Khắc phục biến chứng lồi đáy vú và hai bầu ngực hơi dính vào nhau (symmastia)
Hi vọng những phụ nữ khác đang có ý định đặt túi độn lớn khi nhìn vào hình ảnh của bạn sẽ nhận ra được hậu quả không thể tránh khỏi khi đặt túi độn quá lớn.
Dù sau tôi cũng đã điều trị cho nhiều bệnh nhân giống trường hợp của bạn. Quy trình khắc phục cho tình trạng của bạn rất đơn giản: tạo ra một khoang chứa mới nằm dưới cơ và trên bao xơ cũ (hai lớp trước và lớp sau của bao xơ sẽ được khâu kín lại với nhau tạo thành một lớp mặt phẳng để đặt túi độn lên). Đây chính là kỹ thuật tạo khoang chứa " neosubpectoral".
Ngoài ra, có thể “gia cố” khoang chứa với phâu thuật treo sa trễ.
Tôi thích thực hiện đồng thời cả hai quy trình (thay túi độn nhỏ hơn và treo ngực sa trễ), điều này sẽ mang lại cho bạn cỡ vú nhỏ hơn và thoát khỏi tình trạng lồi đáy vú.
Về tình trạng hai bầu ngực dính nhau (synmastia), từ hình ảnh thật khó có thể xác định liệu có đúng là bạn đang bị tình trạng này không (có thể do kích cỡ vú khiến chúng chỉ hơi chạm nhau và cơ ngực vẫn bám vào đúng vị trí); bạn cần được bác sĩ kiểm tra để xem có đúng là bị chứng synmastia hay không. Nếu thực sự không phải thì chỉ cần thay đổi túi độn có kích cỡ nhỏ hơn, và hai bầu vú sẽ không còn chạm nhau nữa.
Nếu đúng là bạn bị synmastia và cơ ngực chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này thì rất khó có thể chỉnh sửa. Hãy tham vấn ý kiến của ít nhất 3 bác sĩ khác nhau. Khi chọn bác sĩ thực hiện cho mình, hãy chắc chắn họ đưa ra bằng chứng cho thấy họ đã thực hiện cho nhiều bệnh nhân có tình trạng tương tự như bạn. Ngoài ra bác sĩ cũng cần cho bạn xem các hình ảnh trước và sau mổ của những bệnh nhân đó. Không có hình ảnh tức là chưa từng thực hiện phẫu thuật.
Bạn cũng sẽ cần đặt các mũi khâu bên trong để chỉnh sửa tình trạng hai bầu vú hơi dính nhau và lồi đáy vú. Một số bác sĩ, bao gồm cả tôi, sẽ sử dụng vật liệu hỗ trợ như alloderm hoặc strattice để hỗ trợ khắc phục những vấn đề trên. Tuy nhiên việc này có thể rất tốn kém, và từ hình ảnh cũng như lịch sử điều trị của bạn tôi nghĩ là không cần sử dụng chúng.
Về tình trạng lồi đáy vú, hai bên bầu ngực của bạn có diện mạo khá tự nhiên, nếu bạn muốn cực dưới vú nhỏ lại, thì có thể thực hiện một quy trình nâng ngực chảy xệ với đường mổ dọc đứng hình cây kẹo hoặc quy trình thu gọn vú, tùy vào những mong muốn về lâu dài của bạn. Với vết sẹo ở núm vú cũ, bạn có thể thực hiện nâng ngực chảy xệ qua đường mổ quanh quầng vú. Tóm lại, hãy thảo luận với bác sĩ thẩm mỹ của mình, ông ấy sẽ nói cho bạn biết lựa chọn nào phù hợp nhất và kết quả đạt được sẽ ra sao.
1) gỡ bỏ hẳn túi độn/cắt bỏ bao xơ và khâu kín khoang chứa lại và chờ vài tháng rồi thực hiện nâng ngực hoặc
2) Gỡ bỏ túi độn, thu nhỏ khoang chứa và đặt túi độn có kích cỡ nhỏ hơn vào.
Đối với những quy trình thay đổi nhỏ về thể tích vú, thực hiện sau sẽ là lựa chọn thích hợp hơn. Còn đối với những quy trình thu gọn nhiều thể tích vú, hoặc trong các trường hợp xảy ra tình trạng symmastia hoặc lồi đáy vú thì cần được thực hiện trước, là quy trình chỉnh sửa chính. Chia các quy trình thành nhiều giai đoạn sẽ giúp đạt được hiệu quả sửa chữa tối đa, thắt chặt khoang chứa và tạo ra một khoang chứa mới phù hợp với kích cỡ bộ túi độn mới.
Ngoài ra, còn có một thông tin không hay khác về tình trạng của bạn. Có vẻ như các vấn đề như chứng dính vú symmastia, lồi đáy vú, túi độn nằm ở vị trí bất thường và túi độn có kích cỡ lớn hơn 350ml thường liên quan đến nhau. Túi độn có dung tích càng lớn càng có nguy cơ phải phẫu thuật chỉnh sửa trong tương lai.
Tôi nghĩ việc gỡ bỏ túi độn và chờ đợi có lẽ cũng chẳng tốt hơn vì dựa vào độ tuổi của bạn cũng như thực tế chưa một lần mang thai, làn da vú của bạn chắc chắn sẽ co lại rất tốt sau khi gỡ túi độn ra.
Cách khắc phục túi độn nâng ngực bị nhỏ
Tôi cảm thấy túi độn của mình quá nhỏ (tôi đặt túi nước muối size 275 cc được làm đầy thành 300 cc, đặt ở dưới cơ ngực). Có vẻ như bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã không tư vấn cho tôi chọn đúng kích cỡ. Tôi hiện vẫn mặc cỡ áo ngực cũ. Xin hãy cho tôi lời khuyên
- 20 trả lời
- 5906 lượt xem
Có phải là biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực?
Xin chào, tôi là phụ nữ 34 tuổi và đã phẫu thuật nâng ngực được 7 tuần. Kể từ khi phẫu thuật được 1 tuần tôi đã nghi ngờ vú phải của mình bị lồi đáy vú. Tôi khá gầy (nặng 59 kg, cao 1m63). Kích cỡ ngực trước khi phẫu thuật là 34A và đã được đặt túi gel silicon độ kết dính cao với độ nhô rất cao, size 330 cc. Hai bên vú của tôi trước mổ rất cân đối với nhau! Bác sĩ nói rằng tôi cần chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Ông ấy không nói tôi bị lồi đáy vú, vậy tôi có thể làm gì vào lúc này?
- 14 trả lời
- 3690 lượt xem
Đường mổ hình lưỡi liềm hay hình donut quanh quầng vú hay đường mổ dọc hình kẹo mút khắc phục ngực chảy xệ?
10 năm trước tôi đã phẫu thuật treo sa trễ kết hợp đặt túi độn bằng kỹ thuật đặt đường mổ hình donut quanh quầng vú, bây giờ tôi muốn thay túi gel silicone và treo sa trễ bằng đường mổ khác. Trong quá tình tham vấn, bác sĩ khuyên tôi nên thực hiện với đường mổ hình lưỡi liềm và đặt túi gel silicon 450 cc. Nhưng sau khi tìm hiểu về kiểu đường mổ này, tôi sợ sẽ không thể đạt được độ nâng mô như mình mong muốn. Ngoài ra, nó còn có nguy cơ gây biến dạng/kéo giãn quầng vú, tôi rất sợ điều này vì theo tôi quầng vú đã bị kéo giãn sau ca phẫu thuật đầu tiên. Tôi không thích vết sẹo dọc giữa vú nhưng sẽ chấp nhận nếu nó mang lại kết quả thực sự như tôi mong đợi.
- 10 trả lời
- 2769 lượt xem
Dùng lại túi độn cũ sau khi khắc phục co thắt bao xơ và cấy mỡ tự thân có được không?
Tôi mới thực hiện treo sa trễ kết hợp đặt túi gel silicone 375 cc. Nhưng 3 tháng qua vú phải đột nhiên trở nên cứng hơn, bác sĩ ban đầu của tôi không chịu giải quyết tình trạng này, nên tôi đã gặp một bác sĩ khác. Ông ấy nói sẽ phẫu thuật tháo túi độn ra, rồi cắt bỏ bao xơ, sau đó lại đặt túi độn đó vào. Theo ông, cặp túi độn của tôi hoàn toàn chất lượng, thậm chí còn chưa đến 1 năm “tuổi” và tôi rất hài lòng với kích cỡ vú hiện tại. Ông ấy cũng muốn cấy mỡ tự thân vào xung quanh túi độn. Các bác sĩ nghĩ sao về những điều này?
- 9 trả lời
- 1304 lượt xem
Biến chứng gò ngực kép hay là túi độn nằm sai vị trí?
Hình ảnh của tôi được chụp 1 tuần sau phẫu thuật. Tôi cao 1m78, nặng 68kg. Bầu ngực trái của tôi trước khi phẫu thuật hơi to hơn bên phải một chút do có sữa. Tôi không cho con bú cách đây 2 tháng ở vú trái và 4 tháng ở vú phải (nó không tiết sữa nữa). Theo hình ảnh thì điều gì đang xảy ra? Tình trạng này có tự cải thiện không? Bác sĩ phẫu thuật của tôi nói rằng mọi thứ trông rất tuyệt, nhưng tôi lo cho “cô gái” bên phải của mình, có vẻ như nó quá thấp và đang phát triển tình trạng gò ngực kép.
- 9 trả lời
- 2966 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.
Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực