Xoa bóp matxa mũi sau phẫu thuật: có nên hay không?
Một số bác sĩ cho rằng matxa sẽ giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng qua đó đẩy nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân, tuy nhiên một số lại thấy việc này dễ gây ra các vấn đề ở mũi cho bệnh nhân hơn. Do đó, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân và tùy theo nhận định của từng bác sĩ mà họ có khuyên bệnh nhân nên matxa hay không. Cá nhân tôi cho rằng, matxa xa nhẹ nhàng đúng cách sau nâng mũi có thể phần nào giúp giảm sưng, nhưng xoa bóp quá mạnh có thể làm thay đổi khả năng lành thương của các cấu trúc trong mũi. Ví dụ các mảnh ghép sống mũi hoặc đầu mũi có thể bị dịch chuyển. Do đó, tôi thường ít khi khuyên bệnh nhân tự matxa sau nâng mũi, trừ một số trường hợp hiếm bị hình thành mô sẹo sâu. Trong trường hợp này tôi sẽ đề nghị họ matxa vị trí đó sau 2 tháng phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng sẹo mũi nếu cần thiết đều có thể được khuyến khích khắc phục bằng cách tiêm steroid.
Mỗi bác sĩ phẫu thuật sẽ có cách hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu khác nhau với từng bệnh nhân. Mục tiêu của matxa sau nâng mũi là nhằm giảm sưng, giúp nhanh lành thương. Tuy nhiên không giống như các vị trí khác, có rất ít hoặc thậm chí không có dịch tích tụ ở mô sưng vùng mũi. Do đó, một số người thì thấy matxa có tác dụng, một số lại không. Do đó việc quyết định có nên matxa hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào cách hướng dẫn của từng bác sĩ phẫu thuật. Cá nhân tôi thường thấy việc bệnh nhân của mình matxa xoa bóp mũi sau phẫu thuật thường dẫn đến nhiều vấn đề hơn là mang lại lợi ích.
Một số bác sĩ thường hướng dẫn bệnh nhân tự matxa mũi để giảm sưng, tuy nhiên tôi hiếm khi làm việc này vì không muốn bệnh nhân vô tình thao tác mạnh, làm lệch vật liệu độn gây lệch sống hoặc kích thích mô mũi trở nên nhạy cảm hơn.
Matxa các vùng phẫu thuật sau nâng mũi có thể được áp dụng vì nhiều lý do như giảm sưng tại chỗ và kiểm soát đường viền mũi. Bác sĩ có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để đạt được mục đích này như băng, nẹp hoặc matxa. Một bác sĩ nhất định có thể chỉ định một bệnh nhân cụ thể của mình matxa mũi trong quá trình hậu phẫu tùy theo loại phẫu thuật mà cô/anh ấy đã trải qua hoặc tình hình thực tế của cô/anh ấy. Tất nhiên để đảm bảo matxa không gây ra các vấn đề phức tạp nào thì bệnh nhân luôn phải đảm bảo làm đúng theo hướng dẫn cũng như khuyến nghị của bác sĩ.
1 năm sau phẫu thuật nâng mũi: đây là mụn trứng cá hay silicone nâng mũi bị nhiễm trùng?
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 4 trả lời
- 6712 lượt xem
Ngứa và nóng rát mũi 2 tuần sau phẫu thuật: có phải nhiễm trùng không?
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 5286 lượt xem
Đỏ đầu mũi sau 7 tháng phẫu thuật nâng mũi
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?
- 3 trả lời
- 4336 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Lòi sụn ở đầu mũi sau phẫu thuật 5 tháng
Chào bác sĩ tôi nâng mũi bằng silicone và sụn tự thân. Trông thì giống như một cái mụn nhưng bác sĩ chăm sóc da mặt cho tôi nói có thể sụn nâng mũi đang bị lòi ra. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được, tôi nên làm gì bây giờ? Lỗi là do tôi hay do bác sĩ? Có phải bây giờ vẫn còn quá sớm để chỉnh sửa lại?
- 3 trả lời
- 2259 lượt xem
Đại diện truyền thông của Lệ Quyên cho biết nữ ca sĩ mới trải qua phẫu thuật rút sụn mũi do nguy cơ gặp phải nhiễm trùng, hoại tử.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Chiếc mũi vốn được xem là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng nhất trên cơ thể con người, bởi thế mà ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp hài hòa với tổng thế khuôn mặt.