Lưu ý quan trọng trước và sau khi nâng mũi
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Việc hiểu rõ, hiểu đúng những lưu ý quan trọng trước và sau khi làm thủ tục này sẽ giúp bệnh nhân sở hữu kết quả nâng mũi đẹp như ý và hơn hết là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bản thân.
Lưu ý trước khi nâng mũi
Mặc dù đây được coi là một tiểu phẫu những trước khi thực hiện bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sự cố, rủi ro đáng tiếc. Các chuyên gia khuyên rằng trước khi nâng mũi, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ về bác sĩ, dịch vụ và cơ sở thực hiện
Đảm bảo tìm hiểu và lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín, chuyên nghiệp, có đủ giấy phép hoạt động của các cơ quan chức năng. Bác sĩ thực hiện cho mình phải là người có trình độ chuyên môn cao, uy tín, được nhiều người biết đến và nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng đi trước.
- Đảm bảo sức khỏe tốt
Duy trì sức khỏe tốt, ổn định, không mắc các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường hay tim mạch. Cởi mở thông báo trực tiếp với bác sĩ về tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc, thực phẩm chức năng đã sử dụng trong thời gian gần đây. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng không nên làm mũi trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai, không nên ăn uống gì trước khi phẫu thuật trong vòng 6 giờ.
- Giữ tinh thần thoải mái
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thoái mái, tránh trường hợp quá căng thẳng, lo lắng vì có thể sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến quá trình hậu phẫu lâu hơn.
Lưu ý sau khi nâng mũi
- Bình tĩnh khi thấy mũi bị sưng tấy
Đừng quá lo lắng nếu vết thương bị sưng sau khi làm phẫu thuật, mức độ sưng sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như sự phức tạp của ca mổ. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày tình trạng này sẽ tự giảm dần.
- Không để vết thương dính nước
Vết thương luôn phải ở tình trạng khô ráo hoàn toàn, tránh nước rớt vào chúng. Nếu mặt bị bẩn chỉ nên dùng khăn ướt lau nhẹ, tuyệt đối không nên rửa mặt trực tiếp với nước.
- Chườm mát
Chườm mát liên tục trong 24 giờ để giảm sưng, tuy nhiên cần lưu ý không được để nước lạnh rơi vào vết thương bằng cách dùng một chiếc khăn bọc viên đá lại, cứ 10 – 15 phút chườm một lần.
- Chườm ấm
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể bị bầm tím, nhưng không nên lo lắng, chỉ cần thường xuyên chườm ấm vết bầm sẽ dần dần biến mất (lưu ý là sau phẫu thuật 4-5 ngày mới bắt đầu được chườm ầm).
- Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ
Mọi bệnh nhân đều phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật, không được tự ý mua thuốc bên ngoài, nếu có biểu hiện gì bất thường cần báo ngay cho bác sĩ biết, đồng thời duy trì tái khám đúng lịch hẹn.
- Kiêng cữ trong việc ăn uống
Mặc dù vết mổ nâng mũi khá nhỏ nhưng bệnh nhân cũng cần kiêng khem ăn uống để vết sẹo mau lành. Tránh ăn các thực phẩm có thể gây hình thành sẹo lồi như rau muống, hải sản… những loại thực phẩm khiến cho vết thương dễ bị mưng mủ và lâu lành như: thịt gà, xôi, lạc, các loại đồ ăn cay nóng và có tính kích thích, các loại đồ uống có cồn, gas…hay những loại thực phẩm làm cho da không đều màu như trứng và thịt bò.
- Tránh những tác động gây tổn hại mũi
Trong tuần đầu tiên, bạn cần tránh làm việc nặng, như mang, vác để hạn chế đổ mồ hôi cơ thể vì lúc này mũi vẫn chưa được ổn định chắc chắn, những va chạm có thể làm ảnh hưởng đến hình dáng của nó. Cũng không nên sờ nắn, không trang điểm để tránh động chạm và gây dính bám những thành phần trong mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến mũi.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên đeo kính trong tuần này vì gọng kính đè xuống có thể làm sóng mũi mới bị biến dạng. Khi ngủ cũng nên nằm ngửa, tránh nằm nghiêng hoặc nằm sấp, từ bỏ các thói quen xấu như ngoáy mũi, xì mũi trong thời gian này.
- Tránh ánh nắng trực tiếp
Với những bệnh nhân bị sưng tấy, cần phải tránh để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ra ngoài nên đeo khẩu trang và đội mũ cho đến khi hết sưng.
- Chú ý khi vệ sinh
Sau nâng mũi bệnh nhân nên tắm gội hết sức nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến vùng mũi cũng như vương nước lên vết mổ. Có thể sử dụng nước muối sinh lí (NACl 0,9%) để vệ sinh vì nó có tác dụng sát khuẩn và làm sạch vết thương rất hiệu quả.
Hi vọng với những lưu ý trên bệnh nhân sẽ bớt lo lắng và tự tin hơn trước khi phẫu thuật nâng mũi.
- 4 trả lời
- 3218 lượt xem
Tại sao một số bác sĩ lại khuyên bệnh nhân matxa mũi sau phẫu thuật nhưng một số khác lại phản đối việc này?
- 2 trả lời
- 1176 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi, nhưng vô tình bị hích khửu tay và bóng đập vào mũi. Mặc dù những tai nạn này không đủ mạnh làm gãy mũi nhưng không biết mũi chúng ta sẽ chắc khỏe như nào sau phẫu thuật và đã hoàn toàn lành thương? Tai nạn bất ngờ hoàn toàn có thể xảy ra và tôi không muốn mũi mình bị hỏng sau khi đã phẫu thuật
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?
Nâng mũi và cắt mí có thể nói đang là hai kỹ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay.
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
- 2 trả lời
- 2664 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8356 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 3250 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 3 trả lời
- 47393 lượt xem
Cho em hỏi là sau nâng mũi trong mũi em có lồi ra 1 cục nhỏ. Em sợ sụn giả lồi rồi đâm thủng niêm mạc mũi chui ra (giống như trong ảnh ạ). Như thế có phải là biến chứng không ạ?
- 4 trả lời
- 3571 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?