1

Hói đầu: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới
Hói đầu: nguyên nhân và cách điều trị Hói đầu: nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hói đầu là gì?

Hói đầu (còn gọi là chứng là chứng rụng tóc hói tiến triển Androgenetic alopecia) xuất hiện do yếu tố bẩm sinh di truyền và tác động lên nang tóc ở đầu.

Sở dĩ nhiều tài liệu cũng gọi nó là chứng rụng tóc ở nam giới là do hoóc-môn dẫn đến tình trạng rụng tóc hói này là loại nội tiết tố nam - androgen. Loại hoóc-môn nam này tồn tại cả ở nam giới và nữ giới, vậy nên cả hai giới đều có thể bị ảnh hưởng. Biểu hiện lâm sàng ở hai giới có sự khác nhau.

Rụng tóc hói thuộc nhóm rụng tóc khu trú, không gây sẹo, tức là nang tóc không bị phá hủy vĩnh viễn và vẫn có thể hồi phục. Loại bệnh này khiến tóc trưởng thành dần dần bị thay thế thành tóc tơ, làm trơ da đầu và dẫn đến hói đầu, khởi phát ở bất kỳ thời điểm nào sau dậy thì. Đây là kiểu rụng tóc phổ biến nhất ở nam giới, ảnh hưởng tới 30-50% nam giới khi đến tuổi 50.

Biểu hiện, triệu chứng

Hói đầu xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới với biểu hiện khác nhau.

Ở nam giới

  • Khởi phát từ từ, xảy ra sau giai đoạn dậy thì, có những người bị rụng tóc ngay từ thời thiếu niên, có những người phải về già mới bắt đầu bị rụng tóc.
  • Rụng tóc hình chữ M: tóc thường bắt đầu mỏng dần ở hai bên thái dương của phần trán, sau đó rụng đến phần đỉnh đầu.
  • Có đặc điểm khu trú: Chỉ rụng tóc ở đỉnh-trán, hai bên thái dương, còn vùng chẩm thì không bao giờ bị ảnh hưởng.

Ở nữ giới

  • Tóc thường mỏng dần bắt đầu từ đường rẽ ngôi tóc.
  • Tóc ở vùng nằm giữa trán và đỉnh đầu bị ảnh hưởng, đường chân tóc phía trước hiếm khi bị thay đổi như ở nam giới.
  • Tóc thưa trên toàn bộ đầu, nhưng phụ nữ hiếm khi bị hói hoặc hói toàn bộ đầu.

Cấu tạo và chu kỳ sinh trưởng của tóc

Cấu tạo

Tóc là cấu trúc bao gồm nang tóc và thân tóc. Keratin chiếm 70% thành phần cấu tạo nên thân tóc, tức là phần mọc ra ngoài da đầu, nước và chất béo là những thành phần còn lại. Trung bình một người có khoảng 100.000 đến 150.000 nang tóc trên da đầu, con số này không thay đổi trong suốt quá trình sinh trưởng.

Mái tóc của bạn có ba loại tóc cùng đồng thời tồn tại, đó là:

  • Tóc trưởng thành: Sợi dày, đậm màu, đường kính lớn hơn 0,06 mm và đâm sâu vào lớp mỡ dưới da.
  • Tóc tơ: Sợi mảnh, nhỏ, nhạt màu, đường kính nhỏ hơn 0,03mm và chỉ mọc sâu đến lớp trung bì.
  • Dạng tóc trung gian.

Sở dĩ có các dạng tóc khác nhau là do tóc mọc và rụng theo chu kỳ, nhưng chu kỳ của mỗi nang tóc lại không đồng nhất, dẫn đến sự tồn tại của nhiều loại tóc trong cùng một thời điểm.

Vòng đời của tóc

Tóc sẽ rụng và được thay thế theo chu kỳ. Một chu kỳ bình thường sẽ bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Anagen (giai đoạn tăng trưởng): Kéo dài từ 2-3 năm ở nam giới, 6-8 năm ở nữ giới. Tại giai đoạn này, tóc liên tục mọc dài với tốc độ 1 cm/tháng, thời gian của giai đoạn này là yếu tố chính quyết định độ dài cuối cùng của tóc. Tóc ở giai đoạn anagen thường chiếm 80-90% tổng số tóc trên đầu.
  2. Catagen (giai đoạn chuyển đổi): Khi giai đoạn anagen kết thúc, giai đoạn catagen bắt đầu. Nó báo hiệu kết thúc sự phát triển tích cực của tóc, các tế bào tóc gần nang lông bị cắt nguồn máu nuôi dưỡng và ngừng phát triển. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2-3 tuần. Tóc ở giai đoạn Catagen thường chiếm khoảng 1-5%.
  3. Telogen (Giai đoạn thoái hóa): Tóc Telogen thường chiếm 10-15% số lượng tóc trên đầu. Tóc ở pha Telogen sẽ rụng đi sau khi kết thúc giai đoạn này và một chu kỳ mới lại tiếp tục bắt đầu.

Có vẻ như thời gian của mỗi giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tại chỗ và các yếu tố di truyền. Mỗi ngày, có khoảng 50-100 sợi tóc rụng và được thay thế tự nhiên trên da đầu khỏe mạnh.

Cơ chế rụng tóc dẫn đến hói

Các đặc điểm chính của chứng rụng tóc ở nam giới là:

  • Sự thay đổi của các giai đoạn trong chu kỳ mọc-rụng tóc: Khiến sợi tóc mọc ngày một  ngắn, dần dần không nhô nổi qua da đầu.
  • Sự thu nhỏ nang tóc: Khiến sợi tóc ngày một mỏng.

Những thay đổi này dẫn đến thu ngắn độ dài sợi tóc, làm mỏng sợi, nhạt màu, giảm độ dày của mái tóc... dần dần dẫn đến hói da đầu mảng lớn.

Thay đổi thời gian các giai đoạn trong vòng đời của tóc

Giai đoạn Anagen sẽ bị ngắn lại sau mỗi chu kỳ, còn giai đoạn Telogen thì giữ nguyên như cũ hoặc kéo dài thêm. Điều này làm giảm số lượng tóc trong giai đoạn Anagen, tăng số lượng tóc trong giai đoạn Telogen, khiến số lượng tóc rụng tại một thời điểm tăng lên. Hơn nữa, độ dài của pha Anagen quyết định độ dài của sợi tóc, giai đoạn anagen càng ngắn thì sợi tóc càng mọc ngắn. Qua thời gian sợi tóc sẽ trở nên ngắn đến nỗi không thể mọc vươn ra khỏi lớp bì, để lại một hốc nang trống rỗng. Số lượng nang trống tăng lên tạo ra mảng hói da đầu rõ rệt.

Nang tóc thu hẹp

Nang tóc là sự kết họa của phần trung mô và ngoại bì. Phần ngoại bì (lớp da bên ngoài cùng) lõm vào bên trong lớp hạ bì và lớp mỡ dưới da. Thành phần trung mô là nhú bì, một tập hợp nhỏ các nguyên bào sợi chuyên biệt được bao bọc hoàn toàn bởi hành lông (hair bulb). Hành lông chứa tế bào mầm tóc (hair matrix), thứ sẽ mọc ra thân sợi tóc.

Đối với chứng rụng tóc ở nam giới, ngoài việc thay đổi về chu kỳ mọc tóc, thì còn có sự thu hẹp từ từ, có tiến triển của nang tóc. Qua nghiên cứu, người ta thấy tế bào nhú bì ở người bị hói tiết ra các yếu tố ức chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế bào nhú bì, góp phần làm chậm khởi phát giai đoạn anagen mới. Các yếu tố ức chế này có thể dẫn đến hình thành nhú bì nhỏ hơn, từ đó tạo ra những sợi tóc mảnh hơn.

Như vậy, sự thu hẹp nang tóc sẽ dẫn đến sợi tóc bé, không dày như trước. Kích thước thân tóc giảm từ 0,08mm đến dưới 0,06mm. Nghiên cứu các mô hình truyền thống cho thấy quá trình thu nhỏ nang tóc diễn ra từ từ, từng bước một; tuy nhiên, hiện nay người ta tin rằng quá trình này chuyển đổi đột ngột, một bước lớn, từ tóc dày sang tóc tơ. Dù là bằng cách nào, thì kết quả vẫn không thay đổi. Hiện tượng nang tóc co lại diễn ra giữa các chu kỳ mọc tóc thay vì bên trong một chu kỳ.

Những tác nhân gây ra chứng rụng tóc hói

Các yếu tố di truyền và hoóc-môn nam androgens đều đóng vai trò chính, gây ra chứng rụng tóc di truyền ở nam.

Yếu tố di truyền

Xu hướng gia đình đối với bệnh hói đầu và sự khác biệt về chủng tộc đối với tỷ lệ mắc đã được công nhận rộng rãi.

Các nghiên cứu đã xác định di truyền là nguyên nhân gây ra 80% các ca hói đầu. Các yếu tố di truyền làm thay đổi "độ nhạy cảm" của nang tóc đối với nội tiết tố androgen tự do trong máu. Những người có khuynh hướng mạnh thường bị hói ở độ tuổi thiếu niên, trong khi những người có khuynh hướng yếu có thể không bị hói cho đến khi họ 60-70 tuổi. Đây là kiểu di truyền đa gen, tức là có nhiều gen tham gia vào bệnh này. Mỗi gen chỉ có một tác động nhỏ, không đáng kể, nhưng kết hợp lại, chúng sẽ tạo ra các thay đổi có thể quan sát được.

Theo quan sát, người ta nhận thấy nếu một người có nhiều thành viên trong gia đình bị hói, thì nguy cơ họ bị hói đầu của họ càng tăng cao, không phân biệt là bên bố hay bên mẹ.

Hoóc-môn nam androgen

Androgen là nội tiết tố nam, nhưng cơ thể nữ giới cũng sản sinh loại hoóc-môn này. Vai trò của Androgen trong rụng tóc ở nam giới đã được khẳng định rõ ràng. Người ta nhận thấy, những bệnh nhân nam sau khi được điều trị bổ sung testosterone thường gặp chứng rụng tóc. Hay khi quan sát những con đực bị thiến thì thấy chúng không gặp chứng rụng tóc hói trừ khi được bổ sung testosterone.

Nồng độ DHT ở da đầu bị hói tăng cao hơn da đầu không bị hói. DHT (Dihydrotestosterone) là một loại androgen. Trong cơ thể nam giới, khoảng 10% lượng testosterone sẽ chuyển hóa thành DHT dưới sự trợ giúp của enzyme gọi là 5-alpha reductase. DHT một khi đã đi vào máu, có thể kết nối với thụ thể nằm trong nang tóc ở da đầu, khiến cho chúng co lại và mất dần khả năng nuôi dưỡng sợi tóc khỏe mạnh.

Tác hại của chứng rụng tóc hói

Tác động đến tâm lý của người bệnh

Tóc là một phần vô cùng quan trọng đối với hình ảnh của một cá nhân. Ý nghĩa quan trọng nhất của mái tóc liên quan đến việc tiếp xúc, quan hệ xã hội.

Theo khảo sát của nhiều người về chủ đề đàn ông hói đầu, có hơn 90% cho rằng đàn ông hói đầu kém hấp dẫn. Quan điểm tiêu cực hướng đến đàn ông bị hói đầu có sự tương đồng với hiệu ứng tâm lý mà bệnh nhân gặp phải, và nó có thể càng cản trở chất lượng giao tiếp xã hội của đàn ông mắc chứng bệnh này.

Nghiên cứu gần đây xác thực mức căng thẳng và lo âu cao ở người mắc bệnh rụng tóc, họ thường áp dụng biện pháp né tránh để đối phó.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý là đa số đàn ông mắc chứng bệnh này sống chung với nó khá dễ dàng và không chịu tác động tâm lý quá đáng. Còn phụ nữ khi gặp tình trạng này thì tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với đàn ông, bởi vì xã hội khó chấp nhận tình trạng hói đầu ở nữ hơn ở nam. Những bệnh nhân đi tìm sự giúp đỡ thường có xu hướng đau khổ về mặt tinh thần nhiều hơn và không hài lòng với những biện pháp điều trị mà họ đã trải qua.

Nhóm đối tượng dễ có những cảm xúc cực đoan nhất là:

  • Những người rụng rất nhiều tóc.
  • Những người bị rụng tóc khi còn trẻ.
  • Những người tin rằng chứng rụng tóc của họ đang tiến triển trầm trọng hơn

Bệnh nhân thường có những cảm xúc tiêu cực khi tới gặp bác sĩ, bao gồm: tức giận, lo lắng, tuyệt vọng, căng thẳng... Đây đều là những cảm xúc thường gặp, có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị và khả năng trao đổi, thấu hiểu giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Những bệnh có liên quan đến chứng rụng tóc hói

Tác động chính của kiểu rụng tóc này vẫn là về mặt tâm lý, tuy nhiên tình trạng hói đầu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da đầu ác tính và lành tính. Ngoài ra, chứng rụng tóc này còn có thể có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu. Hiện nay mức độ liên quan này vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Khi nào cần khám bác sĩ

Một người bình thường sẽ thay 50-100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu trong quá trình sinh hoạt, bạn  nhận thấy mức độ tóc rụng nhiều hơn bình thường, có cảm giác đau nhức hoặc khó chịu ở da đầu thì bạn nên đi khám để xác định chính xác vấn đề, nhất là đối với bệnh nhân nam.

Những biện pháp điều trị hói đầu

Kiểm soát tình trạng hói đầu

  • Hóa trang, đội tóc giả: Che dấu là biện pháp hữu hiệu để đối phó với tình trạng rụng tóc mức độ vừa và nhẹ. Đội mũ, đội tóc giả, rẽ ngôi mới, chải tóc để che đi phần bị mỏng, nối tóc, nhuộm da đầu cho đồng màu với tóc... là những biện pháp rẻ tiền, mà đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Các loại tóc giả hiện đại còn cho cảm giác giống thật, có thể tạo kiểu, gội tùy ý.
  • Kiểm soát bằng thuốc: Thuốc bôi Minoxidil và finasteride dạng uống là hai loại thuốc ngăn tóc rụng, nhưng chỉ có thể đảo ngược một phần hiệu ứng hói đầu. Bệnh nhân cần sử dụng liên tục để duy trì hiệu quả. Đáp ứng lâm sàng có thể mất từ 6-12 tháng mới trở nên rõ ràng, vì vậy tốt nhất bệnh nhân nên dùng ít nhất một năm trước khi quyết định có nên tiếp tục sử dụng hay không.
  • Dutasteride: Thuốc này có thể ức chế 5-alpha reductase loại I và II. Nó có tác dụng gấp 3 lần finasteride trong việc đối với với 5-alpha reductase loại I và hiệu quả gấp 100 lần đối với loại II. Có tác dụng giảm DHT đến hơn 90%, trong khi finasteride chỉ có hiệu quả khoảng 70%. Tác dụng phụ là giảm ham muốn, liệt dương và phì đại tuyến vú, giảm số lượng và kích cỡ tinh trùng, không gây loãng xương.

Các liệu pháp y học mới

  • Kháng Androgen bôi ngoài da: Thuốc kháng androgen đường uống đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị rụng tóc androgen di truyền ở nữ, tuy nhiên nó gây hiệu ứng nữ hóa ở nam giới. Vì vậy, người ta phát triển kháng androgen dạng bôi – fluridil- để điều trị cho bệnh nhân nam. Nghiên cứu cho thấy fluridil làm tăng tỷ lệ pha anagen và telogen, hiệu quả tối đa có thể đạt được sẽ xuất hiện trong vòng 90 ngày đầu tiên. Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra tác dụng phụ của nó lên ham muốn tình dục và khả năng trong phòng the.
  • Latanoprost: Kích thích sự phát triển của tóc bằng việc kéo dài giai đoạn anagen. Chất này có tác dụng lớn trong việc kéo dài lông mi và lông mày của bệnh nhân..
  • Kháng sinh và chống nấm dạng bôi: Chưa ai rõ vai trò của hiện tượng sưng viêm đối với chứng rụng tóc ở nam này.
  • Yếu tố tăng trưởng: Sự tăng trưởng và phát triển của các nang tóc bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tăng trưởng và cytokine. Sử dụng những yếu tố tăng trưởng này dù là ngoài da hay dưới bì, để kích thích mọc tóc sẽ là mục tiêu trị liệu được nhắm đến.
  • Điều trị bằng laser: Trong vài năm gần đây, sử dụng laser để điều trị rụng tóc đã trở nên rất phổ biến. Nó cũng được quảng cáo như một biện pháp ngăn ngừa đối với dạng hói đầu này. Vài nhà sản xuất cung cấp tia laser và nguồn sáng có bước sóng khác nhau và với các chế độ sử dụng  khác nhau. Mặc dù có bằng chứng cho thấy ánh sáng tia laser có thể kích thích sự phát triển của lông ở một số bước sóng, nhưng cơ chế sinh học để điều đó xảy ra vẫn chưa được xác định và thiếu dữ liệu lâm sàng từ các thử nghiệm đối chứng với giả dược trên quy mô lớn.

Các biện pháp phẫu thuật

Cấy tóc là biện pháp phẫu thuật vô cùng hiệu quả, giúp cho bệnh nhân lấy lại mái tóc đã biến mất. Với kỹ thuật tân tiến hiện nay, bệnh nhân không còn phải lo về việc nang cấy bị chết do thiếu máu.

Hai kỹ thuật cấy tóc phổ biến là: Cắt dải nang dọc (FUT) và FUE. Cả hai kỹ thuật này đều giúp đem lại kết quả tốt, nhưng ghép từng nang (FUE) có lợi thế là nó sẽ tạo ra một mái tóc dày, đẹp hơn. Ngoài ra, tóc để cấy càng dày thì độ che phủ tóc mỏng càng cao.

Sau phẫu thuật, nang tóc được ghép dường như ngay lập tức chuyển qua pha thoái hóa (Telogen). Vì vậy kết quả cuối cùng chỉ có thể được đánh giá đầy đủ sau phẫu thuật ít nhất ba tháng. Tất nhiên là ca phẫu thuật nào cũng có nguy cơ thất bại. Các lý do khác nhau giải thích cho việc mảng cấy tóc bị chết, bao gồm:

  • Kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật
  • Mật độ đặt mảnh ghép
  • Cách xử lý và chuẩn bị cẩu thả, và làm khô mảnh ghép trong khi chờ ghép

Da đầu bị thu nhỏ dẫn đến đầu không tự nhiên hơn với các vết sẹo do cắt rạch có xu hướng dễ nhận thấy hơn theo thời gian.

Kết hợp phẫu thuật, liệu pháp điều trị và dùng thuốc

Qua một nghiên cứu mở ngẫu nhiên, các nhóm song song, người ta phát hiện sự kết hợp của thuốc với các cơ chế hoạt động khác nhau sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Minoxidil và Finasteride bôi tại chỗ có thể là thuốc bổ trợ hữu ích cho phẫu thuật cấy tóc. Nếu không có liệu pháp y tế bổ trợ để ngăn chặn sự tiến triển của quá trình hói đầu, thì qua thời gian mái tóc có thể phát triển theo hướng mất tự nhiên.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng minoxidil bôi ngoài da trong giai đoạn tiền phẫu thuật có thể ngăn ngừa sự rụng tóc mà thường xảy ra từ 1 đến 2 tuần sau khi cấy ghép và tăng tốc độ tóc mọc lại. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác chứng minh tính hiệu quả của sự kết hợp các liệu pháp khác nhau.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị
Nguyên Nhân Gây Rụng Lông Mày Và Cách Điều Trị

Giống như tóc, lông mày cũng có thể bị rụng và thưa đi hoặc ngừng phát triển. Bạn có thể gặp phải vấn đề này vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân gây rụng lông mày và các phương pháp điều trị.

Hói Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hói Đỉnh Đầu: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hói đỉnh đầu có những nguyên nhân nào và cách điều trị như thế nào. Rất nhiều người quan tâm về vấn đề này, chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây...

Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân và cách điều trị
Rụng tóc từng mảng: Nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc từng mảng là bệnh có thể tự khỏi. Rụng tóc từng mảng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề thì cần phải có biện pháp điều trị để ngăn ngừa rụng tóc về lâu dài.

Rụng tóc sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị
Rụng tóc sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc sau sinh là một triệu chứng bình thường, có thể xay ra do thay đổi nội tiết tố

Bệnh nghiện nhổ tóc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh nghiện nhổ tóc: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nhổ tóc là bệnh có thể gặp ở mọi người, ở mọi lứa tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ và cách điều trị?
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1069 lượt xem

Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?

Mất một mảng tóc nhỏ trên đầu là do nguyên nhân nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3804 lượt xem

Tôi mới phát hiện ra đầu tôi có một mảng nhỏ không có tóc. Nguyên nhân là do đâu và tôi cần làm gì để tóc mọc lại?

Tôi nên làm những loại xét nghiệm máu nào để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc (giống như xét nghiệm chỉ số sắt, tôi không biết những loại khác)?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  858 lượt xem

Tóc tôi bắt đầu rụng nhiều từ 5 tháng trước cho đến nay, ba tháng trước tôi bắt đầu sử dụng Nutricap Keratine Vitality thì tóc đỡ rụng, không đỡ nhiều nhưng tốt hơn trước. Tôi thấy có một ít sợi tóc nhỏ mới mọc nhưng sau đó lại rụng, tôi muốn biết nguyên nhân.

Điều trị rụng tóc khi mới 18 tuổi
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1243 lượt xem

Em mới 18 tuổi mà đã bị rụng tóc nặng, thậm chí còn nhìn thấy cả mảng da đầu. Em cần làm gì để điều trị?

Điều trị rụng tóc trong thời gian dài không thấy cải thiện?
  •  4 năm trước
  •  4 trả lời
  •  1363 lượt xem

Tôi bị rụng tóc trong suốt 3 năm qua và đã thử nhiều loại thuốc nhưng vẫn không cải thiện được. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi biết phải làm gì bây giờ.

Video có thể bạn quan tâm
KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ 05:56
KH CẤY BIOHAIR HỖ TRỢ MỌC TÓC SAU CẤY TÓC TỰ THÂN Trị rụng tóc dứt điểm Biohair Số 1 Hoa Kỳ
Chỉ từ 3TR2Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầuTóc ngưng rụng >90% Khắc phục gàu, da đầu nhờn3 tháng tóc mọc chắc khỏe, bóng mượtKhông đau, Không sẹoQuy...
 4 năm trước
 1157 Lượt xem
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên. Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên. 01:34
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc hói đầu và giải pháp của khi gặp tình trạng trên.
- Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế là phòng khám về tóc duy nhất tại Việt Nam.- Tỉ lệ nang tóc sống sót lên tới 95%- Hoàn lại tiền nếu không đạt...
 4 năm trước
 1095 Lượt xem
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé. Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé. 01:16
Cùng Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế tìm hiểu về 7 cấp độ rụng tóc ở phụ nữ qua video nhé.
- Phòng Khám Cấy Ghép Tóc Y Học Quốc Tế là phòng khám về tóc duy nhất tại Việt Nam- Tỉ lệ nang tóc sống sót lên tới 95%- Hoàn lại tiền nếu không đạt...
 4 năm trước
 1034 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây