Biến chứng gò ngực kép hay là túi độn nằm sai vị trí?
Hình ảnh trước khi phẫu thuật cho thấy nếp chân vú ở bên trái thấp hơn bên phải. Tiếc là, bác sĩ của bạn đã cắt tỉa quá mức nếp chân vú bên phải khiến túi độn bị rơi xuống, để lại cực trên vú kém đầy đặn như bạn thấy trên hình. Bạn bị biến dạng gò ngực kép và nếp chân vú bên ngực phải thấp hơn. Tình trạng này chỉ có thể khắc phục bằng một quy trình phẫu thuật chỉnh sửa, nhưng hiện vẫn còn quá sớm, hãy chờ ít nhất 4 tháng.
Thật tiếc, đúng là bạn bị gò ngực kép và có vẻ như nếp chân vú ở ngực phải của bạn bị hạ thấp do thao tác quá tay, do đó túi độn tụt xuống quá sâu. Một khi nếp chân vú được giải phóng, tách ra khỏi thành ngực, rất khó có thể kiểm soát được vị trí của nó. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng túi độn nằm sai vị trí và bất đối xứng giữa hai bên bầu vú. Tôi khuyên bạn nên mặc áo ngực hỗ trợ nâng đỡ để đẩy túi độn bên phải lên. Tuy nhiên, chắc chắn bạn sẽ cần một quy trình phẫu thuật lần 2 để nâng khoang chứa túi độn ở bên phải lên. Hãy đợi ít nhất 3 tháng trước khi thực hiện quy trình này.
Tình trạng của bạn chính là lý do tại sao cá nhân tôi hiếm khi thao tác hạ thấp nếp chân vú, thay vào đó tôi sẽ nâng bầu vú lên để đặt bầu vú vào vị trí phù hợp trên túi độn. Nếp chân vú tự nhiên của bạn chính là “rào cản” tốt nhất để túi độn không tụt xuống quá sâu, nhưng lại bị mất đi (tách ra) trong quá trình phẫu thuật ban đầu.
Có hai kiểu biến dạng gò ngực kép. Thứ nhất là khi nếp gấp chân ngực và túi độn ở cùng vị trí với nhau nhưng do không giải phóng đủ cạnh dưới của cơ ngực nên cơ đã kéo phần dưới của bầu vú lên và kéo theo da, tạo ra nếp gấp mới.
Trường hợp thứ hai là khi nếp gấp chân ngực bị giãn ra hoặc hạ thấp xuống (tách ra khỏi thành ngực) và túi độn tụt xuống quá thấp so với nếp gấp chân ngực ban đầu. Đôi khi có thể đồng thời xảy ra cả hai trường hợp.
Tình trạng của bạn có thể là trường hợp thứ hai và chắc chắn là do quá trình phẫu thuật, vì nó xảy ra ngay sau khi phẫu thuật. Trong thời gian này tôi thường yêu cầu bệnh nhân mặc áo ngực có dây đai đàn hồi để giữ túi độn và nếp gấp chân ngực nằm đúng vị trí trong hai tuần đầu sau phẫu thuật.
Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng, tình trạng này là do cắt tỉa quá mức nếp gấp chân ngực. Nếp chân vú cần phải được điều chỉnh thấp xuống cho phù hợp với túi độn tròn nếu khoảng cách từ núm vú đến nếp chân vú quá ngắn so với khoảng cách từ núm vú đến mép trong bầu vú (gần xương ức). Điều thực sự đã xảy ra với bạn là không cố định nếp gấp chân ngực vào thành ngực. Cách tốt nhất để kiểm soát điều này là sử dụng đường mổ ở chính nếp gấp chân ngực và khâu cạnh dưới xuống thành ngực và “gia cố” nó bằng áo ngực có dây đai đàn hồi trong 2 tuần.
Nguyên nhân khác có thể là do túi độn quá rộng, không vừa với chiều rộng vú, do đó, không nằm đúng vị trí của nó. Túi độn bên trái dịch lên một chút còn túi độn bên phải lại dịch xuống một chút.
Để chỉnh sửa, bệnh nhân nên đợi cho mô vú hồi phục và ổn định hoàn toàn, đảm bảo tình trạng này sau này không xảy ra ở bên ngực trái và cho phép mô vú điều chỉnh giãn ra cho vừa với túi độn quá rộng.
Để chỉnh sửa vị trí nếp chân vú, cần cắt bao xơ nằm dưới đường mổ ở nếp chân vú, khâu nhỏ lại bao xơ và sau đó khâu bám lớp da ở dưới nếp chân vú vào thành ngực bằng các mũi khâu đệm. quy trình này một lần nữa cần được “gia cố” bằng áo ngực có dây đai đàn hồi trong 2 tuần. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên xem xét chọn túi độn có chiều rộng nhỏ hơn.
Tôi thường sửa chữa nếp gấp dưới vú bị tách ra bằng một quy trình tại phòng khám dưới hình thức gây tê tại chỗ, nhưng đây là một quy trình rất khó về mặt kỹ thuật. Nhiều bác sĩ phẫu thuật sẽ không thực hiện. Hi vọng thông tin này giúp ích cho bạn.
Tôi khuyên bạn nên chỉnh sửa bao xơ bên dưới ở ngực phải bằng quy trình khâu nhỏ bao xơ với các mũi khâu vĩnh viễn. Quá trình này sẽ tiến hành loại bỏ một đoạn bao xơ ở phần dưới của khoang chứa túi độn. Hai mép của bao xơ sẽ được khâu dính lại làm một bằng chỉ khâu vĩnh viễn. Quy trình này giúp giảm kích cỡ khoang chứa, ngăn không cho túi độn ở bên ngực phải tụt xuống dưới, đồng thời cải thiện độ đối xứng giữa hai bầu vú cũng như vị trí của tổ hợp quầng – núm vú trên bầu vú trái. Hãy đảm bảo làm việc với một bác sĩ phẫu thuật có trình độ chuyên môn được chứng nhận và giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, quy trình khâu nhỏ bao xơ ngay cả khi được thực hiện tại thời điểm phù hợp nhất cũng không phải luôn đạt được thành công, do đó, bệnh nhân vẫn có nguy cơ cần chỉnh sửa lại.
Túi độn nằm ở vị trí bất thường lại là một tình trạng khác và túi độn có thể nằm quá thấp hoặc quá cao, trong trường hợp này, có vẻ túi độn của bạn nằm quá thấp trên thành ngực và điều này thường xảy ra nếu lớp cân cơ – lớp mô phủ lên cơ ngực, được mở ra xung quanh nếp chân vú quá nhiều, khiến túi độn “chạy” vào khoảng mở rộng đó và cũng làm cho khoảng không đó giãn rộng hơn. Không có cách nào khác ngoài việc phẫu thuật chỉnh sửa nếu túi độn nằm ở vị trí bất thường.
Có phải là biến chứng lồi đáy vú sau nâng ngực?
Xin chào, tôi là phụ nữ 34 tuổi và đã phẫu thuật nâng ngực được 7 tuần. Kể từ khi phẫu thuật được 1 tuần tôi đã nghi ngờ vú phải của mình bị lồi đáy vú. Tôi khá gầy (nặng 59 kg, cao 1m63). Kích cỡ ngực trước khi phẫu thuật là 34A và đã được đặt túi gel silicon độ kết dính cao với độ nhô rất cao, size 330 cc. Hai bên vú của tôi trước mổ rất cân đối với nhau! Bác sĩ nói rằng tôi cần chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Ông ấy không nói tôi bị lồi đáy vú, vậy tôi có thể làm gì vào lúc này?
- 14 trả lời
- 3690 lượt xem
Khắc phục biến chứng lồi đáy vú và hai bầu ngực hơi dính vào nhau (symmastia)
Tôi đã đặt túi gel silicone 700 cc dưới cơ ngực, nhưng bây giờ tôi muốn thay túi cỡ nhỏ hơn, khoảng 450 cc. Tôi có nên chỉnh sửa ngực xong và đợi 6 tháng đến 1 năm cho mọi thứ ổn định rồi mới thay cặp túi độn mới không. Tôi năm nay hơn 20 tuổi, không hút thuốc và chưa có em bé, ngực rất nhỏ trước khi phẫu thuật. Tôi có nên cùng lúc chỉnh sửa ngực và thay túi độn mới không? Tôi sợ như thế kết quả sẽ không “bền”. Tôi sẽ treo ngực sa trễ sau nếu cần. Quy trình nào sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho tôi? Tôi không ngại đợi một năm nếu như điều đó sẽ mang lại kết quả tốt nhất.
- 9 trả lời
- 2478 lượt xem
Biến chứng gò vú kép 1 tuần sau nâng ngực
Chào bác sĩ, tôi mới nâng ngực bằng túi độn được gần 3 tuần, sau phẫu thuật 5 ngày tôi thấy có một nếp gấp mới ở trên vết mổ nếp gấp chân ngực. Tôi có cảm giác túi gel silicon càng xuống thấp hơn thì nếp gấp vú mới này lại càng lên cao hơn. Bác sĩ của tôi không xác định được điều gì đang xảy ra. Bây giờ tôi nên làm gì?
- 2 trả lời
- 1700 lượt xem
Ngực biến dạng khi tháo bỏ túi độn
Tôi mới tháo túi độn 5 tuần trước. Từ đó đến giờ vết mổ ở nếp gấp chân ngực cùng với một phần cơ ở chỗ khe ngực cứ bị dồn vào giữa và kéo lên trên, khiến cho ngực tôi bị biến dạng mỗi khi cử động. Bác sĩ nói là do có nhiều mô sẹo ở vết mổ nên cần phải mát-xa. Bác sĩ cũng bảo là cơ ngực của tôi không có vấn đề gì cả. Sau một thời gian nữa liệu có hết không?
- 9 trả lời
- 1392 lượt xem
Lồi đáy vú và biến dạng cả hai ngực, đã chỉnh sửa 6 tháng
1 năm trước tôi có phẫu thuật đặt túi độn ngực. Cả hai túi đều 255 cc. Sau đấy 6 tháng thì phải phẫu thuật lần hai do bị biến dạng cơ ở ngực phải còn ngực trái thì bị lồi đáy vú và hơi xệ. Đến giờ, sau 6 tháng thì tôi thấy vấn đề vẫn còn, ngực phải bị biến dạng mỗi khi gồng cơ ngực và cảm nhận thấy túi độn bên trái bị gập lại mỗi khi cúi xuống. Tôi cảm thấy ngực rất lạ. Tôi có cần phẫu thuật lại không?
- 5 trả lời
- 1141 lượt xem
Một số biến chứng có thể gặp phải sau nâng ngực. Các biến chứng này có thể đến sớm hoặc một thời gian sau phẫu thuật.
Biến chứng gò vú kép sau đặt túi độn ngực do không xử lý đường chân ngực ban đầu sau khi tạo đường chân ngực mới
Lồi đáy vú là khi mô ở phần dưới của bầu ngực bị kéo giãn quá mức hoặc túi độn tụt xuống dưới, khiến núm vú nằm sai vị trí và hình dạng bầu vú bất thường.
Biến chứng xuất hiện nếp gợn sóng sau nâng ngực do mô ngực mỏng không che được biến dạng của túi ngực
Co thắt bao xơ là biến chứng thường gặp nhất sau nâng ngực, quan trọng là cần nhận biết các dấu hiệu để xử lý sớm