Không may tiêm botox vào tĩnh mạch thì có biến chứng gì không?
Bạn không cần phải lo lắng. Lượng botox dùng cho mục đích thẩm mỹ thường rất nhỏ, ngoài ra tĩnh mạch bị đâm trúng rất rất mỏng và rất có thể tĩnh mạch đó đã bị cắt đứt nên botox thực sự không được đưa vào mạch máu. Ngay cả khi nó được tiêm vào tĩnh mạch thì cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Có thể bạn sẽ chỉ có một vết bầm tím và sưng tấy vì tĩnh mạch đã bị đâm vào, nhưng vết bầm này sẽ sớm biến mất và không ảnh hưởng gì đến kết quả tiêm botox. Cảm giác đau nhẹ sau tiêm cũng khá phổ biến, có thể đơn giản là do từ chính các mũi tiêm, chườm đá sẽ giúp đỡ hơn. Đau đầu sau tiêm cũng thường gặp, nguyên nhân có thể là từ botox hoặc do bạn chưa quen với tình trạng cơ bị giãn ra, suy yếu. Tất cả những vấn đề này đều chỉ là tạm thời và không đáng lo ngại.
Nếu một lượng đáng kể botox được tiêm vào tĩnh mạch, thì trong trường hợp xấu nhất các vấn đề về hô hấp sẽ xảy ra (tuy nhiên tình trạng này rất hiếm). Nếu không việc tiêm trúng tĩnh mạch chỉ có thể khiến bạn bị bầm nhiều hơn bình thường, nhưng không vấn đề gì cả, vết bầm sẽ tự biến mất sau vài ngày và không ảnh hưởng gì đến kết quả tiêm.
Botox sẽ không gây ra vấn đề gì nếu vô tình được tiêm vào mạch máu, nhưng việc đâm qua mạch máu có thể gây sưng, bầm tím và đau kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Ngoài ra không có biến chứng nào được dự đoán từ việc botox đi vào máu do bệnh nhân chỉ thường được tiên một lượng rất nhỏ cho mục đích thẩm mỹ.
Xóa nếp nhăn vùng dưới mắt bằng tiêm Botox có được không?
Tôi bị các nếp nhăn ở vùng dưới mắt, nhưng bác sĩ da liễu của tôi và những người khác lại từ chối tiêm Botox vào vùng dưới mắt. Những nếp nhăn này xuất hiện khi tôi cười vì vậy tôi thấy rằng khi cười, má của tôi bị đẩy vào vùng mắt và hình thành những nếp nhăn này. Một chuyên gia khuyến cáo rằng, điều trị bằng công nghệ laze fraxel cũng không cải thiện được những nếp nhăn này. Tôi đã nghe nói một số bác sẽ sẽ tiêm Botox vào dưới mắt, điều này có thể không?
- 16 trả lời
- 13059 lượt xem
Tiêm botox điều trị các nếp nhăn dưới mắt có an toàn và hiệu quả không?
Xin chào. Tôi năm nay 27 tuổi, nữ và hiện có nhiều nếp nhăn dưới mắt. Tôi chăm sóc da cẩn thận. Tuy nhiên, dường như tôi không thể làm gì để ngăn cản sự xuất hiện của các nếp nhăn dưới mắt. Lớp trang điểm của tôi khiến chúng rõ hơn, chúng thực sự đang khiến tôi trông già đi. Liệu tiêm botox có điều trị hiệu quả và an toàn không? và nếu không được, thì phương pháp nào giúp xóa các nếp nhăn này?
- 13 trả lời
- 7835 lượt xem
Y tá có được tiêm Botox không?
Tôi đang suy nghĩ về việc tiêm Botox để xóa nếp nhăn trên trán nhưng tôi không biết người tiêm cần phải có trình độ hay chứng chỉ gì mới có thể tiến hành tiêm Botox được? Phải là bác sĩ tiêm hay y tá cũng tiêm được? Vì tôi thấy ở bệnh viện y tá là người được phép tiêm các loại thuốc và hóa chất thậm chí còn độc và nguy hiểm hơn Botox, và y tá cũng là người tiêm thuốc thường xuyên hơn so với bác sĩ.
- 21 trả lời
- 5871 lượt xem
Tiêm botox thon gọn hàm có an toàn không?
Tiêm botox vào cơ cắn để thon gọn hàm liệu có an toàn không? Tôi đã tìm hiểu nhiều về quy trình này nhưng thấy có khá nhiều vấn đề khiến tôi còn e ngại. Cụ thể là botox có thể làm giảm mật độ xương bất thường, điều này có đúng không và có ảnh hưởng về lâu dài không?
- 5 trả lời
- 1780 lượt xem
Có thể tập luyện sau khi tiêm Botox không và như vậy có làm giảm tác dụng không?
Sau tiêm botox tôi có thể tập luyện không? Liệu tập luyện có ảnh hưởng đến kết quả không?
- 11 trả lời
- 7692 lượt xem
Chân mày bị sa sụp, hạ thấp và bất đối xứng sau tiêm botox có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và có thể đi kèm với tình trạng sụp mí, nhức đầu dai dẳng...
Cười lệch, cười không tự nhiên hay không thể cười rộng hết cỡ là những biến chứng liên quan đến nụ cười phổ biến nhất ở bệnh nhân sau tiêm botox thon gọn hàm.
Tiêm Botox sử dụng trong thẩm mỹ đã được FDA chấp thuận trong suốt nhiều thập kỷ qua, rất an toàn cũng như không có các tác dụng phụ nghiêm trọng về lâu dài nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có đủ chuyên môn và kinh nghiệm.
Tiêm độc tố Botulinum A (bao gồm Botox, Dysport và Xeomin) là quy trình không can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất từ năm 2000. Năm 2014, có hơn 3 triệu quy trình được thực hiện.
Tìm hiểu về tiêm botox- bài đọc chuyên ngành giành cho bác sĩ