. Retinoid có thể giúp điều trị nhiều vấn đề về da như mụn trứng cá, giảm vết thâm và chống lão hóa da.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất
Mặc dù các tác dụng phụ của retinoid xảy ra rất phổ biến nhưng việc sử dụng đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Thậm chí, sử dụng đúng cách kết hợp với quy trình chăm sóc da phù hợp còn có thể giúp tránh được các tác dụng phụ của retinoid.
Dưới đây là 10 tác dụng phụ phổ biến nhất của retinoid:
- Mẩn đỏ
- Châm chích hoặc nóng da
- Ngứa
- Viêm
- Đóng vảy hoặc bong tróc da
- Da khô
- Da thô ráp
- Da bỏng rát
- Tăng nhạy cảm
- Nổi mụn (hiện tượng đẩy mụn)
Những tác dụng phụ này xảy ra khi có quá nhiều retinoid thẩm thấu vào da. Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lượng retinoid thẩm thấu vào da.
Dị ứng với retinoid
Khi bạn bắt đầu sử dụng retinoid hoặc sử dụng retinoid không đúng cách, da có thể bị mẩn đỏ hoặc kích ứng. Mặc dù giống với phản ứng dị ứng nhưng những biểu hiện này đa phần không phải do da thực sự bị dị ứng với retinoid. Tình trạng này được gọi đây là viêm da do retinoid, một dạng kích ứng da.
Khác với phản ứng dị ứng xảy ra do đáp ứng miễn dịch, phản ứng kích ứng da không liên quan đến hệ miễn dịch.
Nếu bị dị ứng, bạn sẽ không bao giờ được sử dụng lại retinoid. Còn nếu chỉ bị kích ứng, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng retinoid nếu giảm lượng retinoid thẩm thấu vào da.
Cần làm gì khi bị dị ứng retinoid?
Dị ứng retinoid rất hiếm gặp. Hiện tượng mẩn đỏ, nóng rát, ngứa, châm chích và bong tróc da khi sử dụng retinoid đa phần là do kích ứng chứ không phải dị ứng.
Điều này có nghĩa là bạn vẫn sẽ có thể sử dụng retinoid nếu thay đổi cách sử dụng và kết hợp với các thành phần chống viêm, sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm phù hợp.
Khi da có biểu hiện bị kích ứng, hãy ngừng sử dụng retinoid vài ngày cho đến khi da trở về bình thường. Khi dùng lại, hãy bắt đầu từ từ để da thích nghi dần và tránh gặp phải tác dụng phụ.
Thực hiện theo các hướng dẫn trong bài viết này.
Khi gặp phải các tác dụng phụ khó chịu trong thời gian đầu dùng retinoid, đa số mọi người đều sẽ muốn ngừng và không muốn dùng lại nữa nhưng những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời. Những lợi ích mà retinoid mang lại cho da thực sự rất đáng để cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và kiên trì sử dụng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ
Có nhiều loại retinoid khác nhau với độ mạnh và nồng độ khác nhau. Retinoid càng mạnh và nồng độ càng cao thì càng dễ xảy ra tác dụng phụ.
Bạn có thể giảm thiểu tác dụng phụ của retinoid bằng cách sử dụng retinoid cùng với loại kem dưỡng ẩm thích hợp, thoa kem dưỡng ẩm trước retinoid, sử dụng các thành phần chống viêm và tránh axit hyaluronic, dầu chứa axit oleic và tẩy da chết.
Một số loại da dễ gặp phải tác dụng phụ của retinoid hơn. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng retinoid sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, nhất là khi mới bắt đầu dùng retinoid.
Da nhạy cảm dễ bị viêm hơn và có nguy cơ gặp tác dụng phụ của retinoid cao hơn.
Da khô không dùng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da cũng có thể bị tác dụng phụ khi dùng retinoid.
Người bị bệnh trứng cá đỏ (rosacea) nên thực hiện chế độ chăm sóc da chống viêm trong ít nhất một tháng trước khi bắt đầu sử dụng retinoid.
Biết rõ loại da của mình và thực hiện chế độ chăm sóc da phù hợp với loại da là một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu hoặc tránh các tác dụng phụ của retinoid.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải chọn loại retinoid phù hợp với loại da, sử dụng đúng cách và đúng thứ tự trong chu trình chăm sóc da. Kết hợp retinoid với sản phẩm thích hợp cũng giúp giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Thay da sinh học cho mặt
Tại sao retinoid gây kích ứng da?
Retinoid gây kích ứng da khi thẩm thấu quá nhiều vào da và kích hoạt các gen dẫn đến phản ứng viêm.
Những tác động tiêu cực này đa phần xảy ra khi:
- Mới bắt đầu sử dụng retinoid
- Sử dụng retinoid không đúng thứ tự trong quy trình chăm sóc da
- Sử dụng retinoid nồng độ quá cao
- Sử dụng retinoid không phù hợp với loại da
- Kết hợp retinoid với các thành phần không phù hợp
- Sử dụng retinoid cùng với serum axit hyaluronic
Không gặp tác dụng phụ có nghĩa là retinoid không hiệu quả?
Không phải ai dùng retinoid cũng gặp tác dụng phụ. Nếu bạn không gặp tác dụng phụ thì có thể là do bạn:
- Đang chăm sóc da đúng cách
- Sử dụng đúng loại sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm
- Có da khỏe (da khỏe ít có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của retinoid hơn)
- Đang sử dụng các loại retinoid yếu như retinyl palmitate, retinaldehyde
- Thoa retinoid sau kem dưỡng ẩm hoặc dầu
- Sử dụng retinoid nồng độ thấp
Cách khắc phục kích ứng da do retinoid
Nếu da bị kích ứng và bạn bị viêm da do retinoid, bạn cần chăm sóc làn da của mình bằng các thành phần có tác dụng làm dịu và phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ (không tạo bọt) và kem hoặc dầu dưỡng da có thành phần chống viêm.
Tránh những sản phẩm và thành phần dưới đây khi đang bị kích ứng hoặc viêm da do retinoid:
- Vitamin C (axit ascorbic)
- Cồn
- Toner và essence
- Tẩy tế bào chết
- Axit hydroxy (AHA và BHA)
- Chất ức chế tyrosinase
Sữa rửa mặt dịu nhẹ
Sử dụng sữa rửa mặt dạng dầu hoặc kem không chứa chất tẩy rửa mạnh và tạo bọt. Tốt nhất nên chọn sữa rửa mặt chứa thành phần chống viêm.
Kem dưỡng ẩm làm dịu da
Da khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi hàng rào bảo vệ da chứa thành phần làm dịu da.
Dầu làm dịu da
Các loại dầu có tác dụng làm dịu da như dầu argan có thể giúp làm giảm các triệu chứng kích ứng da, đặc biệt là nóng rát da và cảm thấy khó chịu khi rửa mặt bằng nước.
Bạn có thể thoa những loại dầu này sau kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da để giúp đẩy các thành phần làm dịu vào da.
Tránh steroid
Không nên dùng các loại steroid như hydrocortisone vì steroid có thể gây kích ứng trở lại khi ngừng sử dụng.
Sử dụng steroid trên da mặt cũng có thể gây mẩn đỏ, viêm da quanh miệng. Thay vào đó, hãy chọn kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da hoặc dầu dưỡng da chứa các thành phần làm dịu, chống viêm như dầu argan, chiết xuất rau má, hoa cúc hoặc trà xanh.
Kích ứng da cổ do retinoid
Da cổ nhạy cảm hơn da mặt và do đó dễ bị tác dụng phụ khi dùng retinoid hơn.
Nếu da cổ có cảm giác nóng rát khi thoa retinoid, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và thoa dầu dưỡng làm dịu da hoặc kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da.
Không mặc áo có phần cổ ôm sát để tránh cọ xát lên da cổ. Tránh chất liệu vải có bề mặt thô ráp như len. Che kín vùng cổ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm tẩy da chết nào trên cổ. Tình trạng kích ứng da cổ sẽ cải thiện sau 4 - 7 ngày.
>>> Xem thêm: Tế bào gốc exosome là gì
Cách sử dụng lại retinoid sau khi tạm ngừng
Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ do retinol hoặc các loại retinoid khác, hãy tạm ngừng sử dụng trong vài ngày. Khi da trở về bình thường, hãy bắt đầu dùng lại theo các bước sau đây:
- Sử dụng retinoid nồng độ thấp hơn (retinol 2x hoặc 0,025% là loại retinoid có nồng độ thấp nhất)
- Giảm tần suất sử dụng (dùng cách ngày hoặc vài ngày một lần)
- Thoa retinoid sau kem dưỡng ẩm
- Sử dụng retinoid cùng với các sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Cách ngăn ngừa tác dụng phụ khi dùng retinoid
Bên cạnh việc chọn loại retinoid phù hợp và sử dụng đúng cách, dưới đây là một số cách khác để tránh bị kích ứng và viêm da do retinol. Hãy nhớ rằng, loại sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm mà bạn sử dụng có ảnh hưởng đến nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do retinoid.
Các cách được bác sĩ da liễu khuyến nghị để giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng retinoid:
- Không sử dụng retinoid cùng với các sản phẩm tẩy da chết như tẩy da chết dạng hạt, axit hydroxy hoặc cọ tẩy da chết
- Tránh mặc áo bằng chất liệu thô ráp và có phần cổ ôm sát nếu sử dụng retinoid trên da cổ
- Ngừng dùng retinoid trong 4 ngày trước khi wax lông và chọn wax lạnh
- Thông báo cho bác sĩ hoặc chuyên viên về việc đang dùng retioid trước khi điều trị da mặt bằng laser, lăn kim vi điểm, mài da vi điểm, peel da và các phương pháp điều trị da mặt chuyên sâu khác. Những phương pháp điều trị này có thể gây tổn thương da nghiêm trọng nếu thực hiện trong thời gian đang sử dụng retinoid. Không nên thực hiện nếu da đang bị bong tróc hoặc mẩn đỏ do retinoid
- Ngừng sử dụng retinoid 2 ngày trước khi đi đến nơi có khí hậu khô
- Ngừng sử dụng retinoid 2 ngày trước khi phải ngồi máy bay trong thời gian dài (trên 6 tiếng)
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da khi ngồi trên máy bay
- Sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào bảo vệ da trong 1 - 3 ngày khi ở nơi có khí hậu khô hoặc cho đến khi da thích nghi với khí hậu, sau đó tiếp tục thói quen chăm sóc da bình thường
- Không bắt đầu tẩy tế bào chết trong thời gian mới sử dụng retinol. Sau khi bắt đầu tẩy tế bào chết, hãy chờ 2 tuần mới bắt đầu sử dụng retinoid hoặc ngược lại
- Chỉ sử dụng retinoid cùng với tối đa 1 sản phẩm tẩy tế bào chết
Khi nào nên ngừng sử dụng retinoid?
Ngay cả khi bạn đã quen với retinoid thì vẫn sẽ có những lúc bạn cần ngừng dùng retinoid. Thay đổi lối sống, hoạt động và thay đổi môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Ví dụ, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ do retinoid khi thời tiết chuyển lạnh, khô hanh, da thường xuyên bị cọ xát, mất nước, sử dụng chất rửa mạnh hoặc ngồi trên máy bay trong thời gian dài…
Ngừng sử dụng retinoid trong những trường hợp sau:
- Khi đang mang thai
- Khi di chuyển từ nơi có khí hậu ẩm đến nơi có khí hậu khô
- Sau khi tẩy da chết (ngừng retinoid trong 4 ngày)
- Sau khi peel da hóa học (ngừng retinoid 4 ngày)
- Sau phẫu thuật (chờ đến khi vết mổ liền hoàn toàn và có màu hồng nhạt, da không còn nhạy cảm (quá trình này mất khoảng 7 - 14 ngày). Mặc dù retinoid giúp tăng tốc độ lành vết thương nếu sử dụng trước khi phẫu thuật nhưng lại có thể khiến cho vết thương chậm lành hơn nếu sử dụng sau phẫu thuật. Vì vậy hãy đợi cho đến khi vết mổ lành hoàn toàn mới sử dụng lại retinoid.
- Trước khi wax lông bằng sáp nóng (ngừng retinoid trong 3 - 4 ngày)
- 2 ngày trước khi nhổ lông bằng chỉ (threading)
- Trước khi đến nơi có thời tiết quá lạnh (ngừng retinoid trong 3 - 4 ngày)
- Trước khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, ví dụ như trước khi đi leo núi hoặc tắm biển (mặc dù retinoid có thể bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời nhưng nếu sắp phải tiếp xúc với nắng liên tục trong thời gian dài, bạn nên để da chết trên bề mặt da để tạo thành một lớp bảo vệ da. Tốt nhất không nên tẩy da chết trước khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 giờ trở lên.
- Bị bệnh trứng cá đỏ và da có cảm giác nóng hoặc rát
- Da bị nóng rát hoặc châm chích
- Sắp phải tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng như chất tẩy rửa hoặc hóa chất mạnh.
Tóm tắt bài viết
Retinoid rất dễ gây tác dụng phụ trong thời gian đầu sử dụng. Nhưng dùng retinoid đúng cách, đúng thứ tự và kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da thích hợp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ
Retinoid là một nhóm hợp chất có nguồn gốc từ vitamin A. Retinoid là giải pháp hiệu quả để điều trị nhiều vấn đề về da khác nhau như mụn trứng cá, nếp nhăn và vết thâm. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, retinoid sẽ rất dễ gây tác dụng phụ.
Kem chốngnắng là sản phẩm số 1 trong việc ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, khi nói về việc cải thiện các dấu hiệu lão hóa đã xuất hiện trên da thì cần phải nhắc đến retinol và retinoid.
Khi nói đến chăm sóc da, hai thuật ngữ "retinoid" và "retinol" thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trên thực tế chúng không phải là một.
Retinoid là một thành phần chăm sóc da có rất nhiều lợi ích. Nghiên cứu thậm chí còn chứng minh retinoid là thành phần chống lão hóa tốt nhất. Nhưng chính xác thì retinoid là gì? Có những loại retinoid nào? Retinol và retinoid có gì khác nhau? Nếu bạn đang có ý định sử dụng retinoid thì bài này là dành cho bạn.
Nếu bạn bị mụn trứng cá cũng như nhiều người khác, có lẽ bạn đang tự hỏi những loại kem dưỡng ẩm nào tốt nhất cho mụn.
- 0 trả lời
- 2252 lượt xem
Bác sĩ ơi, da em trước bị dính kem trộn ghê lắm ạ. Bây giờ thì da em hết mụn rồi nhưng có nhiều thâm đỏ, lỗ chân lông to. Bác sĩ tư vấn giúp em cách khắc phục với ạ! Chu trình skincare của em: tẩy trang derladie, srm+toner hoa cúc Kiehls, kem dưỡng xanh của Klairs. Da em da dầu và nhạy cảm ạ Em cảm ơn ^^
- 0 trả lời
- 1103 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 1 trả lời
- 604 lượt xem
da ở chân, nách, tay và cả chỗ ấy của tôi bị ngứa, tôi đã mắc chứng bệnh này tầm vài năm và đã thử hết cách để chữa nhưng không khỏi. Những vùng da đó bị sạm lại như thế này. bệnh này có chữa được ko ạ. mong được bs tư vấn